Hội trại kết thúc. Mấy đứa tản mát về gần hết. Còn lại tôi, ku Đông, Diệp với bé Ngân ở lại.
Trường tôi cắm trại xong sẽ đến Trường khác nên có lớp nào đó đến ngỏ ý mua lại cổng trại bọn tôi. Thỏa thuận giá cả đâu đó, mở đếm giải thưởng, tổng hết được hơn một triệu. Chi phí trại bọn tôi chỉ tốn gần 600k, thành ra lãi được hơn 400, lại không tốn công dọn dẹp gì nhiều.
Chiều đó về đến nhà, tôi tắm rửa thật kỹ cho tỉnh táo rồi mần nhanh bát cơm.
Mới hơn 8h tối, mắt đã không thể nào mở nổi nữa. Đặt lưng xuống giường. Dường như tất cả những mệt mỏi áp lực trong hai tuần qua vừa hay trút xuống tại đây. Tôi miên man như bất tỉnh.
Đến 4 giờ chiều hôm sau, nghĩa là giấc ngủ của tôi đã tròn 20 tiếng, tôi mới tỉnh dậy vò đầu vào nhà tắm.
Mẹ tôi nói sáng giờ Diệp gọi tôi 2 lần, nhưng thấy tôi đang ngủ nên mẹ không gọi dậy.
Lấy khăn lau mặt, tôi vào nhấc điện thoại lên gọi cho em.
– V phải không? Hihi. – Em cười tươi bên kia đầu dây.
– V đây. Sao biết hay vậy ta?
– Thì Diệp cũng đang định alo V nè. Sao rồi bí thư, đã khỏe chưa? Bí thư xuất sắc quá bí thư ơi.
– Có gì đâu Diệp, nhờ lớp mình hết. Mà sáng giờ Diệp gọi V có gì không?
– Ủa. Không có gì là không được gọi phải không?
– À… Không. Cứ gọi, gọi càng nhiều càng tốt. Hehe…
– Mà thôi. Chắc không dám gọi nhiều đâu. Có người ghen tui chết.
– Là sao?
– Hiểu rồi còn hỏi sao. Chứ tối qua không phải tâm sự cả đêm với người ta còn gì?
– Tâm sự gì. V có nói gì đâu?
– Hihi. Diệp đùa đó. Thôi bye bí thư nghen, mai gặp.
Bỏ điện thoại xuống. Tôi tiu nghỉu thẫn thờ nghĩ ngợi. Những điều Diệp vừa nói có ý nghĩa gì nhỉ? Ghen ai, ai ghen? Không phải nếu có ai đó ghen thì người đó phải là Diệp sao? Điều gì đang diễn ra? Hay tôi lại nghĩ quá lên… Càng suy tư, tôi càng bế tắc. Nghĩ đoạn, tôi lên phòng, lấy sổ ra viết vài dòng nhật ký.
Thời đó tôi vốn có thói quen viết nhật ký mỗi ngày. Sau này làm bí thư, bận bịu hơn nên chỉ còn viết vào những lúc rảnh rỗi đầy cảm xúc.
Nhiều người nói không nên viết nhật ký vì nó chỉ làm ta gậm nhấm nỗi buồn. Sẽ buồn hơn rất nhiều nếu cứ mãi nghĩ về. Nhưng đối với riêng tôi, nhật ký lại làm giải tỏa những chất chứa dồn nén trong lòng. Hơn nữa, đó là phút nhìn lại mình sau những ngày dài mệt nhọc hoặc đánh giá lại những quyết định mình đưa ra liệu đã hợp lý chưa.
Ôi cái thời chưa có điện thoại. Tối về, sau giờ học, nếu tương tư một ai đó chỉ biết nằm dài trên giường, vắt tay lên trán mà bồi hồi nhớ nhung, tơ tưởng.
