Hôm sau là một ngày đẹp tuyệt vời. Sau một đêm mưa, không khí trở lên mát mẻ vờ cờ lờ. Tôi hít thở một cái thật sâu khi đứng ngoài ban công.
Mới 5h sáng mà chim chóc ở đâu đã ríu rít, kể cả con ở trong quần tôi.
Tôi thấy yêu đời lạ, và thật sự thấy hứng khởi vì chuyến đi sắp khởi hành trong vài giờ nữa.
Phía nhà đối diện, cánh cửa sổ cũng mở toang hoang và tôi đâu đó như bắt được khoảnh khắc cô gái hàng xóm đang đứng… nhổ lông nách!
Hình như phát hiện ánh nhìn của tôi, cô bé vội vàng kéo rèm.
Những chiếc cooc sê và si líp nhỏ nước tong tong trên khung cửa sổ.
Mấy em gái nhà đó chuyên gia phơi đồ bên bậc cửa sổ… Tôi nhấp ngụm café, khẽ cười như thể đó là một khoảnh khắc đáng yêu của cuộc đời.
“Nửa tiếng nữa anh qua đón nhé, bạn gái anh
Tim đập rộn ràng đến lạ!
Cô lại hẹn tôi ở ĐH Quốc gia, tôi bảo để anh đến tận nơi đón em cho đỡ mất công nhưng cô bảo sợ ai nhìn thấy thì ngại lắm.
Tôi cưỡi con Su Én đến, cô đã đứng đeo balo đợi sẵn ở đó rồi, mắt đang nghểnh nghểnh hóng hóng cố tìm tôi trong đám đông xe cô đang bon chen trên đường.
Đúng tầm giờ đi làm.
Đường Xuân Thủy, cầu vượt Mai Dịch, Phạm Hùng đông quá thể đáng!
Và khi tôi phanh xe cái kít ngay trước mặt, cô nở với tôi một nụ cười thiên thần. Nụ cười này tôi đã bắt gặp ở đâu đó, nhớ không nhầm là khi tôi nhận lời cô về thăm nhà lần đầu. Cũng tươi tắn, dịu dàng, ngời lên niềm hy vọng, và không thể không nhắc đến là, rất quyến rũ.
– Người yêu đợi anh lâu chưa?
– Lâu rồi. Mãi mới thấy đến. Mém thì em bắt Grab đi đấy.
– Hihi sorry em. Tại đường đông quá mà. – Tôi bẹo yêu má cô một cái, thấy má cô ửng ửng hồng hồng, đúng kiểu gái lần đầu về nhà chồng, còn ngượng. – Đưa balo đây anh xếp lên trước, đỡ phải đeo đau lưng.
Cô nhảy tót lên yên sau ngồi ôm tôi luôn. Cái xe sau khi đi chuyến Hà Nội – Lục Yên – Hà Nội về, tôi đã độ yên sau cao lên chút, thành ra cô ngồi sau cảm thấy “tồng ngồng”, đầu cô còn cao hơn cả tôi, cô bảo thế.
Thương vốn dĩ đã cao dáng, 1m67 chứ chẳng phải chuyện chơi, thua tôi có vài phân, trong khi yên sau cao hơn yên trước chục phân.
Và điều cô làm tôi hài lòng ngay khi gặp phút đầu là đã ăn mặc theo đúng ý tôi.
Một cái quần jean hơi bó, áo thun, tóc buông dài, đi giày thể thao và mang balo học sinh.
Tôi thật sự muốn cô mãi ăn mặc thế.
Nếu cô cứ mặc thế mà gặp tôi ở trên giường, có lẽ tôi cũng sẽ vì quá ưng con mắt mà chẳng nỡ cởi ra.
Bị tắc trong đoạn nội thành, nhưng từ cầu Thanh Trì đổ đi là hầu như hết tắc, cũng qua giờ đi làm rồi. Tôi phi như bay.
Tôi chợt nhớ lại câu chuyện của ông thầy giáo ĐH khi xưa, đi du học Anh, yêu một cô du học sinh khác, cỡ đâu đó như con gái ông Bộ trưởng, vừa lại là hoa khôi vẹo gì đó, nhân một ngày nghỉ học, chở cô người yêu trên chiếc xe phân khối lớn, phi ra bờ biển, quẳng cái xe đổ kềnh trên bãi cát, chạy ra mép nước, nhìn về phía mặt trời đang dần mọc, hét lên thật to:
– ANH YÊU EM!
