Truyện sex ở trang web truyensex68.com tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả các truyện sex 18+ ở đây đều chứa nội dung người lớn, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi truy cập vào trang web chúng tôi để đọc truyện.

Phần 71

Sáng Chủ Nhật, các thành viên trong câu lạc bộ đến mái ấm từ sớm, Tiểu Quỳnh, Trúc Quỳnh, và anh Hùng cũng có mặt, vừa thấy chúng tôi đến, mấy đứa nhỏ từ trong phòng túa ra sân, mặt mũi hớn nhỏ, chúng cười nói chạy nhảy làm không khí vui như ngày hội.

Thoạt đầu tôi không phân biệt được hai chị em Quỳnh, cho đến khi Trúc Quỳnh tươi cười bắt chuyện.

– Chào…

– Ừm… Hi.

– Chị hai tôi kìa sao không tranh thủ đi, còn ngồi đây. – Nàng nheo mắt cười.

– Tôi biết rồi – tôi mỉm cười nhìn về Tiểu Quỳnh, dưới chân nàng một chú nhóc nũng nịu gọi “cô Quỳnh”… “cô Quỳnh”. Tiểu Quỳnh cúi xuống bế cậu nhóc lên hỏi chuyện. Vô tình cái nhìn của chúng tôi gặp nhau, nàng khẽ cười.

– Trúc Quỳnh phải không? – Anh Hùng gọi.

– Dạ – nàng gật đầu.

– Hì… Chút nữa là anh nhận nhầm… hôm nay đưa bọn trẻ đi Đầm Sen nước hay khô?

– Dạ… Đầm Sen nước.

– Chắc bọn nhỏ sẽ thích lắm. – Anh Hùng khẽ cười nhìn nàng.

Tôi đứng dậy nhường “chiến trường” lại cho anh Hùng và tiến về phía Tiểu Quỳnh.

– Phúc phải không con? – Tôi hỏi chú bé. Tiểu Quỳnh đặt cậu nhóc xuống đất.

– Dạ… con chào chú – Phúc khoanh tay chào.

– Ngoan lắm – tôi xoa đầu Phúc.

– Minh… ăn gì chưa? – Tiểu Quỳnh hỏi tôi.

– Minh chưa ăn. – Tôi nhìn nàng.

– Vậy sao được… phải ăn mới có sức làm chứ.

– Quỳnh đừng lo… anh Long bảo đợi mọi người đi rồi sẽ dẫn cả bọn ra quán đầu ngõ ăn.

– Uhm… – nàng khẽ cười.

– Phúc này… đi chơi phải ngoan nhé.

– Dạ… – Phúc gật đầu, chiếc má phúng phính thật dễ thương.

– Cô Quỳnh cho con nè – Tiểu Quỳnh móc ra từ trong túi một cây kẹo mút.

“Cho con… cho con nữa… cô Quỳnh ơi cho con với” – vừa trông thấy kẹo mút bon trẻ đã xúm tụm lại chìa tay xin, tôi và Tiểu Quỳnh suýt chút nữa bị bọn trẻ xô vào nhau, nàng vẻ bối rối.

– Được rồi xếp hàng lại nào rồi ai cũng có phần. – Tôi đúng dậy hô.

– Các con… xếp thành bốn hàng nào – cô Nguyệt hướng dẫn mấy đứa nhỏ.

Chờ khi bọn nhỏ xếp thành hàng ngay ngắn, các bạn nữ mỗi người một tay phát kẹo cho bọn trẻ, Trúc Quỳnh tỏ ra là người thích thú nhất, nàng vừa phát kẹo vừa hung dữ dọa.

– “Đúng yên nào… không cô phát mông bây giờ”

– “Không được giành của bạn… con có sợ cô không?” – Nàng hăm.

– “Dạ không sợ… con thương cô nhất” – cậu bé ôm lấy chân nàng, Trúc Quỳnh nở nụ cười hành phúc.

