Như một đều dĩ nhiên, cả hai đều nhìn tôi không chớp mắt. Dù có một chút mất bình tĩnh nhưng tôi vẫn rán nuốt cái cục đang mắc ở cổ họng xuống:
– Đây là chuyện do Phong quyết định, hai người không phải vì Phong mà cãi nhau đâu!
– Nhưng Phong, chị ta lại trách anh trong khi anh giúp chị ta đó!
Con bé nhíu mày chỉ về phía Lam Ngọc. Và để đáp lại, nàng cũng khoanh tay trước ngực gắt nhẹ:
– Chị không có trách gì, chỉ hỏi tại sao thôi! Em có phân biệt được giữa hỏi và trách không vậy?
– Được rồi, không cãi nhau nữa! Phong nợ Ngọc một câu trả lời, khi khác hãy nói chuyện được không?
Dù Lam Ngọ có đôi lúc nóng tính và lạnh lùng nhưng nàng vẫn là một cô gái thông minh và hiểu chuyện. Thế nên trước ánh mắt vang lơn của tôi, nàng chỉ thở hắc một hơi:
– Thôi được rồi, Phong cứ ở lại giải quyết việc của mình đi! Khi khác gặp!
Rồi nàng lẳng lặng bước ra khỏi quán. Theo sau là máy nhỏ con gái trong lớp từ dãy bàn phía bên hông. Có lẽ đội nữ đang ngồi uống nước trong quán này, vậy mà tôi không để ý tới, chỉ khẩn trương vào quán vào đưa tiền cho thằng Đức mà thôi.
Nhìn thấy bóng dáng nàng khuất dần ra khỏi quán, lòng tôi cũng buồn rượi nhưng đã nhẹ đi ít nhiều vì đã tránh được trận khẩu chiến long trời với con bé Mi. Nếu không, tôi không biết sẽ xảy ra chuyện gì tiếp theo.
Lam Ngọc đi rồi, tôi chỉ còn hai mục tiêu để giải quyết đó là thằng Đức và con bé Mi. Do vậy, tôi tiến tới thằng Đức nói khẽ:
– Mày đem số tiền về đi, nhớ thực hiện lời hứa đấy!
– Hề hề, máy cứ yên tâm!
– Khoang đã!
Thằng Đức vừa đi được vài bước đã bị con bé Mi chặn đầu. Nó dịch sáng bên trái, con bé liền bước sáng trái. Nó dịch sáng phải, con bé cũng bước theo. Tức quá đỗi nó đỏ mặt tía tai gắt gỏng:
– Cái gì nữa đây?
– Phải đó Mi, chuyện này về nha anh sẽ giải thích với em, để nó về đi!
– Không được, muốn nói chuyện thì cả 3 cùng nói chuyện!
– Hả, vậy tức là sao?
– Tức là cả cậu ta cũng phải về nhà mình!
Xưa nay các cụ thường khuyên khi lấy vợ đừng lấy vợ quá thông minh và sắc xảo. Lúc đầu khi nghe được tôi không tin đâu. Vợ giỏi thì mình được nhờ cớ sao phải sợ? Thế nhưng giờ đây tôi đã được nếm mùi chua xót đó. Ngọc Mi tuy chỉ là bạn gái trên danh nghĩa của tôi, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi trầy da tróc vẩy bao phen. Đơn cử như lần này. Chẳng hiểu tại sao Ngọc Mi lại xuất hiện ở chỗ của tôi giao tiền cho thằng Đức. Chẳng lẽ nó đã nghi ngờ tôi sao?
Câu hỏi đó của tôi không cần quá nhiều thời gian để trả lời. Sau khi về nhà, tất nhiên là có thằng Đức theo cùng nữa, con bé liền kéo tôi lên phòng nói chuyện mặc cho thằng Đức cứ í ới dưới sô pha. Biết làm sao được, con bé đã khóa cổng rồi, nó muốn trốn đi thì cũng phải nghỉ cách làm sao bưng chiếc xe đạp qua cái cổng sắt lia chia chông của tôi đã.
Về phần mình, khi vào phòng, con bé liền đóng xầm cửa lại, cau mày:
– Được rồi, đây là lúc anh thừa nhận mọi chuyện đấy!
– Ch… chuyện gì?