“… ôi… những đêm, ngắm sông, nhớ em buồn muốn khóc. Mình anh ca điệu lý qua cầu…”
Và… tôi bỗng nhớ da diết nụ cười tỏa nắng đó. Nhớ da diết giọng nói vui tươi cùng đôi mắt như những tia nắng mai ấm áp. Nhớ da diết từng cử chỉ, từng hành động, từng cái nắm tay, từng điệu nhảy lả lướt bên tiếng nhạc du dương.
Tôi nhận ra, con tim tôi đang thật sự thổn thức. Nó khác đi rất nhiều với những rung động nhất thời của thằng V trước đây.
Ở em, tôi tìm thấy được một điểm tựa để tạo đà cho tôi bước tới phía trước. Tôi tìm thấy niềm tin yêu về một ngày mai tươi đẹp. Tôi tìm thấy bản ngã con người mình đang chìm đắm, say mê. Tôi thấy tôi trưởng thành và chững chạc hơn hết thảy.
Chỉ mong sao, một ngày mai nào đó thật gần, em đến bên tôi thì thầm khe khẽ, rằng em thuộc về tôi… như trước giờ vốn vậy…
Sáng hôm sau đến lớp. Vừa bước vào trường, mấy đứa lớp khác đã nhìn tôi xì xầm to nhỏ. Chắc lại nói về hội trại đây. Nghĩ đến đó, tôi ngẩng đầu mình lên cao hơn một chút, ra kiểu “nhìn đi, nhìn cho kỹ đi”, đây là nhà vô địch.
Bước chân vào lớp, mấy đứa hò hét ỏm tỏi: “Bí thư vô đối, bí thư vô đối.”
Tôi cười tươi đáp lại tấm chân tình của tụi bạn rồi liếc mắt nhìn em. Thấy em cũng đang nhìn mình vô cùng trìu mến. Nghe niềm vui lan đi từng ngóc ngách trong cơ thể, tôi về chỗ đặt cặp xuống. Bé Phương đã đi học lại. Chỉ có điều vẫn chưa nói được. Nói gửi tôi mảnh giấy: Liên hoan được rồi đó, trước hội trại mi nói nhất toàn đoàn liên hoan thế nào mà ta không tin. Giờ thì cứ tùy ý sử dụng quỹ lớp nha.
Vậy là giờ ra chơi hôm đó tôi triển khai cuộc họp nhanh về buổi liên hoan ăn mừng giải nhất toàn đoàn.
Thời đó của bọn tôi, khi nhắc đến liên hoan thì nó thực sự là một buổi liên hoan.
Tất cả sẽ tập trung tại nhà ai đó có không gian thoải mái, điều kiện vui chơi đầy đủ, ba mẹ dễ tính. Sau đó lên kế hoạch nấu gì, chơi gì. Rồi phân công đi chợ, về cùng nhau làm, cùng nhau cười đùa, cùng nhau hát ca.
Và địa điểm được tụi bạn thường xuyên lựa chọn nhất là nhà tôi. Không gian rộng rãi, dụng cụ làm bếp không thiếu thứ gì. Ba mẹ tôi lại ở trên quán nên tụi nó mặc sức vui chơi, không lo làm phiền đến phụ huynh.
Sáng thứ năm, xong hai tiết, Diệp, Ngân, Phương, Minh ra chợ chuẩn bị nguyên liệu. Tôi cử thêm ku Mạnh với Danh đi theo xách đồ giùm. Còn lại, tất cả lên nhà tôi bày biện mọi thứ.
Khoảng một tiếng sau, đội nhóm chợ búa về. Bột được trộn với nước rồi nhào nặn. Tôm đem chế biến sơ rồi mang lên. Hơn ba chục đứa xúm xít làm bánh bột lọc. Bột bánh dính đầy mặt. Cái của thằng Tuyển thì y như con người nó, vừa ốm vừa mỏng. Cái của ku Thành thì lại dài thườn thượt. Ku Danh thì to như bánh rán. Chỉ có chị em nắn nót khéo tay, vừa đẹp vừa đều. Cả lũ vừa làm vừa chọc nhau cười đùa vui tươi như bầy trẻ thơ mới lớn.
