Dù đã được Toàn phởn đồng ý cho Ngọc Mi gia nhập nhóm ôn thi. Nhưng dường như ở nó vẫn còn một số điều mà tôi vẫn chưa hiểu hết được. Đơn cử như cái hôm lần đầu Ngọc Mi chở tôi sang nhà nó học. Toàn phởn có lẽ không có thiện cảm với Ngọc Mi và luôn tìm cách tránh xa nó. Ngay cả con bé cũng cảm nhận được điều này từ Toàn phởn khi tự động bỏ về ngay hôm đó.
Quyết tìm hiểu sự việc cho ra lẽ, ngay sáng hôm sau khi vào lớp, tôi chủ động đến hỏi chuyện Toàn phởn:
– Ê Toàn! Tao hỏi chút chuyện được không?
Toàn phởn đang ngồi cậm cụi chép bài, nghe tôi gọi, nó gấp tập lại phởn mặt:
– Sao, lại xin cho đứa nào nữa à?
– Không phải, tao tới để hỏi về Noemi!
Ngay lập tức Toàn phởn xám mặt, nó đưa tay bụm miệng tôi lại, còn ngón tay kia đưa lên miệng:
– Suỵt, chuyện đó để sau rồi bàn, ở đây nguy hiểm lắm!
Khi tôi còn chưa biết mô tê như thế nào, Bé Phương đang đọc bài nãy giờ bỗng cất giọng lạnh băng:
– Toàn đang nói cái gì đó, lo học bài đi chứ!
– À rồi, Toàn học ngay đây!
Nó nháy mắt ra hiệu cho tôi rồi lại tiếp tục cặm cụi chép bài như lúc nãy.
Nếu dùng một từ để tả vẻ mặt của Toàn phởn lúc này chắc chỉ có từ thảm là hợp nhất. Nhìn nó thảm bạo, bao nhiêu khí phách hôm qua nói chuyện với tôi nay bay hết ráo.
Tôi thì chẳng biết làm gì hơn đành quay lên tiếp tục công cuộc ôn thi của mình.
Mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế cho đến giờ ra chơi. Hôm nay có vẻ đến lượt bé Phương trực thư viện. Mặc dù nó đã thôi chức thủ thư nhưng vẫn còn là thành viên thường trực nên thỉnh thoảng vẫn lên sinh hoạt tại đó.
Khi con bé vừa đi khỏi, Toàn phởn mới thở phào khều vai tôi:
– Đó, nguyên nhân mày muốn biết đó!
Đang chống cằm dõi theo bé Phương, nghe Toàn phởn khều tôi đã dợm quay về phía nó nhưng lại một lần nữa tôi trố mắt nhìn bé Phương:
– Gì, do bé Phương á?
– Chứ gì! – Toàn phởn ũ rũ, trông cái bản mặt nó như vừa bị ai cấm vận, mà tôi đoán chắc người đó là bé Phương.
Dẫu vậy vẫn chưa đủ để tôi mường tượng sự việc:
– Mà do sao? Tao chưa hiểu lắm!
– Mày còn nhớ cái hôm cả nhóm đi thảo cầm viên không?
Đang buổi sáng đẹp trời nên đầu óc tôi vận hành khá trơn tru. Toàn phởn chỉ mới nhắc bấy nhiêu, trong đầu tôi đã bật ra ngay hình ảnh của buổi đi chơi thảo cầm viên hôm đó. Cái hôm mà bé Phương dường như bị Ngọc Mi hạ gục hoàn toàn về khoản ân cần và chu đáo.
Tôi ngó Toàn phởn, giọng ái ngại:
– Hông lẽ con bé Phương đang ghen với Noemi à?
– Uầy, cũng không hẳn là ghen. Kiểu như con gái hay tỵ nạnh với nhau đấy mày ạ! Chứ tao tuy ghét con gái thông minh nhưng cũng đâu đến nỗi ghét con nhỏ Noemi đó như mày nói!
– Ồ ra vậy! Tao hiểu!
