Nhìn nét mặt bẽn lẽn của con bé, tôi cứ muốn phá lên cười. Nhưng vì còn phải giữ bình tĩnh khích lệ con bé nên tôi nghiêm giọng:
– Đó, ngon lắm phải không?
– Um…
– Hề hề, thôi giờ cũng trễ rồi, mình về nghen?
– Um…
Không biết trong hột vịt lộn có bỏ thuốc gì vào không mà từ khi ăn đến bây giờ ngồi trên xe con bé cứ bẽn lẽn, khép nép mãi. Tôi hỏi gì thì cứ trả lời nấy mặc nhiên không nói gì hơn. Cứ như con bé chỉ được lập trình để trả lời câu hỏi của tôi không vậy. Chỉ khi tôi hỏi thẳng vào vấn đề con bé mới rụt rè trả lời:
– Em bị sao vậy, anh thấy từ lúc ăn hột vịt lộn xong tời giờ đó!
– Um… em thấy vui…
– Vui á?
– Đúng hơn là thấy hạnh phúc nên hông nói được lời nào hết!
Càng nghe càng thấy khó hiểu, tôi lại nghệch mặt:
– Là sao cơ?
– Hì, từ đó đến giờ mới có người dẫn đi ăn một món như vậy, em thấy vui vui!
– Chứ từ đó giờ em chưa ăn mấy món như thế hả, bánh trán trộn, gỏi cuốn chẳng hạn?
Viễn tưởng một cô bé thuần Việt như Ngọc Mi thì những món như thế này sẽ chẳng xa xa gì với em. Món hột vịt lộn thì tôi có thể bỏ qua do tính chất “kinh dị” nhưng những món còn lại:
– Hì, chưa… nội làm gì cho em ăn những món đấy!
Con bé đáp một cách khẳng khái và gọn gàng. Bây giờ thì tôi mới vỡ lẽ ra dù con bé có thông thuộc các món ăn quê hương đến mức nào thì nó vẫn chỉ là một cô tiểu thư bị nội mình suốt ngày bắt ở trong nhà giáo dưỡng. Chắc chắn những món ăn đường phố như thế này con bé vẫn chưa bao giờ tiếp xúc đến.
Giờ thì tôi đã hiểu con bé hơn. Nó không quá cao siêu như tôi tưởng tượng. Thảo nào con bé lại đa cảm trước nhưng góc khuất của Sài Gòn như vậy. Là vì dù con bé có thông minh đến nhường nào, học giỏi đến đâu. Đó chỉ là những kiến thức được nội kể lại và hoàn toàn chưa bao giờ được trải nghiệm. Người ta thường nói học phải đi đôi với hành, và hành bao giờ cũng rất khác với học. Và đây là lúc để con bé chiêm nghiệm những gì mình học được.
Vừa lúc này nhà của con bé cũng ở trước mặt. Tôi thắng xe lại chờ con bé xuống xe rồi cười tươi:
– Này Mi, nếu em muốn thì anh sẽ dẫn em đi ăn những món dân dã thường xuyên, được chứ?
Con bé đột nhiên nhìn thằng vào tôi. Ánh mắt nó bỗng long lên một thứ ánh sáng cực kì lấp lánh. Nó như ánh sáng phảng phất lên khi ta nhìn xuống một cái giếng sâu thẳm. Và không để tôi phải đợi lâu, con bé liền nở nụ cười thật tươi tắn trả lời tôi:
– Hì, tất nhiên là được rồi! Tất cả… nhờ vào anh đó!
– À ừ, hề hề! Thôi anh về nha!
– Ừ, anh về cẩn thận!
Con bé tươi cười chào tạm biệt mà đâu biết rằng mặt tôi giờ này đang đỏ như gất vì câu vừa rồi của con bé. Cảm giác như con bé vừa đặt tất cả niềm tin của mình vào tôi vậy. Và cứ như thế, tôi ra về trong một cảm giác cự kì khoan khoái và lạ lùng.