… và câu chuyện ấy, về sau được nhắc lại không biết bao nhiêu lần khi muốn nói về “sự” lãng mạn. Ông thầy ấy chính là Bình HX – Phó khoa, chứ chẳng phải ai khác, một điển hình về phong cách lãng tử trong cả việc dạy học và tán gái, và có lẽ cũng ảnh hưởng khá nhiều tới tôi trong 4 năm lên giảng đường Ngoại thương, chủ yếu để ngủ và hát hò như tôi. Tiếc là cung đường từ Hà Nội về nhà tôi chẳng có bãi cát hay bờ biển nào để tôi bắt chước ông thầy tôi một lần.
Xe len lỏi trên các con phố Hà Nội, tăng tốc khi bắt đầu ra ngoại thành và băng băng trên những miền quê với cánh đồng lúa xanh ngắt. Hơn hai tiếng đồng hồ, chúng tôi về tới nhà. Nghe tiếng xe cành cạch trong sân là hai bố mẹ tôi ở trong nhà chạy ra hiên đón rồi.
– Con chào bố mẹ.
Thương cũng cất lời ngay sau tôi: Cháu chào hai bác ạ, và nở một nụ cười. Mẹ tôi như mọi khi xoay tôi một vòng để nhìn xem sau chặng đường dài thì có mệt không, áo có bị bẩn không, người có gầy có béo lên tý nào không. Đấy là mới tuần trước tôi về thôi đấy, chứ nếu lâu lâu cả tháng mới về là còn ngó ngàng kỹ hơn nữa. Đoạn quay sang phủi phủi cái gì trên vai Thương, như thể bụi, nhưng tôi đoán đó chỉ là cử chỉ thân mật để bắt chuyện cho tự nhiên hơn:
– Đi có mệt không cháu?
– Dạ cháu không ạ. Đi đường êm lắm bác. Hôm nay trời mát chứ không nắng như hôm qua.
– Đi vào nhà ngồi đi, cho đỡ mồ hôi. – Mẹ tôi kéo Thương vào nhà, để mặc tôi đang đứng với bố thảo luận về việc tại sao cây sung cảnh trước hiên lại bị quắt lá?
Mẹ tôi bưng ra cho Thương một cốc nước cam, và một đĩa hoa quả.
– Nước của con đâu?
– Anh uống tạm nước lọc đi. Nước này tôi pha cho cháu gái tôi.
Tôi há hốc mồm. Vừa mới tranh thủ lúc hai bố con đang thảo luận về cây mà hai bác cháu đã kịp nhận nhau là “cháu gái tôi”, “bác gái tôi” rồi sao? Dù tôi được mẹ yêu thương và chiều chuộng hết mực, cứ có xuất hiện thêm cô gái nào là y rằng tôi bị ra rìa ngay. Dầu tiên là chị gái tôi, là Oanh, rồi bây giờ là Thương. Nhưng điều mà tôi thấy ưng cái bụng ngay là mẹ tôi và Thương đã ngồi ngay sát nhau, thì thầm to nhỏ, như thể những người bạn thân lâu ngày mới gặp lại, thân thiết, cởi mở cực kỳ!
– Em có mệt thì ra đây rửa mặt nhé. – Tôi chỉ tay về phía sau nhà và bảo Thương, kẻo cô ngại. Và cô xin phép đi toilet thật.
Đứng ngoài ngắm cô rửa mặt, tôi không khỏi tò mò hỏi em với mẹ vừa thì thầm cái gì thế. Cô bảo đâu, có gì đâu, chưa cần áp dụng mấy cái anh dặn đâu, rồi quay lên soi gương và chải chải lại tóc.
Mẹ tôi đang nấu cơm trưa rồi. Thương ở lại bếp giúp mẹ tôi luôn. Còn tôi thì chạy ra sân hầu tiếp chuyện cây cảnh của bố.
Bố tôi, kể từ khi được kết nạp vào Hội Người cao tuổi, bỗng trở nên yêu cây cối vật nuôi đến lạ, kiếm ở đâu không biết được bao nhiêu hoa, cây si cây sung rồi về trồng trong vườn, uốn nắn tạo thế, chăm chút tưới nước, để rồi khắp hiên và vườn trước lúc nào cũng rực rỡ những hoa và dập dờn ong bướm bay lượn.
Tôi hái một bông hoa ngọc lan, chạy tót vào bếp.
Tôi cứ phải chạy qua chạy lại để xem trong bếp có suôn sẻ không.
Mọi chuyện ổn.
