Sau bữa sáng, Huy đến, dường như giữa Huy và Tiểu Quỳnh có một khoảng cách vô hình, tôi nhận thấy nét buồn trong mắt Huy. Yêu đơn phương một người mà không được đáp lại, cảm giác ấy tôi cũng từng trải qua, tình yêu vốn chẳng có đúng sai, thắng thua, chẳng ai có lỗi khi yêu hoặc không yêu một người. Lúc ngồi trên xe máy đợi hai nàng, tôi và anh ta nhìn nhau, không ai nói tiếng nào rồi tự nhiên hai thằng cười với nhau. Lúc một nàng ngồi lên xe, tôi vẫn không biết đó là Tiểu Quỳnh hay Trúc Quỳnh, chỉ là linh cảm, tôi hỏi.
– Trúc Quỳnh à?
– Ừm… sao ông đoán hay vậy?
– Hên xui mà – tôi nhìn quatiểu Quỳnh và Huy, nàng khẽ cười.
– Không ghen à?
– Cái gì mình được, sẽ là của mình thôi.
Sáng nay theo lịch trình của Trúc Quỳnh, chúng tôi sẽ thăm Thiền Viện Trúc Lâm, Hồ Tuyền Lâm, nghỉ trưa, chiều ghé qua thác Datanla. Đi cùng Trúc Quỳnh cũng có cái thú của nó, nàng tíu tít kể chuyện, chốc chốc lại hát vài câu. Con đường uốn lượn đi qua rừng thông, cành lá ru mình trong gió, những tia nắng xuyên qua tán lá rải xuống đường, vàng nhạt và lấp lánh. Bên đường thấp thoáng những bông hoa dại tím ngắt, li ti.
Chúng tôi đi cáp treo lên Thiền Viện Trúc Lâm, bên dưới là rừng thông, thành phố Đà Lạt lẫn trong những mảng xanh của vừa rau, cây cối, cabin đưa chúng tôi lướt trên những ngọn cây, đôi khi là ngang tầm, có thể nhìn rõ cả những trái thông màu nâu, cabin lên cao rồi lại xuống thấp, một cách êm ái và nhẹ nhàng.
Tiểu Quỳnh và Huy ngồi cạnh nhau nhưng chẳng ai nói với nhau câu nào, chuyện ấy cũng dễ hiểu, ranh giới giữa tình bạn và tình yêu rất mong manh, một khi đã vượt qua mà không đạt được kết quả thì rất khó quay lại, giữa hai người có một khoảng cách về mặt tình cảm. Huy muốn tình yêu còn Tiểu Quỳnh muốn tình bạn, tình anh em. Tất nhiên tôi không thích Huy tán tỉnh Tiểu Quỳnh, nhưng tôi hy vọng họ vẫn là anh em tốt của nhau, như trước đây, chính vì thế tôi cố tình không chen vào giữa họ, tôi đoán Tiểu Quỳnh muốn nói gì đó với Huy nên chọn cách ngồi cùng xe với anh ta. Không rõ hai người họ nói với nhau những gì trên đường mà giờ thành ra thế này.
Nhân lúc họ nhìn ra bên ngoài, tôi nháy mắt với Trúc Quỳnh, nàng hiểu ý ngay, chúng tôi bắt đầu song kiếm hợp bích tạo không khí vui vẻ.
– Ông chụp cho tui đi – Trúc Quỳnh tạo dáng.
– Cười lên… rồi okê… beautiful girl.
– Chị ba, anh Huy hai người cũng chụp một tấm đi.
– Ừ… đúng đấy chụp chung đi – tôi đồng ý ngay.
– Sao cơ – Tiểu Quỳnh nhìn tôi hơi ngạc nhiên.
– Hai người ngồi gần lại nào. – Trúc Quỳnh ra hiệu.
– … – Huy nhìn Tiểu Quỳnh như dò ý, nàng khẽ cười rồi nép lại gần.
‘Tách’ – bức ảnh Huy choàng tay qua vai Tiểu Quỳnh, lòng tôi có phần hậm hực nhưng từ lúc đó giữa chúng tôi vui vẻ hơn hẳn. Huy và Tiểu Quỳnh cũng tự nhiên cười nói với nhau.