Trở lại chuyện của thằng Đức. Ngày hôm nay chính là hạn chót để tổng kết danh sách học sinh bị đứng cột cờ của tuần. Tính đến giờ phút này, tôi hoàn toàn vẫn chưa có cách để ngăn chặn thằng Đức nộp danh sách đó. Mọi thứ trong tay tôi có được chỉ là những thông tin vô ích từ gia đình của nó.
Biết làm sao được, tôi đã hứa với bé Phương là không được làm tổn hại đến gia đình của thằng Đức, thế nên tôi mới ngồi chổng vó trong lớp với thằng Toàn giờ này mà nhìn cảnh người qua lại một cách sầu bi vô cùng:
– Thôi, buồn làm gì mày ơi, đứng có lần chứ nhiêu đâu!
– Tao thì chả sợ gì rồi… – Tôi nhìn sang Lam Ngọc rồi nói khẽ với thằng Toàn – còn Lam Ngọc kìa, bị đứng cột cờ là hết làm chỉ huy cờ đỏ luôn!
– Uầy, tao hết cách rồi đấy, mày làm sao thì làm đi!
– Sặc, chẳng lẽ mày nở bỏ tao hả Toàn!
– Ừm, để xem! Cách thì cũng không phải là không còn…
Toàn phởn lại vuột cằm tỏ vẻ rất uyên thâm.
– Cách gì? Mày nói xem!
– Thì chặn đường uy hiếp nó chứ sao!
– Thôi đi, có chặn cũng như không chứ gì!
– Vì thì mua chuộc lại nó với số tiền lớn hơn thằng kia bỏra!
– Cái đấy càng chết, tao làm gì có tiền nhiều! Mày cho mượnha?
– Uầy… tao cũng không có nhiều!
Cứ như thế, 2 thặng lại lặp đi lặp lại cái vòng tròn bế tắcchẳng có một lối thoát nào. Lam Ngọc thì vẫn buồn rười rượi bầu bạn với cuốnsách. Tôi thì càng ngày càng chìm sâu vào hố đen tuyệt vọng đến nỗi giờ ra vềmà con bé Mi xuất hiện từ sau lưng tôi lúc nào chả biết:
– Hù, hết hồn chưa?
– Ơ, Mi hả?
– Anh sao thế, làm gì mà mặt bí xị vậy?
– Không có gì đâu, nay sao em xuống đây chi vậy? Không sợ ngườita nhìn ngó hả?
– Em quen rồi, có bị nhìn hay không cũng thế à!
– Ừ…
Tôi lại lầm lụi bước đi và con bé lại bước song hành với tôi. Thoạt sau nó cố đi nhanh hơn tôi một đoạn để nhìn lên vẻ mặt thất thần của tôi lúc này:
– Nè, có phải là anh vẫn đang lo chuyện của Đức không?
Biết mình không thể giấu con bé được lâu, tôi đành thở dài ra thừa nhận:
– Ừ, ngoài chuyện đó ra còn chuyện gì nữa đâu!
– Um… anh thế này em cũng hông vui được! Hay là mình đi đâu đó dạo cho khuây khỏa đi!
– Ừ, cũng được!
Dù là thế nhưng tướng đi của tôi chẳng khác nào cái bao cát được con bé kéo lê đi sền xệch. Mãi cho đến khi đạp xe trên đường cũng không thấy khá hơn là bao. Chừng như sợ tôi sẽ bị xe tông nên con bé nhích ga chiếc đạp điện chạy hơn tôi một khoảng:
– Nè, vui lên đi chứ, đi dạo với em mà!
– À ừ…
– Giờ mình đâu gì đây?
– Ừm… giờ thì ghé vào quán nước nào đó đi!
Vậy là tôi dẫn con bé vào một quán cà phê nhỏ nằm trên đường Lê Văn Lương. Sở dĩ tôi chọn quán cà phê này là vì ở bên trong có một phòng lạnh, từ đây có thể nhìn ra cảnh xe ngoài đường thông qua một tấm kính dày cộm, rất thích hợp để ngắm cảnh giữa cái nóng như thiêu như đốt của Sài Gòn vào đầu tháng 4 này.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100