Thương tháo vát luôn chân luôn tay và cũng mau mồm miệng để trò chuyện với mẹ tôi thật sự cởi mở.
Có lẽ tôi đã lo quá xa khi mà Thương cũng rất khéo nói và dễ gần mọi người.
Tôi thưởng cho cô gái dễ gần một bông hoa ngọc lan kẹp vào vành tai, nhân lúc mẹ tôi đang cắm cúi rửa rau, không thì mẹ sẽ nhìn thấy pha tình tứ này mất!
Bữa cơm có 4 người mà mẹ tôi chuẩn bị như cỗ đám cưới: 1 Đĩa thịt gà luộc, một bát canh riêu chua, một đĩa thịt bò xào thập cẩm, tôm rang, một rổ rau sống, và không thể thiếu cà non muối xổi – món ăn yêu thích của tôi. Với tôi, chỉ cần 5 quả cà non là đủ để đánh chén ngon lành 3 – 4 bát cơm rồi. Thêm bát canh riêu nữa thì đệt mịa, ôi thôi, tưởng như ăn hết luôn được cả xoong cơm.
Bố tôi sợ Thương ngại nên cứ phải nhắc ăn tự nhiên như ở nhà đi cháu nhé.
Và có vẻ cũng lâu lâu mới được ăn bữa cơm ngon lành nhà nấu, thay vì suốt ngày ăn cơm hộp hoặc ăn quán, Thương ăn nhiệt tình hơn cả tôi mong đợi, không có lấy một tí gì là ngượng ngùng hay giữ kẽ của một cô gái lần đầu về ra mắt nhà bạn trai cả.
– Thương, quê cháu ở đâu thế?
– Dạ cháu ở Lạng Sơn bác ạ. Nhà cháu cũng ở Thị trấn đi vào một đoạn, cũng kiểu nông thôn như nhà bác vậy. Nên về chơi thăm hai bác mà cháu thấy cứ như ở nhà mình vậy ạ.
– Bố mẹ cháu làm gì, cũng còn khỏe cả chứ?
– Vâng ạ. Cảm ơn bác hỏi thăm. Bố mẹ cháu ở quê cũng túc tắc nuôi con lợn con gà trồng rau vậy ạ. Mẹ cháu thì ốm bệnh vài năm nay nhưng gần đây đỡ hơn rồi.
– Tèo nó kể với bác là cháu đang làm thêm ở chỗ công ty nó à?
– Vâng bác. Cháu vừa đi học buổi sáng, tranh thủ chiều đi làm thêm. May mà tìm được chỗ anh Tèo. Anh ý hướng dẫn cho nhiều cái, mà thời gian thì lại cũng không gò bó quá, rất tiện cho cháu ạ.
– Bác cứ nghe nó kể cái gì mà quảng cáo phây búc búc cái gì đấy có biết đâu, chả hiểu là cái gì. Thế làm có vất vả lắm không, làm gì thì làm chứ đừng để ảnh hưởng tới việc học nhé. Cái thằng Tèo này này, ngày xưa cứ vừa học rồi vừa tham gia câu lạc bộ này kia, xong đi làm thêm các thứ, học hành chểnh mảng đi, cuối cùng được có bằng Giỏi. Phí thế chứ…
– Dạ. Cháu cũng cố gắng cân đối thôi bác ạ.
– Này Tèo. Làm gì thì làm đừng có bắt Thương nó làm quá sức nhé. Năm 3 rồi để cho em nó tập trung học nữa – Mẹ quay sang mắng tôi. – Còn Thương này, ở công ty thằng Tèo nó có bắt nạt cháu hay có vấn đề gì thì mách bác nhé. Thằng này nó to đầu rồi mà như trẻ con, đã vậy còn hay tự ý quyết, xong toàn sai lè ra.
– Không đâu ạ. Anh Tèo ở công ty hiền lắm, toàn bị chúng cháu bắt nạt ý. Mà ai cũng quý anh ý hết ấy bác.
Tôi cũng cố chêm vào một câu: Ơ mẹ thật! Bằng Giỏi rồi mà mẹ còn kêu gì nữa!
Tôi cũng thật không ngờ là Thương lại đối đáp siêu thế, rất tự nhiên và cũng rất khéo, cứ như thể cô đúng là sinh viên năm 3 trường Ngoại thương, và rất có năng khiếu về mảng Marketing Online vậy!
Tôi cảm thấy bữa cơm thật thoải mái, không một chút gượng gạo nào.