Bọn nhỏ tranh nhau giành một “cô Quỳnh” cho chúng, luôn miệng hỏi hai nàng – “cô ơi… sao mà hai cô giống nhau thế?”. Một cô bé nhanh nhảu trả lời giúp hai nàng, “vì hai cô là tiên… các cô tiên đều giống nhau”. “Thiệt vậy hả mẹ?” – Một thằng nhóc hỏi cô Nguyệt, cô mỉm cười – “đúng đó… tất cả các cô chú ở đây đều là tiên cả… các con phải ngoan nhé… không là các cô tiên, chú tiên sẽ buồn đấy”.

Chúng tôi xếp thành ba hàng chụp ảnh kỷ niệm, khoảng 6h, chiếc xe khách đỗ ngay trước cổng mái ấm, các bạn nữ giúp bọn trẻ lên xe ổn định chỗ ngồi, xong đâu đó, đám con trai chúng tôi vẫy tay tiễn họ, đám nhóc đứa nào cũng trông rất háo hức, đợi cho chiếc xe đi khuất, chúng tôi ra quán phở đầu ngỏ làm mỗi thằng một tô trước khi bắt tay vào việc.

Công việc trong ngày hôm nay là phải lớp lại mái tôn, la phông và sơn tường cho dãy phòng ngủ của bọn trẻ, công việc phải hoàng thành trước tối vì thế không khí hết sức khẩn trưởng. Tôi và anh Long đứng ra chỉ huy mọi việc, các công đoạn được tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu. Đầu tiên, nhóm Một khiên giường ngủ sang bên dãy phòng học, nhóm Hai tháo dỡ mái tôn, tiếp đến nhóm Hai sẽ phụ trách lợp tôn, trong khi nhóm thứ Một lợp la – phông. Khi việc lợp tôn hoàn tất thì nhóm Hai chuyển sang sơn tường ở vị trí đã lợp la – phong xong, nhóm Một lợp la – phong xong sẽ chuyển sang lắp hệ thống đèn, quạt. Khi công việc hoàn tất thì khiên giường ngủ sang lại. Vậy là hoàn thành.

Trên kế hoạch là vậy nhưng lúc đầu mọi việc diễn ra khá chậm, vì mọi người hầu hết đều là sinh viên nên chẳng có kinh nghiệm, ngay cả tôi cũng lóng ngóng, cũng may là có mấy ông thợ hướng dẫn nên cả bọn dần quen việc, đến trưa thì chúng tôi đã gần xong việc lợp tôn, và làm được một phần la – phông. Mọi người nghỉ giải lao và ra quán ăn cơm trưa.

Được làm việc cùng mọi người mới thấy hết được nhiệt huyết và tình yêu của các bạn dành cho bọn trẻ. Dù ai cũng mệt, mồ hôi lấm tấm nhưng mỗi khuôn mặt đều nở một nụ cười. Các bạn đều là những sinh viên yêu thích công tác xã hội, đem sức mình cống hiến cho cộng đồng, tôi hạnh phúc vì được góp sức cùng các bạn, thấy tuổi trẻ của mình đã không uổng phí.

Buổi chiều, công việc càng khẩn trương hơn. Đến 4h chiều, chúng tôi vẫn còn khoảng 30% công việc, anh Long quyết định sắp xếp giường ngủ bên dãy phòng học để bọn trẻ ngủ tạm phòng khi công việc không hoàn thành kịp. 4h30, chiếc xe khách đưa bọn trẻ về cũng là lúc chúng hoàn thành việc kê giường trong phòng học rồi quay ra tiếp tục công việc.

Bọn trẻ sau một ngày đi chơi tíu tít khoe về những trò chơi chúng được tham gia như trượt phao, trượt siêu tốc… bằng lời kể hết sức hồn nhiên. Các bạn nữ tập trung mấy đứa nhỏ vào phòng sinh hoạt rồi phân công nhau, một nhóm ở lại sinh hoạt với trẻ, nhóm còn lại cùng cô Nguyệt đi chợ. Tiểu Quỳnh, Trúc Quỳnh và mấy nàng khác sang bên dãy phòng chúng tôi hỏi thăm công việc.

– Công việc sao rồi anh? – Tiểu Quỳnh hỏi anh Long.

– Chắc phải đến tối bọn anh mới xong được. – Anh Long lắc đầu.