– Còn hỏi em nữa sao? Lúc ở quán, em đã nói đỡ cho anh trước chị Ngọc, bây giờ anh nên khai thật với em đi!
– Anh… anh…
– Không sao cả, em luôn đứng về phía anh. Nhưng anh phải nói sự thật cho em biết!
Chẳng còn cách nào hơn, tôi bèn ngồi xuống giường thở dài:
– Uầy, thì cái hôm đó ngoài điều kiện là con bé Tiên phải trên 8 điểm ra, nó còn bắt anh phải đưa 600 nghìn tiền trọ cho nó!
Vừa nghe, con bé đã sà đến gần tôi tròn mắt:
– Sao, đến tận 600 nghìn à?
– Ừ, anh đã vét hết tiền vặt tháng này đấy!
– Tên Đức này thật là… Hôm nay không phải em linh cảm có chuyện xấu nên đi theo anh thì không phát hiện được nhiều chuyện như thế này rồi! Để em xuống nói chuyện với hắn!
– Ơ này…
– Là em, chứ không phải chị Ngọc đâu, anh cứ yên tâm!
Câu nói của con bé để lại trong tôi một chút bâng khuâng tàn dư. Một đằng bảo vệ cho Lam Ngọc rằng em là một người nhiệt huyết nên cách giải quyết không giống người khác. Còn một đằng lại tán thành quan điểm của bé Mi, Lam Ngọc là một cô gái nóng tính, luôn giải quyết sự việc bằng tay chân. Nhưng Lam Ngọc trong lòng tôi từ lâu luôn là một cô gái cá tính, lạnh lùng nhưng đầy nhiệt huyết. Cái ý nghĩ nàng giải quyết mọi việc bằng tay chân liền tan biến đi không lâu sau đó theo những bước chạy của tôi xuống những bậc thang gập gềnh.
– Này, có thật là anh lấy số tiền đó trả tiền trọ chứ?
Giọng bé Mi cất lên thật lạnh lùng và dứt khoác. Em đang ngồi trên ghế sô pha trừng mắt chiếu những tia nhìn sắc lẽm vào nó.
– Nếu đã đến nhà của tao rồi thì tụi bây phải biết chớ?
– Mà anh cũng giỏi lợi dụng người khác quá nhỉ, anh Phong đã giúp dạy kèm bé Tiên, anh còn lấy tiền của anh ta nữa!
– Bất… bất khả kháng thôi! Nếu nó muốn tao không đưa danh sách lên trường thì phải mất tiền chứ!
– Liên quan dữ nhỉ?
Con bé tiếp tục trừng mắt nhìn thắng Đức muốn cháy da làm nó chẳng dám ngẩng đầu lên dù chỉ một lần. Có lẽ nó tưởng tượng mắt mình sẽ cháy thật nếu ngước lên nhìn bé Mi. Và cứ thế, con bé tiếp tục áp đảo nó:
– Trả lời thật đi, tại sao anh còn phải lấy tiền anh Phong?
– Thì…
– Anh liệu hồn thì trả lời thành thật còn không cho dù anh Phong có phải đứng cột cờ, tôi cũng phải khai bộ mặt tráo trợn của anh ra!
– Ê ê, không chơi kiểu vậy nghen!
Thằng Đức bị con bé Mi dọa cho xanh mặt thí đều muốn quỳ xuống lạy luôn con bé nếu không có tôi ở đây. Bây giờ có thời gian suy nghĩ, tôi mới chợt nhớ ra cái buổi chiều trước khi tôi qua nhà nó có tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa nó với một người nào đó trong văn phòng đoàn. Và cuộc nói chuyện đó có liên quan đến một nửa số tiền mà thằng Đức nhận được. Liệu chuyện đó có liên quan gì đến việc nó đòi tiền tôi hay không?
Nói là làm, tôi liền hỏi nó ngay:
– Này, có vẻ như có ai đó sai mày làm việc này phải không?
Như bị ai đó bỏ cục nước đá vào lưng áo, nó giật bắn lên trợn mắt nhìn tôi:
– Gì? Việc này là việc gì?
– Chẳng phải cái buổi hôm đó mày nói chuyện với vụ đưa một nửa số tiền sao?
– Mày… vậy ra hôm đó là tụi mày à?