Thiền Viện Trúc Lâm không hổ danh là một trong những công trình kiến trúc phật giáo lớn nhất cả nước, khuôn viên rất rộng lại nhiều bậc thang. Tôi và Huy mỗi thằng mang một cái ba lô, trong đó có gì, cơm trưa, nước uống, vài thứ linh tinh khác, chỉ có thể thôi mà đi một hồi cũng đuối lắm, không rõ cơm chay của các sư thầy ở đây có đủ calo không nữa. Khi hai thằng đang nghỉ mệt thì phía trên, cách đó mấy chục bậc thang hai cô nàng thay phiên nhau tạo dáng, chụp ảnh. Tiểu Quỳnh gọi.
– Hai người nhanh lên đi.
– Anh đến đây – Huy xốc ba lô chạy lên. Tôi cũng ngay lập tức đứng dậy chạy theo. Hai thằng như đang trong một cuộc thi thể hiện bản lĩnh với người đẹp vậy, kết quả Huy thắng, tôi vấp chân vào bậc thang, suýt nữa thì cạp đá, hú vía. Từ lúc ấy, tôi chẳng dại gì thi với Huy nữa.
Thiền Viện Trúc Lâm không có sự nguy nga, cổ kính như những ngôi chùa khác xong lại có vẻ đẹp của thiên nhiên, đứng trên cao có thể bao quát một vùng núi đồi rộng lớn, những đám mây trôi lững lờ trên những đỉnh núi xa và đặc biệt là mặt nước trong xanh của Hồ Tuyền Lâm, điểm đến tiếp theo của chúng tôi.
Để khám phá hồ, chúng tôi và một nhóm khách khác thuê thuyền đi dọc theo xung quanh hồ, rồi tiếp đến là cưỡi voi đi dạo trong rừng. Ngồi trên lưng voi chồng chềnh, lắc lư, vô cùng thú vị, Tiểu Quỳnh ngồi cạnh tôi, luôn miệng cười mỗi khi chú voi đưa chiếc vòi lên cao, khoái nhất là mỗi lần voi ta đủng đỉnh bước, chiếc yên bị nghiêng đi và Tiểu Quỳnh phải nép sát vào tôi, thừa cơ tôi ôm lấy nàng.
– Cẩn thận kẻo ngã.
– Hứ… ngã đâu mà ngã… tính lợi dụng phải không – nàng véo một cái.
– Ui da… Tại con voi chứ bộ… toàn trách nhầm người tốt thôi.
– Tốt quá ha. – Nàng vờ giỗi.
– Không tốt mà để Quỳnh đi với người ta… Hai người sao rồi?
– Quỳnh nói với anh Huy, chỉ muốn làm em gái anh ấy thôi… nhưng anh Huy không muốn… anh ấy còn nói sẽ không bỏ cuộc.
– Nếu là Minh… Minh cũng nói vậy… bọn con trai vốn cố chấp mà… dù có thất bại cũng phải nếm mùi đau khổ thì mới từ bỏ. Quỳnh đừng lo rồi anh Huy sẽ hiểu thôi, chuyện này đâu thể miễn cưỡng được.
– Á… – Con voi lại nghiêng mình, lần này Tiểu Quỳnh ôm lấy tôi.
– Cái này là tự nguyện nhé. – Tôi cười.
– Ghét.
Còn gì tuyệt vời hơn khi ăn trưa trên thảm cỏ bên hồ. Ăn xong, tôi và Trúc Quỳnh nằm nghỉ, trong khi Huy và Tiểu Quỳnh đi dạo. Dưới tán cây, lấp lánh những tia nắng, gió thổi nhẹ nhàng, mặt hồ gợn sóng lăn tăn, tôi ngắt một cọng cỏ ngậm lên miệng, ngắt một cọng khác, làm thành chiếc nhẫn cỏ rồi khoan khoái nhìn thành quả của mình, nhớ đến ngày xưa và Tiểu Vy. Bên cạnh Trúc Quỳnh gối đầu lên ba lô đã thiếp đi từ lúc nào, vài phút sau, cơn gió mát cũng đánh gục tôi.