Nếu nhà tôi mà có Hội đồng như bác Chương anh Cửu nhà Thương, khéo cô đến đau tim mà ngã khuỵu mất.
Bố mẹ tôi rất tâm lý và rất hiếu khách, đến nỗi mấy đứa bạn tôi, có lần được mời về chơi, thì lần sau cứ thế chủ động đến với bố mẹ tôi, chả cần có tôi ở nhà, cũng chẳng cần báo cho tôi biết.
Bố tôi với rất nhiều kiến thức và thông tin về hoa hoét, cây cối, sẽ đưa chúng nó đi thăm từng cây trong vườn, vanh vách về các đặc tính sinh học cũng như tập tính của các loài cây, loài con khiến người nghe cứ như thể đang xem một chương trình khoa học về thiên nhiên, nhưng có giáo cụ trực quan hết sức sinh động.
Còn mẹ tôi, với tất cả tài năng bếp núc của mình, luôn dành cho khách những bữa cơm ngon tuyệt vời, và đặc biệt, nếu có bầu bạn cùng, sẽ trở nên tươi vui khỏe khoắn đến lạ.
Thế nên, ở nhà bố tôi đảm nhiệm vườn rau, đến bữa thì đi hái rau cho mẹ tôi nấu cơm luôn.
Chỉ bố mới biết cách hái rau mà không khiến nó bị đau, như bố tôi thường nói thế.
Cuộc sống của hai ông bà ở nhà nói chung thật bình dị và hạnh phúc, nếu có thêm người thì càng hạnh phúc thêm nữa.
Mỗi khi tôi về là lại sốt sắng vào bếp giúp mẹ mấy việc lặt vặt, chả giúp được gì nhiều nhưng vừa rửa rau vừa kể chuyện là mẹ tôi phấn khởi ra mặt, tối có xin đi chơi muộn hoặc qua đêm luôn cũng ok.
Nên khi Thương tới và cùng mẹ tôi nấu một bữa ra trò như thế, và chắc chắc hai bác cháu cũng thì thầm một đống thứ chuyện trên đời, thì việc mẹ tôi đem lòng yêu mến Thương, là một chuyện không thể bàn cãi.
Cứ nhìn cái cử chỉ mẹ tôi nhìn Thương, gắp cho cô ăn, rồi bênh cô trong mọi câu chuyện có liên quan đến tôi, là đủ biết, mẹ tôi đã rất yên tâm để gạt Oanh ra một bên và “chấm” Thương rồi.
Thương đáp lại sự nhiệt tình và chân thành của mẹ tôi bằng sự tự nhiên đến bất ngờ.
Cô nói năng rất lưu loát, cô quất hết 3 bát cơm, cô cầm tay lên ăn thịt gà như ở nhà.
Tất nhiên cái động tác cầm thịt gà lên xé nó vẫn toát lên vẻ tinh tế, kiêu sa, lịch thiệp, như trẻ trâu hay dùng từ “quý”sss tộc”sss” để mô tả.
Tôi cứ ngỡ miếng đùi gà trên tay cô là ly Chivas mà cô uốn tay cầm đầy tinh tế trên quán bar hôm nào.
Tôi nhìn cô cười tươi, mái tóc bồng bềnh và bông hoa lan vẫn nằm yên trên vành tai như ban nãy tôi kẹp cho cô mà lòng thấy dâng lên niềm vui khó tả, cứ như thể cô là con dâu mới về vậy.
Nhưng tôi bắt đầu cảm giác có điều gì sai sai… Sẽ ra sao nếu bố mẹ tôi gật đầu đồng ý cô gái xinh đẹp đang ngồi ăn cơm cùng gia đình đây?
Đang đóng giả cơ mà?
Ôi đau đầu quá!
Chẳng biết những ngày sau sẽ thế nào.
Ôi Tèo!
Mới uống cùng bố có nửa lít rượu Kim Sơn ngâm đòng đòng hạ thổ 3 năm thôi mà mày đã say quá rồi!
Ăn cơm xong là một pha giằng co sống chết để giành quyền rửa bát:
– Thôi cháu vào uống nước đi để bác rửa cho, ai lại để khách đến chơi đi rửa bát bao giờ.
– Dạ, bác để cháu. Việc này ở nhà cháu cũng làm suốt mà. Bác đã đãi cơm ngon thế rồi để cháu giúp bác rửa bát.
Abcxyz…
Và kết cục thì ai cũng biết, mẹ tôi thua cuộc nhưng trong lòng chắc chắn đang nở tung nụ cười sung sướng.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49