– Nếu biết thế rồi thì tự giác khai ra đi!
Thằng Đức bỗng dưng im bặt. Mặt nó cuối gầm xuống như thể đang tìm một câu trả lời nào đó được viết dưới sàn. Tranh thủ khoảng lặng đó, Ngọc Mi thúc nhẹ vào tay tôi.
– Anh nợ em thêm môt lời giải thích nữa đấy!
Biết mình không thể làm gì hơn, tôi chỉ gật đầu miễn cưỡng cho qua chuyện để tiếp tục đợi câu trả lời từ thắng Đức. Và cuối cùng, sau một cái thở hắc thật mạnh, nó ngẩng đầu lên nhìn tôi với ánh mắt có phần vang lơn:
– Thôi được rồi, nhưng phải hứa là đừng nói chuyện này cho gia đình tao biết đấy!
– Được thôi, nếu mày kể thành thật!
Thêm một cái hít thở sâu nữa, thằng Đức chậm rãi:
– Người sai tao hại tụi mày chính là thằng Bảo đó!
– Cái gì? – Con bé Mi bỗng dưng mất bình tĩnh đập mặt hai tay xuống bàn – Anh nói ai?
– Tao nói thằng Bảo, thằng nhóc hay đi chung với con bé này đấy!
– Ơ, Mi!
Tôi hoảng hồn vội chạy đến đỡ lấy con bé khi nó thất thần ngã hẳn vào ghế sô pha. Cố gắng vực nó dậy, tôi hỏi khẽ:
– Em có sao không?
– Không sao, anh để em xử lí việc này nhé!
– Nhưng em có khỏe không?
– Anh đừng lo, em là Ngọc Mi mà!
Ngó thấy ánh mắt cương quyết của con bé, tôi không tài nào kiếm ra được một lí do để ngăn cản nó cả, họa chăng là vì nó vừa mới sụp xuống nhưng thế nào nó cũng sẽ nói là không sao. Thế nên, tôi đành buông con bé ra để nó tự xử lí vụ việc. Tôi lật đật vào bếp rót cho nó một ly nước, nó tu một lèo hết cả ly rồi hướng mắt về phía thằng Đức:
– Sao, anh kể tiếp đi. Bảo tìm đến anh khi nào?
– Cũng mới gần một tháng đây thôi. Nó mời tao ra quán nói chuyện rồi sao đó bàn về vụ thằng Phong!
– Bàn thế nào, anh cứ kể tiếp!
– Sẵn lúc đó tao đang cần tiền để trả tiền trọ nên đã đồng ý với nó!
– Chỉ vậy thôi phải không?
– Chứ còn sao nữa, nếu không thiếu tiền đến bước đường cùng thì tao cũng chẳng làm theo lệnh của cái thằng nhóc ấy làm gì đâu!
Theo như cách mà tôi thường giải quyết một vấn đề gì đó, khi thằng Đức thừa nhận hết mọi sự việc như thế này, việc đầu tiên có lẽ là tọng vào mặt thằng nó mấy cú rồi sang nhà bé Mi tọng nốt cho thằng Bảo mấy cú còn lại cho hả dạ. Nhưng hôm nay sao lạ quá, thằng Đức đang ngồi trước mặt nhưng tôi chẳng buồn co tay, cũng chẳng muốn nhúc nhích tẹo nào. Cả người tôi nặng chịch như có ai đó đặt tản đá vài chục kí lên người. Có lẽ việc mà tôi có thể làm giờ này là ngồi tựa hẳn ra chiếc ghế sô pha, nơi duy nhất tôi đang bám víu để tiếp tục nghe những gì thằng Đức nói:
– Tụi bây đã tới nhà tao cũng biết rồi đấy! Thiếu thốn đủ thứ, ba tao đi làm hồ bị gãy chân, nhà đâu có ai làm ra tiền ngoài tao được đâu. Mỗi tháng phải đóng tiền trọ rồi tiền học thêm của con bé Tiên nữa, làm sao mà tao lo hết được!
Rồi nó tựa lưng hẳn vào ghế, thở những hơi dài sọc đầy ưu buồn:
– Tụi bây nói tao sao cũng được, ác độc cũng được, nhẫn tâm cũng được nhưng chỉ cần gia đình tao yên ổn, thứ gì tao cũng làm!
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100