Trưa hôm đó cả bọn no nê chầu bánh lọc. Rồi mở âm ly nhà tôi lên karaoke đến tận 4h chiều mới lần lượt ra về đi học thêm.
Tiệc tan. Dọn dẹp mệt nhoài mới xong. Đúng là “lũ quỷ”. Ăn chơi bày bữa đủ kiểu xong dông luôn. Còn mỗi Ngân với Diệp rửa sạch chén bát. Tôi với bé Trang lau quét nhà cửa.
Tới 5h, tôi chở Diệp trên chiếc xe điện quen thuộc cùng bé Trang đạp bên cạnh đến lớp học lý.
Đang cùng Diệp cười nói vui tươi bỗng bé Trang đi bên cạnh hỏi tôi:
– Vui không bí thư?
– Vui chứ. – Tôi mỉm cười trả lời như phản xạ.
Rồi nó lại hỏi Diệp:
– Mi không sợ anh Toàn biết hả?
Vẫn chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Tôi chỉ thấy Diệp bất chợt im lặng. Đến cả hơi thở cũng không vang lên thành tiếng. Liếc nhìn qua bé Trang. Nó lảng đi ánh mắt của tôi kiểu như mình vừa nói hớ gì đó.
Suốt con đường đến lớp học Lý, cả 3 không ai nói với ai câu nào. Bé Trang thì im lặng cắm cúi đạp. Diệp thì ngồi sau nên tôi không biết em đang làm gì. Còn tôi, tôi vẩn vơ suy nghĩ mông lung điều gì đó mơ hồ trong trí óc.
– Toàn là ai vậy Diệp? – Tôi hỏi khi em vừa lên xe sau buổi học.
– Thoáng chút suy nghĩ, em trả lời lại – Là bạn Diệp.
– Toàn học lớp nào ta, sao V không biết, lâu nay cũng không nghe Diệp nhắc đến.
– V không biết đâu. Toàn không học trường mình. Mà ngày mai kiểm tra Hóa, V đã ôn chưa?
– Khoan đã. Khi nãy bé Trang nói “sợ Toàn biết” là sao vậy?
– Không có gì đâu. Hóa V học không tốt lắm, về lo ôn đi nha.
– Mình đi ăn kem bơ đi.
– Chắc về V ơi. Mai kiểm tra Hóa, mốt lại Kiểm tra Địa…
– Ừ, để V đi nhanh hơn xíu. Diệp lo học đều quá sau khó thi đại học đó.
Tiễn em quay lưng. Tôi nghe trong trí óc mình đang mơ hồ một điều gì xa xôi lắm. Vấn đề quan trọng là tôi không biết “điều gì đó” cụ thể là điều gì.
Lên phòng đóng cửa. Câu hỏi của bé Trang cứ lởn vởn mãi không thôi. Diệp chở tôi chứ không chở nó, dù hai đứa ngồi cùng bàn, điều này khiến nó bực bội chăng?
Mà việc Trang có bực bội hay không không quan trọng. Điều quan trọng là trong câu hỏi với Diệp, nó có ý nghĩa gì? Tại sao lại sợ ai đó biết? Mà biết ở đây là biết điều gì? Toàn là ai? Không cùng trường thì sao quen Diệp được nhỉ? Bao câu hỏi cứ quẩn quanh trong đầu cho đến khi tôi lên giường, gác tất cả lại sang bên và chìm vào giấc ngủ.
Chiều hôm sau đến lớp. Em vẫn cười tươi trao tôi chiếc nhẫn như mọi khi. Liếc nhìn Trang, thấy nó cứ dửng dưng sao đó không tả được. Tôi quay lại về chỗ ngồi. Buổi kiểm tra hôm đó may có thằng Thành “chỉ điểm” nên tôi vượt qua nhẹ nhàng.