Vừa mới chợp mắt thì có cái gì nhột nhọt trong mũi, tôi tỉnh ngủ, nhưng không mở mắt, thừa cơ tôi nắm lấy tay thủ phạm.
– Á… à… bắt quả tang rồi nhé. – Không biết vô tình hay cô ý mà Trúc Quỳnh nằm đè lên người tôi. Ánh mắt nàng chuyển từ vui sang ngạc nhiên rồi ngượng ngùng. Hai đứa nhìn nhau, khuôn mặt ấy, ánh mắt ấy đẹp đẽ, long lanh, tôi nghe tim mình đập thình thịch và mất mấy giây mới thả tay nàng ra. Trúc Quỳnh ngồi dậy, quay mặt đi, lấy tay vuốt tóc và im lặng.
– Ơ… tui… xin lỗi. – Tôi ấp úng.
– Không sao. – Nàng nói nhỏ – “Là tại tui” – cả hai đứa đồng thanh, không hiểu sao sự bối rối và ngại ngùng xâm chiếm tôi.
– Chuyện này… bỏ qua nhé.
– Ừm. – Nàng gật đầu.
– Mà đâu rồi nhỉ – tôi loay hoay tìm chiếc nhẫn cỏ – bà có thấy?
– Anh Huy và chị ba về rồi kìa… mình đi thôi – nàng quay lại thu xếp đồ đạc, tui cũng giúp nàng một tay.
Buổi chiều sau khi đi chơi ở thác Datanla, chúng tôi về khá sớm, nghỉ được một lát thì Tiểu Quỳnh đưa bà sang chơi nhà cô Tư, hai bác đi vắng chỉ còn tôi và Trúc Quỳnh ở nhà. Lúc tôi đang ngồi trên xích đu ngắm giàn tigon, Trúc Quỳnh vào gara, bắt ghế định lấy chiếc xe đạp thể thao.
– Cần tui giúp không? – Tôi đi lại phía nàng.
– Còn nói nữa… nhanh lên.
– Định đi đâu à?
– Đi vòng vòng thôi… đi cùng không?
– Ừ… chả lẽ để bà bỏ rơi ở nhà.
Thế là mỗi đứa một chiếc xe đạp, đi dạo thành phố. Đà Lạt về chiều, thanh bình và xinh đẹp, nắng vẫn ngập tràn, gió lạnh khẽ thổi qua từng con phố nhỏ.
– Này… tôi muốn giới thiệu cho ông một chỗ. – Nàng đạp xe song song với tôi.
– Ở đâu thế?
– Gần đây thôi, trên ngọn đồi phía trước.
– Ừ… đi.
Nơi nàng muốn đến là một ngon đồi cao, để lên đến đó chúng tôi đạp xe qua mấy con dốc, cuối cùng phải dắt bộ lên. Lối nhỏ lên đỉnh đồi, hai bên toàn hoa dại, chúng nở chi chít như một tấm thảm nhiều màu, tím, đỏ, vàng nhạt. Ngoài ra còn những bụi dã quỳ nối dài, mùa này dã quỳ không nở hoa, chỉ một màu xanh. Trên đỉnh đồi là một cây thông không cao lắm, tán lớn, tỏa bóng. Chúng tôi dựng xe rồi ngồi tựa gốc cây, từ trên đây có thể ngắm một góc thành phố.
– Kia là nhà thờ Con Gà… ông thấy không?
– Ừ… còn kia là Hồ Xuân Hương… Wao… Nơi này thật đẹp, sao bà biết chỗ này.
– Ông nội tôi thích vẽ tranh, chỗ này là nơi yêu thích của ông, lúc nhỏ, tôi thường theo ông lên đây, ông vẽ thành phố, vẽ hoa Dã Quỳ, có khi ông mang màu và giá vẽ lên đây nhưng không vẽ gì cả, ông chỉ ngắm thành phố.
– Bức tranh hồi sáng cũng là của ông vẽ cho bà à?
– Ừm ông vẽ lúc tôi mới vào lớp 10.
– Nhưng trong tranh có một anh chàng mà.
– Ông bảo một người thì buồn lắm, hai người đẹp hơn, giống như tình nhân vậy.
