Bữa cơm của chúng tôi khá thịnh soạn, mọi người ngồi thành một vòng tròn, các em nhỏ và tình nguyện viên ngồi xen kẽ. Anh Hùng và Trúc Quỳnh ngồi gần nhau, ở giữa họ là một cô bé tết tóc hai bím khá xinh, vừa ăn vừa cười tươi. Theo như tôi thấy thì giữa anh Hùng và Trúc Quỳnh dù chưa gọi là thân mật nhưng Trúc Quỳnh đã không còn giữ khoảng cách như trước. Tiểu Quỳnh ngồi kế bên tôi, ở giữa là nhóc Phúc, luôn miệng gọi “cô Quỳnh”, “chú Minh” nghe mà yêu quá, ấy thế mà “cô Quỳnh” cứ ngại ngùng với “chú Minh”. Bữa cơm tối càng vui hơn khi bọn trẻ thi nhau kể về những hoạt động ở Đầm Sen. Nhìn những khuôn mặt non nớt, hồn nhiên, ai có thể nghĩ rằng chúng từng trải qua bao đắng cay của cuộc sống khắc nghiệt. Cô bé tên Hạnh, chị của Phúc ngồi cạnh cô Nguyệt vẻ rụt rè, ít nói, ai hỏi gì cũng chỉ gật đầu.
– Quỳnh ơi… Quỳnh thấy bé Hạnh thế nào?
– Quỳnh lo lắm, cô bé không thích giao tiếp với mọi người, lúc nãy tập hát cho bọn nhỏ, Hạnh chỉ đứng ở cửa chứ nhất định không tham gia.
– Có khi nào là bị tự kỷ thật không?
– Quỳnh cũng nghĩ vậy, không biết phải giúp cô bé thế nào nữa – Tiểu Quỳnh có vẻ buồn.
– Nếu là bệnh tự kỷ thì sẽ chữa được, bọn mình cần phải kiên nhẫn.
– Uhm… hy vọng sẽ giúp được cô bé – Tiểu Quỳnh xoa đầu nhóc Phúc.
Nhìn Phúc tự dưng tôi nhớ đến hai cô cậu bé ngày trước, tôi và Tiểu Quỳnh bắt gặp trên đường đi tặng cơm.
– Quỳnh còn nhớ hai đứa bé mà chúng ta từng tặng bánh bao không?
– Quỳnh nhớ.
– Không biết hai đứa nhỏ ấy bây giờ thế nào nhỉ?
– Quỳnh tin sẽ có những người tốt ra tay giúp đỡ chúng.
– Ừ… – tôi nhìn vào mắt Tiểu Quỳnh, đôi mắt em thật hiền từ.
Sau bữa cơm, đám con trai giúp chị em dọn dẹp xong thì ra hành lang hóng gió, trời vẫn mưa lâm râm. Tôi đứng tựa vào tường ngắm từng giọt nước rơi xuống từ mái hiên, tí tách. Tiểu Quỳnh mang bông băng và thuốc sát trùng ra chỗ anh Long, anh chia cho những bạn bị thương, còn tôi Tiểu Quỳnh tự mình mang đến.
– Tay Minh trầy chỗ nào đâu? – Nàng nhỏ nhẹ hỏi.
– À… trên ngón trỏ – tôi đưa tay cho nàng sát trùng vết thương.
– Có đau không?
– Không – tôi nhìn nàng khẽ cười.
Nàng đang định dán cái băng cá nhân thì đám bạn nhảy vô phá đám.
– “Ồ… xem hai anh chị ấy kìa”
– “Tao nghi từ lâu rồi”
– “Thiên vị quá đấy Tiểu Quỳnh… anh cũng bị thương mà?”
Tiểu Quỳnh xấu hổ, vội bỏ miếng băng dán vào tay tôi.
– Minh tự làm đi – nói xong nàng chạy vào phòng.
– Cái bọn phá đám này. – Tôi nghiến răng dọa tụi bạn nhưng lòng chẳng giận tí nào.