Tôi chẹp miệng gật gù khoác vai Toàn phởn như hai thằng đàn ông cùng chung nỗi đau tinh thần.
– Con gái khó hiểu ghê mày há?
– Ừ mày!
– Đó giờ mày cũng khổ nhiều rồi há?
– Ừ mày!
– …
– …
– Hay chia tay mịa nó cho rồi!
– Cha mày!
Đang hồn bây phấp phới cùng Toàn phởn, bị nó khõ một cái tôi hoàn hồn vò đầu bức tóc, đập bàn thùm thụp như một chiến lược gia:
– Không thể để mọi chuyện diễn ra như thế này mãi được!
– Chứ mày tính xử sao, tao hôm qua vì cho con Noemi vào học mà bị bé Phương nhằn muốn chết này!
Toàn phởn nom vẫn rầu rỉ như kỳ vô phong. Thiết nghĩ không thể vì tôi mà để thằng bạn chí cốt này khó xử được, tôi chẹp miệng vỗ vai nó:
– Thôi mày cứ an tâm dưỡng thương đi, mọi chuyện cứ để tao lo cho!
– Được không mày, coi chừng lớn chuyện thêm bây giờ! – Toàn phởn ngó tôi dè chừng.
– Hề hề, yên tâm!
Tự nhiên tôi thấy vai trò giữa tôi và nó hoàn toàn bị đảo ngược. Tôi không còn rầu rỉ nhờ nó nghĩ cách mà mà chính nó đang rầu rĩ trông chờ vào kế sách sắp tới của tôi.
Nhưng mà thật ra tôi cũng không có kế sách gì ra hồn hết ráo. Với lại để khiến bé Phương thay đổi cách nhìn về Ngọc Mi, không còn cách nào khác ngoài khổ chủ phải tự thân vận động tức là chính Ngọc Mi phải đích thân ra tay.
Chính vì vậy, khi Ngọc Mi sang nhà, tôi không đi ngay mà gọi nó vào bàn kế hoạch tác chiến.
Nghe tôi kể về chuyện của bé Phương, con bé trầm ngâm:
– Ra mọi chuyện là như vậy à!
– Ừ, nên anh mới gọi em vào đây để bàn chuyện nè!
– Ừa, để em suy nghĩ đã!
Ngọc Mi tiếp tục trầm ngâm, lần này con bé để hẳn ngón tay lên cằm trong như một thám tử chuyên nghiệp đang suy nghĩ tìm cách phá án.
Và mãi đến một lúc sau, thám tử đó mới hí hửng rút chiếc điện thoại trong túi ra gọi cho ai như vừa tìm được manh mối gì đó:
– À, em Noemi đây!
– …
– Em muốn hỏi một chút về sở thích của chị Phương!
– …
– Dạ, là cuốn sách đó phải hông anh?
– …
– Dạ, em biết rùi, anh cứ yên tâm! Dạ, hì!
Con bé cúp máy và kèm theo đó là một nụ cười xinh xắn từ đôi môi chúm chím của nó.
Tôi ngệch mặt:
– Sao rồi em?
– Hì, đi thôi anh!
– Ơ, đi đâu?
Con bé vẫn tủm tỉm cười, đứng dậy khoác chiếc áo khoác đang treo trên giá vào tiện tay với lấy chiếc chìa khóa xe:
– Thì đi về nhà em!
– Về nhà em hả?
Mặc cho bộ dạng ngáo ơ của tôi, con bé vẫn không hề giải thích, chỉ nhẹ nhàng tung một mớ hỏa mù:
– Về nhà em rùi biết!
Thế là tôi lại phiêu du qua nhà Ngọc Mi thêm một bận. Con bé để tôi ngồi ở băng ghế đá ngoài cửa rồi lật đật chạy vào nhà một cách gấp rút.
Tôi cũng muốn đi vào nhà xem xét tình hình lắm nhưng lại sợ vào nhầm lúc con bé đang thay đồ hay tắm táp gì đó lại ăn cái xoong vào đầu thì khổ.
– Hì hì, xong rồi!
