Buổi họp có hai nội dung chính, một là lên lịch cho các hoạt động, hai là chia các nhóm để thực hiện các công tác. Có ba hoạt động chính, đầu tiên chúng tôi sẽ sửa chữa, hoàn thiện cơ sở vật chất của mái ấm tình thương, việc này do cánh đàn ông đảm nhân, các chị em sẽ lo phần bếp núc, sau đó là tổ chức hoạt động vui chơi cho các em, cuối cùng là tiến hành dạy học. Về việc dạy học cho các em chia ra các ngày 2 – 4 – 6 và 3 – 5 – 7, nhưng ai rảnh ngày nào thì đăng ký dạy ngày đó, tạm thời việc này để sau mới tiến hành đăng ký.
Mọi người tranh luận rất sôi nổi, chẳng hạn như việc sửa chữa như thế nào, nên mua sắm những gì cho mái ấm, chị em thì nêu ý kiến về việc đưa các em đi dã ngoại ở đâu, tổ chức những trò chơi gì, mọi ý kiến được anh Long và Tiểu Quỳnh ghi vào một cuốn sổ, sau đó mọi người biểu quyết để nhất trí. Cuối buổi họp một vấn đề lớn được nêu ra đó là kinh phí, toàn bộ tiền dùng để làm cơm từ thiện trong mấy tháng được dồn hết vào chương trình này nhưng anh Long vẫn lo sẽ thiếu, các bạn đề nghị sẽ thành lập một địa chỉ facebook để vận động các mạnh thường quân và gửi thư ngỏ đến một số công ty để xin tài trợ.
4h chiều và buổi họp của chúng tôi cũng kết thúc, như vậy là chủ nhật tuần sau sẽ bắt đầu, tôi đề nghị anh Long dẫn đến xem qua mái ấm để dự trù những thứ cần thiết cho việc sửa chữa. Mái ấm tình thương mà chúng tôi đến nằm ở quận B. T, nhìn từ cổng trông vào, mái ấm trông như 2 dãy nhà trọ, chính giữa là một khoảng sân, bọn trẻ đang chơi đá bóng. Cô Nguyệt, người mở mái ấm, niềm nở đón tiếp chúng tôi.
– Cậu Long, mừng quá… vào đi các cháu.
– Bọn cháu đến xem qua một lượt để chủ nhật tuần sau triển khai công việc.
– Ừ… các cháu cứ thoải mái xem đi – cô mở cánh cửa từng phòng cho chúng tôi.
Bọn trẻ ở đây khá dạn dĩ, chúng vòng tay lễ phép chào – “chào chú, chào cô”, nghe mà thấy thương.
– Con tên gì… mấy tuổi rồi? – Tiểu Quỳnh ôm một cậu nhóc hỏi.
– Dạ con tên Phúc… 7 tuổi.
– Phúc là cô đặt tên đó, chị của Phúc tên Hạnh, 12 tuổi… hai đứa trẻ theo bà đi ăn xin, một đêm mưa gió, bà hai đứa nhỏ bị xe máy quẹt phải gần ở ngoài ngõ, bị thương nặng không qua khỏi, cô đem hai đứa nhỏ về đây nuôi được nửa năm rồi… Hạnh lại đây chào mấy cô chú đi – cô Nguyện gọi cô bé đang nét sát bên tường, ánh mắt đầy ngờ vực và sợ sệt, em chạy vào phòng.
– Hạnh sao vậy cô? – Tiểu Quỳnh hỏi.
– Cô cũng không rõ nữa… nhưng nhiều người đến thăm bảo con bé có dấu hiệu của bệnh tự kỷ.
– Lâu chưa cô? – Tôi hỏi.
– Thì từ ngày cô đem hai đứa về nuôi, Hạnh đã vậy rồi. – Ánh mắt cô Nguyệt buồn bã.
Tiểu Quỳnh hôn lên má Phúc rồi để cậu bé chạy ra chơi bóng với mấy đứa nhóc khác. Anh Hùng và Trúc Quỳnh chia bọn trẻ thành hai đội, mỗi người một đội cùng bọn trẻ vờn trái bóng, tiếng cười rộn ràng cả khoảng sân.