Nghỉ được một lát, chúng tôi lại bắt tay vào làm tiếp, đến 7h30 thì xong, cánh chị em sang phụ chúng tôi quét dọn. Sau đó cả bọn khiêng giường để vào vị trí cũ. Ngôi nhà của bọn trẻ được tân trang lại nhìn như mới, tất cả mọi người đều rạng ngời nụ cười hạnh phúc. Chúng tôi tập trung bọn trẻ trong căn phòng mới và tổ chức một buổi văn nghệ nhỏ. Đầu tiên, một cậu bạn đệm guitar, Tiểu Quỳnh ôm bé Phúc hát bài “Lòng Mẹ”.
‘Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối biển ngọt ngào.
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.’
Tiếng hát của Tiểu Quỳnh làm rung động tất cả trái tim chúng tôi, cô Nguyệt bế một cô bé, không cầm được nước mắt, cô bé hỏi cô.
– Mẹ ơi… sao mẹ lại khóc vậy?
– Không… mẹ đâu có khóc… sao mẹ lại khóc chứ. – Cô hôn mái tóc cô bé.
Sau đó một cô bé xong phong biểu diễn bài “Một con vịt” rồi một cậu nhóc khác hát bài “Hai con thằn lăn con”, chúng vừa hát vừa nhảy thật đáng yêu, mọi người cười ngặt nghẽo. Cuối cùng là tiết mục của Trúc Quỳnh, nàng biểu diễn một bản violin, đám nhóc vừa hiếu kỳ với chiếc đàn vừa mê mẩn tiếng đàn, chúng ngồi im lắng nghe. Tiếng violon dạt dào như sóng biển, dịu êm như lời ru, nghe ấm áp và nồng nàn. Từ trong góc phòng bé Hạnh bước lại đứng gần chỗ Trúc Quỳnh, trên môi cô bé bỗng nở một nụ cười, tôi lấy tay chỉ cho Tiểu Quỳnh xem.
– Hình như con bé thích chơi đàn.
– Ừm… Quỳnh cũng nghĩ thế, hay chúng mình tập cho bọn trẻ chơi nhạc nhỉ?
– Nghe hay đấy… bọn nhỏ sẽ thích lắm. – Tôi mỉm cười và nhìn Tiểu Quỳnh.
– …
– … – hai đứa bỗng im lặng.
– Sao thế? – Tôi hỏi.
– Có sao đâu? – Nàng nói nhỏ, chợt bối rối.
– Mai Minh lại sang học pha cafe nhé.
– Ừ… thì cứ sang đi – nàng khẽ cười.
Gần 9h, chúng tôi xin phép cô Nguyệt ra về, chỉ có cô và vài đứa nhóc ra tiễn, số còn lại có lẽ mệt sau một ngày vui chơi nên đi ngủ sớm. Chủ nhật tuần sau, chúng tôi sẽ trở lại để sửa sang phòng học.
Tối thứ 2, tôi đến quán cafe, vừa mặt tạp dề xong thì Tiểu Quỳnh ra quầy bar.
– Hôm nay đến sớm thế? – Nàng tủm tỉm.
– Đâu có sớm đâu – tôi gãi đầu.
– Hôm nay ôn bài cũ nhé… lần trước Minh pha cappuchino chưa đạt đâu.
– Ừ… mà Trúc Quỳnh có nhà không?
– Nghe nó bảo đi thu âm với nhóm nhạc – nàng vừa nói vừa mặc tạp dề.
– Cô Quỳnh ơi… có Bà Lan và cậu Huy tới chơi – chị giúp việc gọi nàng.
– Vâng ạ – Tiểu Quỳnh hơi ngạc nhiên – vậy Minh? – Nàng nhìn tôi ái ngại.
– Không sao đâu, Quỳnh tiếp khách đi, Minh tự ôn bài cũng được – tôi mỉm cười nhưng lòng không vui.
– Ừ… để chị chấm bài cho – Chị Thủy mỉm cười.
– Vậy lát nữa Quỳnh ra sau – nói xong nàng thay chiếc tạp dề và vào nhà.