Ngọc Mi mang ra một cuốn sách dày cộm nôm có thể giết tôi nếu con bé chịu khó dùng tý sức quất mạnh vào đầu tôi một cú.
Nhìn quyển sách tôi ngán ngẩm:
– Gì đây, đừng nói em mang cuốn này lên nhà thằng Toàn đọc nghen!
– Hì, hông phải! Em đọc cuốn này rồi!
– Ơ, vậy mang theo làm gì?
Mặc cho tôi cứ đần thối ra, con bé cứ lắc đầu rồi kéo tay tôi:
– Đi thôi anh! Lên nhà anh Toàn thì biết!
Bị Ngọc Mi quay từ đầu này đến đầu khác, tôi cũng không thiết hỏi nữa, chỉ tò tò theo sau con bé hóng hớt tình hình.
Do loay hoay với cuốn sách ở nhà con bé nên bọn tôi đến nhà thằng Toàn khá trễ.
Lần này chỉ có Toàn phởn ra mở cổng. Nó nhát gừng:
– Sao rồi, chuẩn bị đâu vào đấy chưa!
– Hì, anh yên tâm! – Ngọc Mi mỉm cười tươi tắn.
Cả bọn giờ này đã tập trung đông đủ ở nhà và đang ngồi cặm cụi, tất nhiên là cặm cụi tán dốc nhiệt tình rồi. Không có vụ tụi nó cặm cụi học bài đâu.
– Ê, đi trễ quá mày, nãy giờ tụi tao học được cả chục câu rồi đó! – Vừa gặp tôi, Phú nổ vẫn chém vài câu như thường lệ.
Nhưng ngay lập tức, bọn nó đã dồn sự chú ý vào Ngọc Mi đang đi đằng sau tôi:
– Đù, nay có cả Noemi hả?
– Có bỏ về như hôm qua không vậy?
– Chắc không đâu!
Dù đang bị xì xầm bàn tán, Ngọc Mi vẫn đan tay lại nở nụ cười thật rạng rỡ:
– Dạ, em chào anh chị, từ nay em sẽ học cùng nên mong mọi người giúp đỡ em ạ!
Khỏi phải nói, cả thẩy đám Phú nổ đều đờ người ra nhìn con bé như bị hớp hồn từ đời nào. Quả thật, nhìn con bé giờ này dễ thương cực, ai bảo gì cũng dạ, ai nói gì cũng cười làm tôi cũng muốn đờ người theo. Và như vậy, Ngọc Mi đã bước đầu chiếm được cảm tình của đám Phú nổ một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, vẫn có một người ngoại lệ, đó là bé Phương. Vừa thấy Ngọc Mi, bé Phương đã cau mày, nó khẽ lườm Toàn phởn như ý rằng “Nhìn những gì mà Toàn đã làm đi!”.
Dẫu vậy mặc cho Toàn phởn đang căng như dây đàn, Ngọc Mi vẫn bình thản ngồi cạnh bé Phương cười tươi:
– Em ngồi cạnh chị nha!
Bé Phương không nói gì, nó xé một mảnh giấy rồi ghi vào đó đưa cho Ngọc Mi.
Cả đám Phú nổ khi nãy đã đờ mặt trước vẻ ngất ngây của Ngọc Mi nay còn đờ đẫn hơn trước biểu hiện lạ mà quen này của bé Phương.
Nói lạ mà quen là bởi lẽ điều này chỉ lạ với tụi Phú nổ mà thôi, còn với Toàn phởn và tôi thì đã quá quen với cách hành xử này của con bé rồi.
Chắc tôi vẫn chưa nói với mọi người về di chứng còn xót lại của bé Phương. Tuy con bé có thể nói chuyện bình thường, nhưng thỉnh thoảng nó vẫn thích ghi ra giấy hơn, nhất là đối với những người chưa thân thiết và những người nó không có cảm tình như bé Mi. Cơ mà nói di chứng thì không đúng lắm, đây chỉ là thói quen của bé Phương mà thôi.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100