Đến tiết cuối là tiết Tin học. Đáng ra cả lớp lên phòng máy thực hành nhưng cúp điện, cô Trinh cho bọn tôi nghỉ ngơi tại chỗ. Tôi đem chuyện hôm qua tâm sự với ku Thành:
– Mi thấy ta với bé Diệp sao?
– Sao trăng gì? Tụi bay tình cảm như Sam ấy mà.
– Thật hả? Nhưng ta có hỏi mà Diệp chưa trả lời.
– Trả vốn trả lời gì nữa. “Tình trong như đã mặt ngoài còn e” thôi. – Nó lấy truyện Kiều để nói về tình ý của Diệp với tôi.
– Nhưng hôm qua có chuyện.
– Chuyện gì?
– Lúc ta chở Diệp đi học thêm lý, bé Trang đi bên cạnh hỏi ta có vui không?
– Ủa, nó hỏi làm gì?
– Thì vậy mới nói. Rồi sau đó nó còn hỏi Diệp không sợ anh Toàn nào đó biết hả?
– Thằng Thành bắt đầu gãi đầu gãi tai ra chiều khó hiểu – Chuyện này là sao ta? Toàn là ai?
– Ta có hỏi Diệp. Diệp nói là bạn, nhưng không học trường mình.
Hồi trống hết tiết vang lên làm cuộc nói chuyện của tôi với nó dở dang. Vác cặp lên vai, đi bên cạnh tôi, nó hỏi tiếp:
– Ta thấy có mùi nghe.
– Mùi gì? – Tôi chột dạ.
– Mùi kẻ thứ 3.
– Là sao mi? – Tôi sốt sắng.
– Haha. Ta đùa đó. Bé Diệp với mi quấn nhau như Sam. Đừng nghỉ vẩn vơ làm gì. Thôi ta đi học thêm đã.
Chia tay nó ở cổng trường. Dù câu cuối nó có an ủi động viên tôi nhưng 3 chữ “kẻ thứ 3” làm tôi bắt đầu lo lắng thật sự.
Ngày xưa, chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, có kẻ đã âm thầm xuất hiện đem bao công sức suốt cả năm ròng của tôi đi đổ sông đổ biển. Làm tôi phải bao đêm dài mất ngủ cho đến khi Ly xuất hiện.
Còn bây giờ, bây giờ có khi nào…
… Bạn đang đọc truyện Mùa hạ đầu tiên tại nguồn: http://truyensex68.com/mua-ha-dau-tien/
Hơn một tuần chất chứa trong lòng bộn bề bao suy nghĩ. Những gì muốn hỏi tôi đều đã hỏi rồi. Nhưng những gì em trả lời, không câu nào làm tôi thỏa mãn.
Vấn đề là tôi phải tìm ra đáp án thật cụ thể trong bài toán khó nhằn này. Rốt cuộc anh Toàn nào đó là ai? Tại sao em lại phải “sợ anh Toàn biết”? Và “sợ biết” là sợ biết điều gì?!
Nghĩ tới nghĩ lui tìm đủ mọi cách để giải bài toán đó. Nhưng càng trầm tư, càng đi vào bế tắc. Bỗng nhiên trong đầu tôi lóe lên một suy nghĩ. Nếu cứ coi đây thực sự là một bài toán, vậy khi bài toán quá ít dữ liệu cho trước làm khó khăn đến việc tìm ra đáp án, chúng ta nên áp dụng phép thử sai. Kiểu như giả sử thế này, giả sử thế kia.