Hơn một tiếng sau, tôi đang đứng ở quầy bar với chị Thủy, thẫn thờ nghĩ về Huy và Tiểu Quỳnh thì có mấy vị khách nam vào quán, hôm nay Xuân (nhân viên quán) nghỉ nên tôi làm giúp. Tôi mang cuốn menu ra bàn để order cho khách, vừa tới bàn của họ đã nghe thấy mùi bia, hình như họ vừa nhậu xong, tuy chưa say nhưng họ nói chuyện hơi to khiến mọi người chú ý, tôi nhắc nhỏ.
– Các anh ơi… nhỏ tiếng một chút được không ạ?
– “Sao… mày thấy tao nói lớn à” – một thằng giương cổ lên khiêu khích.
– Dạ… không… em đâu có ý đó – tôi cười giả lả.
– “Thôi được rồi… kệ nó”
– Quý khách uống gì ạ? – Tôi đưa họ cuốn menu.
– “Cho anh ly cafe sữa”
– “Tao nói cho tụi mày biết nhé, quán này có con nhỏ ngon lắm, điện nước miễn chê”
– “Mịa… có thấy nhỏ nào đâu, mấy em phục vụ nhìn chán chết mịa”
– ‘Không phải mấy nhỏ này, nhỏ khác kìa… nhưng sao hôm nay không thấy ta?
– “Cho anh ly cafe đá”
– Dạ vâng, quý khách đợi một lát.
Không biết tụi nó nói về Tiểu Quỳnh hay Trúc Quỳnh nhưng tôi nghe tức lộn gan, tay chân ngứa ngáy. Khoảng mười mấy phút sau, tôi mang mấy ly cafe ra cho khách ngồi cạnh hàng rào, vừa xong đi được mấy bước thì phía bên hàng rào có tiếng của Huy, tôi dừng lại, dỏng tai lên nghe ngóng.
– Tiểu Quỳnh.
– Sao thế anh?
– Tối mai em đi xem phim với anh nhé?
– Nhưng, mai em…
– Anh mua vé cho hai đứa mình rồi, nghe nói phim hay lắm… có em đi cùng anh sẽ rất vui.
– … – Tiểu Quỳnh không trả lời.
– Dạ… con về nhé. – Giọng một người phụ nữ, tôi đoán là bà Lan.
– Uhm… hai mẹ con về cẩn thận, Bác cảm ơn về món quà nhé – bà nội Tiểu Quỳnh.
– Có gì đâu bác, rảnh con lại ghé sang chơi. – Bà Lan.
– Bác về ạ – Tiểu Quỳnh.
– Hai đứa đang tâm tình gì ở đẩy thế? – Bà Lan cười.
– Dạ… con mời Tiểu Quỳnh đi xem phim. – Huy.
– Cái thằng này, suốt ngày nghĩ đến người khác – bà Lan cười.
– Đi xem phim hả… uhm… hai đứa đi đi – bà nội Tiểu Quỳnh.
– Nhưng Tiểu Quỳnh chưa đồng ý bà ạ. – Huy.
– Sao thế cháu… sao không đi chơi với Huy? – Bà nội Tiểu Quỳnh.
– Dạ… cháu sẽ đi với anh Huy ạ? – Tiểu Quỳnh ngập ngừng.
– Phải thế chứ… Bác có thấy tụi nhỏ đẹp đôi không? – Bà Lan.
– Ừ… đẹp đôi lắm – bà nội Tiểu Quỳnh.
Tôi thở dài buồn bã.
– “Này cậu gì ơi… sao bàn này chưa có đồ uống vậy?” – Khách gọi tôi.
– Dạ… xin lỗi… có ngay đây ạ.
Vừa quay lên định mang cafe cho khách bàn bên trên thì gặp cái thằng say bàn lúc nãy, dáng đi của hắn có vẻ say, tôi cố né sang bên nhưng hắn vẫn đâm vào, hai ly cafe nóng trên khay ụp cả vào người hắn.
– Ah… nóng quá… cái thằng điên này – hắn la lên, giũ cái áo liên hồi.
– Anh có sao không… xin lỗi… tôi không cố ý – tôi quýnh quíu không biết làm gì.
– Mày còn nói thế à – hắn tiện tay vả vào mặt tôi cái ‘chát’, tôi không né kịp, nghe răng môi va vào nhau đau điếng.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86