– “Chuyền cho cô nào”
– “Ha… ha… chú có bóng rồi nhé”
– “Cản chú ấy lại”
– “Hi… Hí… cô ơi bóng nè”
– “Sút nè… vào rồi… vào rồi… yeah” – Trúc Quỳnh sút quả bóng vào khung thành được làm bằng cách đặt hai cái ghế hai bên, nàng vui sướng đập tay với mấy đứa nhóc, anh Hùng thì vừa cười vừa thở, bế một đứa nhóc lên vai.
Những gương mặt hồn nhiên, ngây thơ của bọn trẻ đều đã phải trải qua những hoàn cảnh thật đáng thương, nghe cô Nguyệt kể, Tiểu Quỳnh rưng rưng, nhưng nàng cố không khóc vì cô Nguyện nói ở đây chỉ nên có tiếng cười.
Một dãy phòng được làm nơi để bọn trẻ ăn ngủ, dãy phòng còn lại dùng để dạy học và là nơi bọn trẻ sinh hoạt. Những căn phòng khá cũ, tường vôi bong tróc, mái tôn có nhiều chỗ bị dột nữa, phòng học chỉ là một căn phòng với khoảng chục cái bàn gỗ gập ghềnh và một tấm bảng đen lớn. Cô Nguyệt là giáo viên duy nhất của các em, từ tập đọc cho đến làm toán, nhưng mình cô không sao dạy xuể ngoài ra còn thiếu nhiều sách vở và dụng cụ học tập, căn bếp của mái ấm cũng khá tồi tàn, những gì bọn trẻ ăn đều là do bà con tiểu thương trong chợ gần đó quyên góp, từ thịt cá cho đến gạo rau.
Khi được hỏi về chuyện đời cô Nguyệt kể hai vợ chồng cô không thể sinh con, nhưng khát khao làm mẹ và tình thương dành cho bọn trẻ đã khiến cô nghĩ đến việc nhận nuôi trẻ em mồ côi, từ một hai đứa, dần dần đến mấy chục “đứa con” gọi cô bằng mẹ, vợ chồng cô có một cửa hàng bán gạo trong chợ, nhưng đều do ông xã quán xuyến, cô hầu như chuyên tâm chăm lo cho mái ấm.
Về chiều bọn trẻ chơi nhảy dây, mấy đứa trẻ to xác chúng tôi cũng ham hố cùng tham gia, trong bọn Trúc Quỳnh nhảy giỏi nhất nàng chẳng vướng dây lần nào, trong khi Tiểu Quỳnh dính hoài. Lúc chúng tôi chia tay, cô Nguyệt và bọn trẻ xếp thành một hàng vẫy tay chào, thật là cảm động.
Tối hôm ấy, facebook của chương trình được thành lập, mọi người nói rất nhiều về mái ấm. Tôi theo đường link vào facebook của Tiểu Quỳnh, biết facebook cũng lâu nhưng đây là lần đầu tiên tôi khám phá nó, đầu tiên là thông tin, nàng sinh ngày nào – “cái này phải viết lại để còn chuẩn bị quà sinh nhật”, về sở thích – “cái này có thể khai thác lúc chém gió”, về các câu startup – “cái này là điều tra nàng có nói xấu mình không… hay giả sử nàng nói thích mình cũng nên”, về album ảnh – “cái này chỉ để ngắm”. Tiểu Quỳnh có rất nhiều ảnh và tấm nào nàng cũng xinh, nhưng khổ nổi nhiều tấm có cả hai chị em thì tôi đành chịu thua vì không biết ai là ai. Tôi để ý đến một tấm nàng chơi piano trong một không gian khá lãng mạn, hơi tò mò, tôi quyết định comment.
– “Ở đâu mà không gian lãng mạn vậy Quỳnh?”
– “Đây là Quỳnh chơi cho một phòng trà của chị bạn”
– “Nhìn giống sân khấu nhỉ?”
– “Sân khấu nhỏ thôi… Quỳnh thích được lên sân khấu lắm ^^”
– “Tuần này Quỳnh có chơi ở đó không?”
– “Thỉnh thoảng tối thứ 6… Quỳnh chơi ở đó vài bản góp vui thôi”
– “Vậy… thứ 6, Minh sẽ ghé xem Quỳnh biểu diễn nhé!”