Và bây giờ, khoan hãy quan tâm đến anh Toàn. Giả sử Diệp thật sự là của tôi, hẳn em sẽ sốt sắng lên khi thấy tôi đột nhiên im lặng. Em sẽ nghĩ rằng tôi đang nghi ngờ hay đã biết được điều gì đó, dù thật sự tôi chả biết gì cả. Em sẽ đến bên tôi lo lắng hỏi han, em sẽ thế này, em sẽ thế nọ…
Vậy là tôi quyết định thử lơ em một thời gian. Tôi muốn xem thử rằng liệu nếu tôi quay lưng, em có đến bên tôi mà níu kéo không. Có đến bên tôi mà giữ chặt lại không.
Ngay buổi học hôm sau, tôi không xuống lấy nhẫn nữa. Những lúc nhìn em, tôi cố nén ánh mắt yêu thương trìu mến vào bên trong và thay vào đó bằng ánh mắt giận hờn đầy sắc lạnh. Tôi cũng nói em đừng đến chở tôi đi học lý nữa. Giờ ra chơi cũng thôi xuống trò chuyện cùng em mà ra sân đá cầu với mấy đứa.
Đầu tiên em tỏ vẻ khó hiểu. Rồi sau đó em gửi lên tôi mẩu giấy hỏi han. Tôi chỉ gửi lại đôi dòng thơ:
Ai tặng em nụ cười…
Rồi em bỏ đi mất…
Giá nụ cười không đắt…
Ai sẵn sàng cho không…
Suốt một chiều mông lung…
Em đợi gì chẳng biết…
Cái nụ cười thân thiết…
Vương vấn khắp góc nhà…
Em thơ thẩn vào ra…
Nụ cười còn một nửa…
Nếu ai không đến nữa…
Nụ cười còn phần ba…
Nụ cười sẽ tan ra…
Sau mỗi lần thất hứa…
Ai chẳng còn nhớ nữa…
Em giờ thành chấm xa…
Đó là bài Nụ Cười của Thanh Loan mà tôi đọc được đâu đó trong một lần ghé thư viện trường.
Tôi đã cân nhắc vô cùng kỹ càng khi viết ra bài thơ này gửi lại. Vì 4 câu cuối, nó như lời khẳng định tôi không nhớ em nữa, em bây giờ trong tôi chỉ là một “dấu chấm xa vời” mà thôi. Chấm nghĩa là hết, nghĩa là kết thúc. Thật ra tình cảm tôi dành cho em chỉ có ngày càng đầy tràn hơn, ngày càng dào dạt hơn. Nhưng tôi muốn phép thử mạnh mẽ hơn để xem phản ứng của em thế nào.
Ai dè, sau bài thơ ấy. Gần một tuần, em và tôi không nói chuyện nữa.
Một tuần đó là một tuần tôi thấy thời gian trôi đi chậm hơn bao giờ hết.
Cả trăm lần muốn nhấc máy lên gọi điện, rồi lại thôi, quay về phòng. Cả trăm lần muốn quay xuống nhận chiếc nhẫn từ tay em, nhưng cố im lặng, nén tiếng lòng mình thật sâu xuống đáy. Cả trăm lần muốn được sóng bước bên em ra về, để rồi thẫn thờ ôm cặp qua cổng sau đi mất.
Rồi tôi chợt cảm thấy lo lắng. Những tưởng khi tôi làm vậy, em sẽ đến bên tôi hỏi han, thì thầm. Em sẽ lo lắng và sốt sắng nắm tay tôi tìm hiểu nguyên nhân… Mà thật ra cũng có hỏi han thật, nhưng lo lắng và sốt sắng thì không. Có khi nào, tôi đang đẩy em ra xa. Và nếu tôi cứ để như vậy, một ngày nào đó, em sẽ xa đến không quay về nữa…
Tôi vẫn nhớ đó là một chiều hạ đầu tháng tư.
Nắng miền trung cuối xuân đã bắt đầu oi ả. Một tuần rồi tôi tới lớp học lý một mình trên con xe trắng đen thân thương.