– Dạ… bọn em đi chợ đây, mấy anh có cần mua gì không?

– Bên nhà hàng đưa cơm sang mà, sao còn phải đi chợ?

– Dạ… nhưng có mấy đứa nhỏ phải nấu riêng với lại cô Nguyệt nói muốn tự tay nấu cho mọi người mấy món.

– Uhm… À… Em mua giúp anh bông băng và thuốc sát trùng nhé… có một số bạn bị thương.

– Sao vậy anh… có nghiêm trọng không? – Tiểu Quỳnh lo lắng.

– Chỉ trầy da tí thôi… không sao. – Anh Long nhìn sang tôi.

– Tay ông bị sao vậy? – Trúc Quỳnh chỉ vào bàn tay bị thương của tôi.

– Không sao… bị trầy miếng da thôi – tôi cười, dừng cây lăn.

– Đâu để tui xem – Trúc Quỳnh nâng bàn tay bị thương của tôi lên xăm xoi, mấy thằng bạn huýt sáo, anh Hùng thì hướng cái nhìn không vừa lòng sang, tôi vội giật tay lại.

– Đã bảo không sao… bà mau đi chợ đi – tôi đẩy vai Trúc Quỳnh, vô tình bắt gặp ánh mắt Tiểu Quỳnh, nàng cắn môi vẻ lo lắng, tôi khẽ cười.

– Biết rồi… từ từ nào – Trúc Quỳnh nhăn mặt.

Mấy thằng bạn gọi theo trêu chọc.

– “Ui… da… tay anh cũng bị thương nè người đẹp ơi.”

– “Anh cũng bị thương nữa”

– Mấy thằng quỷ… lo làm đi… tối rồi kìa – anh Long quát.

– Anh Long cứ để em chăm sóc mấy ổng cho… đảm bảo khỏi liền – một bạn nữ dáng người mập mạp cười lớn.

– Ừ… được đấy… đứa nào vừa muốn chăm sóc ấy nhỉ? – Anh Long hỏi, mấy thằng bạn lập tức chối đây đẩy.

– “Mày phải không?”

– “Không phải tao”

– “Gì nhìn tao mày… không phải tao”

– Hi… hi… Mọi người cẩn thận nhé… bọn em đi đây – Tiểu Quỳnh chào chúng tôi.

Chiều tối, cô Nguyệt và mấy nàng lo nấu cơm, lát sau nhà hàng mang cơm đến, bên phòng sinh hoạt các “cô giảo trẻ” đang tập mấy đứa nhỏ hát.

‘Ngày đâu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường.

Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương.

Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhoà.

Cô vỗ về an ủi, chao ôi… sao thiết tha.

Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền.

Em bấy giờ cứ ngỡ, cô giáo là cô tiên’

Bên dãy phòng bên này, tiếng hát như thúc giục chúng tôi khẩn trương hơn, việc lợp la – phông đã gần xong, tôi và mấy bạn khác đang lắp mấy cái bóng đèn. Ngoài trời, gió cuốn mấy chiếc lá bay xào xạc, mây đen phủ kín, báo hiệu cơn mưa sắp đến, một cô bạn chạy sang gọi chúng tôi.

– “Các bạn ơi… nghỉ tay ăn cơm đã.”

– Mấy đứa… dừng tay sang ăn cơm… lát làm tiếp. – Anh Long gọi.

– “Ăn cơm… ăn cơm… đói bụng quá”

Mọi người lục đục đi rửa tay, rửa mặt rồi chạy qua bên kia, riêng tôi cố nán lại làm cho xong cái bảng điện.

– Minh… chưa xong à… đi thôi em – anh Long gọi.

– Dạ… anh và mọi người qua trước đi… em xong ngay ấy mà – tôi cười.

– Ừ… nhanh lên nhé – nói xong anh Long chạy sang bên kia, trời bắt đầu mưa lâm râm.

Phía bên kia dãy phòng, không khí rất nhộn nhịp, tiếng cười, tiếng nói làm tôi nôn nao trong ruột, vừa vặn xong con ốc thì có tiếng gọi từ ngoài cửa.

– Minh chưa xong à? – Tiếng nói nhỏ nhẹ, tôi ngẩng đầu lên, là Tiểu Quỳnh.