– “Hi… rất hoan nghênh, vậy là Quỳnh có thêm một thính giả rồi”
Thứ 2 tại quán cafe…
Hôm nay khi đang tập pha cappuccino, tôi khẽ nhìn Tiểu Quỳnh, nàng nhìn tôi, tôi vội cúi xuống, lát sau khi đang lén nhìn nàng trang trí tách cappuccino hình một bông hoa thì nàng khẽ nói.
– Nhìn trộm gì đó.
– Đâu có… ai nhìn trộm chứ.
– Không phải chối đâu… biết tỏng rồi.
– Ờ… thì có nhìn.
– Đưa Quỳnh xem Minh trang trí như thế nào? – Nàng nhìn vào ly coffee của tôi.
– Được không?
Trên mặt sữa là hình một trái tim méo mó nhưng tất nhiên nó vẫn là một trái tim nhé, bên dưới là chữ M&Q.
– Chữ gì vậy? – Nàng ngạc nhiên.
– Chữ ký thôi mà.
– Tên Minh có chữ Q từ bao giờ thế – nàng khoanh tay, chau mày.
– Từ khi Minh học pha chế cà phê.
– Nhưng tại sao lại có chữ Q?
– Thì Minh thích thế… Hì.
– Hứ… Có ý đồ xấu – nàng mím môi quay lại trang trí tách coffee của mình.
Lát sau, vài vị khách mặt comple vào quán, trong số họ có người nói tiếng Nhật, một anh chàng khá điển trai bước thẳng lên quầy bar.
– Quý khách muốn dùng gì ạ? – Tôi hỏi, nhưng anh ta chỉ gật đầu rồi quay sang gọi thẳng Tiểu Quỳnh.
– Tiểu Quỳnh… em vẫn khỏe chứ? Anh nhớ em quá chừng luôn.
– Anh Huy… anh về khi nào vậy? – Nàng vui vẻ hỏi.
– Mới hồi chiều thôi, anh có mời mấy đối tác người Nhật đến để thưởng thức tài pha cà phê của em, tiện thể bàn về hợp đồng xuất khẩu hoa sang bên đó.
– Hi… anh hỏi xem họ muốn dùng gì để em pha nhé.
– Ừ… Hai bác khi nào về vậy em?
– Dạ… chắc cuối tháng Bảy ạ.
– Ừ… bác gái đi rồi, một mình anh và mẹ xoay sở ở công ty đuối quá.
– Hi… cảm ơn anh nhiều lắm.
– Thôi anh ra ngồi với họ đây.
– Dạ… – nàng mỉm cười.
– Ủa… quán nay cũng tuyển nhân viên nam sao em?
– Dạ không… đây là Minh, bạn em đến học pha cà phê thôi.
– Chào anh – tôi chủ động đưa tay ra.
– Chào cậu – anh ta bắt tay và cười một cách khách khí.
Anh ta vừa đi xong, tôi hỏi Quỳnh.
– Anh Huy là người trong công ty nhà Quỳnh à?
– Má Quỳnh và bác Lan, má anh Huy cùng thành lập công ty hoa, anh Huy là nhân viên bộ phận kinh doanh.
– Ừ… – tôi gật đầu.
Không hiểu sao nhưng tôi không ưa Huy. Lát sau, Tiểu Quỳnh bưng mấy tách café lại bàn của Huy, nàng chào xã giao bằng tiếng Anh với mấy vị khách rồi khẽ gọi Huy ra một góc nói gì đó. Hai người họ có vẻ khá thân mật và nhìn cách Huy cười âu yếm với nàng là đủ hiểu anh ta cũng có ý với Tiểu Quỳnh. Tôi phát hiện máu trong người như chảy nhanh hơn – “Cảm giác nhìn người mình thích nói chuyện thân mật với người khác chẳng dễ chịu chút nào”. Khi quay trở lại nàng tươi cười nói với tôi.
– Hi… Quỳnh vừa hỏi anh Huy về nguồn quỹ xã hội của công ty, anh ấy bảo vẫn chưa dùng đến nên Quỳnh đã nhờ anh ấy nói với bác Lan dành một phần cho mái ấm. – Nàng trông rất vui.
– Vậy à… thế thì tốt quá. – Tôi gượng cườì.
– Thật là vui quá, cũng may có anh Huy. – Nàng mỉm cười nhìn về bàn của Huy.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86