– Vậy mà bảo đó là chồng tương lai.
– Hi… nếu bây giờ là mùa đông… nơi đây sẽ toàn một màu vàng của hoa Dã Quỳ… đẹp lắm.
– Bà thích hoa Dã Quỳ à?
– Tui nghĩ mình giống Dã Quỳ.
– Ừ… có lẽ… xinh đẹp… ương ngạnh… mạnh mẽ… tinh khiết.
– Ông đang nói ai thế?
– Dã Quỳ.
– … – Trúc Quỳnh tủm tỉm nhìn lên bầu trời.
Chúng tôi yên lặng ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng, gió hát giọng của gió, hoa cỏ rì rào thì thầm, cành lá đu đưa trong nắng, những đám mây lững lờ trôi với nhiều hình thù kỳ lạ.
– Bà thấy đám mây kia không… bà nghĩ nó giống con gì? – Tôi chỉ tay.
– Con heo. – Trúc Quỳnh mỉm cười.
– Còn đám mây kia?
– Con… ưm… con vịt.
– Còn kia?
– Con… à không… một đứa bé.
– Hì… trí tưởng tượng của bà phong phú thật.
– Vậy đám mây kia hình gì? – Nàng hỏi tôi.
– Một trái tim.
– Hứ… có thấy giống đâu.
– Bà không thấy tâm thất trái, tâm thất phải, động mạch chủ à?
– Động mạch… Cái gì hả… chọc tui phải không. – Trúc Quỳnh vờ đánh tôi.
– Thôi… thôi… giỡn tí mà.
– Hứ.
– … – bất chợt tội nhìn vào mắt nàng, nó đang long lanh.
– Nếu ông được thay đổi một điều gì đó trong quá khứ, ông sẽ thay đổi điều gì?
– Không điều gì cả.
– Đừng trả lời nhanh thế chứ… nghĩ kỹ đi.
– Ừ… rồi… để tui nghĩ.
Tôi nghĩ về Thúy Anh, nếu ngày ấy nàng không đi du học, tôi và nàng có thành đôi? Tôi nghĩ về Quỳnh Chi, nếu như tôi viết lại chuyện tình đó, tôi và Quỳnh Chi có hạnh phúc, tôi sẽ không gặp Tiểu Quỳnh, không yêu nàng. Dù lựa chọn kết quả nào, cũng sẽ phải đánh đổi một kết quả khác. Con người của tôi hiện tại, không muốn đánh đổi Tiểu Quỳnh lấy bất cứ thứ gì.
– Không… tui không thay đổi gì cả… Còn bà thì sao?
– Muốn thay đổi chỉ một điều thôi. – Ánh mắt nàng đượm buồn và bí ẩn, sự cô đơn ẩn hiện trong cái nhìn xa xăm của nàng, buồn nhưng đẹp. Đôi lúc tôi lẩn thẩn nghĩ rằng nếu yêu Tiểu Quỳnh thì tôi cũng sẽ yêu cả Trúc Quỳnh, dường như trong họ có một phần của nhau và chính phần giống nhau ấy luôn làm tôi bối rối mỗi khi gần Trúc Quỳnh.
– Chuyện tình yêu à? – Tôi hỏi nhỏ.
– Ừm… tiếc là không thể quay ngược thời gian.
– Không thể về quá khứ được… còn bây giờ thì sao… Bây giờ làm lại được không?
– Có lẽ anh ấy có người khác rồi… tui cũng không xứng đáng.
– Đừng nghĩ vậy… phải cho tình yêu cơ hội thứ hai chứ.
– Tui không đủ dũng cảm… thật yếu đuối phải không? – Nàng khẽ cười.
– Không đâu… chỉ là thiếu chút tự tin thôi… biết đâu sau này bà tìm được người khác tốt hơn. Cuộc sống như một hộp sô – cô – la, sẽ không biết được mình chọn viên nào tiếp theo.
– … – nàng nhìn tôi, khẽ cười, hơi thẹn thùng vội vã quay đi.
– … – chúng tôi yên lặng một lúc lâu.
– Muộn rồi, mình về thôi. – Tôi lên tiếng.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86