– Sắp rồi… làm chút nữa… Quỳnh lấy giúp Minh cái kiềm.

– Ừm… kiềm nè Minh.

– Cảm ơn nhé.

– Tay Minh còn đau không?

– Không sao… chỉ trầy da chút thôi… đâu có nhầm nhò gì. – Tôi khẽ cười.

– Để lát nữa, Quỳnh lấy thuốc sát trùng cho – nàng dịu dàng, tôi nghe lòng ấm áp.

– Lúc nãy, Minh thấy Quỳnh nấu cơm à?

– Uhm… có nấu với mọi người.

– Nấu thế nào mà mặt dính lọ vậy? – Tôi mỉm cười.

– Hả… dính ở đâu – nàng vội đưa tay lên má.

– Hì… Minh đùa đó – tôi cười.

– Thích đùa quá ha – nàng nheo mắt vờ giận.

– Hì… – tôi lấy chiếc bật lửa hơ giấy bóng ở đoạn nối hai sợi dây điện.

– Hi… hay quá… ba Quỳnh cũng hay làm thế này.

– Xong rồi đó… đi ăn cơm thôi – tôi đứng dậy.

Hai đứa đi ra đến cửa thì trời đổ mưa to, tôi và Tiểu Quỳnh đứng lớ ngớ trước cửa không biết cách nào để đi sang, nước từ mái hiên tạt vào, tôi kéo nàng vào trong.

– Vào trong đi Quỳnh… cẩn thận kẻo ướt.

– Cũng tại Minh cả… tham việc chi không biết… bây giờ bị kẹt ở đây rồi. – Nàng trách.

– Xin lỗi… để chút mưa ngớt rồi qua – tôi gãi đầu.

– Hi… hi… – chẳng hiểu sao Tiểu Quỳnh tủm tỉm cười. – Sao tự nhiên lại mưa lúc này nhỉ?

– Ừ ha… ông trời hay thật.

– Hay gì cơ? – Nàng nhìn tôi.

Tôi không trả lời, bước lại gần nàng… gần hơn… gần hơn, Tiểu Quỳnh cúi đầu, bước lùi lại. Tôi đưa tay túm hai vai nàng kéo lại gần, Tiểu Quỳnh nhìn tôi vẻ bất ngờ, đôi mắt tròn xoe, vai nàng hơi run.

– Cẩn thận… tường mới sơn chưa khô đâu – tôi nói nhỏ, thả vai nàng ra.

– Sao… Minh? – Nàng hơi cúi đầu.

– Minh làm sao… có sợi rau dính trên tóc Quỳnh kìa – tôi đưa tay lấy chiếc lá rau, khẽ vuốt lên mái tóc nàng.

– … – Tiểu Quỳnh vẫn đứng yên đó, tôi nhìn vào mắt nàng, trong giây lát thời gian như đọng lại, tiếng mưa hòa cùng nhịp trái tim nghe xôn xao, khoảnh khắc ấy trước mắt tôi chỉ còn mỗi đôi mắt long lanh của Tiểu Quỳnh.

– Hai người đang làm gì đấy… mau qua ăn cơm – tiếng gọi từ cửa làm tôi và Tiểu Quỳnh giật nảy người, cả hai cùng bối rối, hóa ra là Trúc Quỳnh, nàng cầm trên tay hai chiếc ô, một chiếc vẫn đang mở.

– … – tôi và Tiểu Quỳnh không ai bảo ai vội rời ra, luống cuống như kẻ trộm bị bắt tại trận.

– Có chuyện gì à? – Trúc Quỳnh ngạc nhiên nhìn chúng tôi như nhìn hai sinh vật lạ.

– Đâu có gì… mình đi thôi – Tiểu Quỳnh túm tay em gái vội kéo đi, đôi má nàng vẫn còn hồng hồng đỏ.

– Từ từ chị… Ô của ông nè – Trúc Quỳnh đưa tôi chiếc ô.

Hai người họ đi trước, tôi chạy theo sau, tiếng mưa rơi trên chiếc ô nghe như những nốt nhạc vui tươi.

Thể loại