Hôm đó là thứ 5, ở nhà buồn bực, tôi đến sớm hơn giờ học gần 30ph. Ngồi trên chiếc xích đu trước nhà thầy bên dưới khóm hoa Sử Quân Tử đang nở rộ, bỗng thấy em đi từ ngoài vào. Phải chăng em cũng như tôi, buồn bực bức rức không yên nên đi học sớm.
Lặng nhìn vóc dáng ấy. Em thấy tôi cũng khẽ cười. Tôi chợt nhận ra bên trong nụ cười đó xuất hiện sự xa cách. Không kìm được lòng dù đã cố dặn, tôi bật ra thành tiếng “gửi xe xong Diệp ra đây với V nhé”.
Vài phút sau, em nhẹ nhàng ngồi xuống bên tôi.
Không gian mát mẻ thoáng đãng, yên lặng, nên thơ đến tuyệt vời. Nếu ở trong không gian này, cách đây một tuần, tôi sẽ mạnh dạn hỏi em là gì của tôi. Nhưng bây giờ đã khác, tôi chỉ thì thầm lên tiếng, vẫn cố thử:
– Diệp không làm bạn V nữa rồi… – Tôi nói và chờ đợi em bác bỏ điều đó, nhưng em chỉ đáp lại bằng sự im lặng rợn người.
– …
– Tại sao vậy? – Tôi lên tiếng mà nghe lòng mình đắng ngét.
– Diệp… xin lỗi…
Nghe xong ba chữ này, bất giác tôi không thể kìm nén được bản thân mình, nước mắt chực trào ra trên khóe mi. Tôi lấy khuỷu tay che lại rồi vội vàng đứng lên, không để bất kỳ ai thấy được đôi mắt yếu đuối ấy.
Vào bên trong lấy xe, bỏ tiết học lý, tôi đạp miệt mài một cách bất cần qua bao con phố, bao ngã rẽ, thật mạnh, thật nhanh, hòng mong hơi gió sẽ hong khô dòng lệ chực tuôn, hòng mong bụi bặm sẽ phủ kín vết thương lòng.
Từng vòng xe cứ thế lăn nhanh, mải miết, không biết trong bao lâu, khi trời chập choạng tối, tôi thấy ở phía xa là những con sóng vỗ vào bờ cát dài trắng muốt, từng hàng dừa trong gió lay động, lao xao, khẳng khiu như cũng đang buồn chán lắm.
Cảm giác tức tưởi cứ thế vỡ òa như tiếng sóng ngoài kia. Thả chiếc xe đạp vào bãi cát, tựa lưng vào khóm dừa, tôi nghe tiếng lòng mình cồn cào vô tận.
Thật ra tôi vừa trải qua điều gì, tôi cũng không rõ. Chỉ biết khi em xin lỗi tôi, nghĩa là em có lỗi.
Và cũng chả cần quan tâm đến lỗi lầm gì đó. Không quan tâm đến quá khứ đầy mến thương hay những lúc bên nhau đầy nồng thắm. Chỉ biết rằng, ngày mai, ngày mai tôi sẽ không còn em nữa.
Cũng có khi tôi chưa bao giờ có được em. Tất cả những gì đã trải qua, chỉ mình tôi tưởng tượng. Trên mọi thứ, em chưa bao giờ công nhận em là gì của tôi, dù đã hơn một lần, tôi hỏi em điều đó.
“… mà anh, anh chỉ trách em, trách em sao không nói thật lòng mình, sao em gian dối để làm gì…”
Những câu hát trong bài “Lời đắng cho cuộc tình” tôi vẫn hay nghe Đan Nguyên rên rỉ ngày xưa, hóa ra, đến bây giờ lại thấm thía đến vậy.
Từng ánh mắt chứa chan, từng nụ cười ấm áp… Mái tóc đuôi gà tung bay trong chiều gió… Những đoạn ký ức về em cứ thế tranh nhau ùa ra trong tâm trí.
Tôi đã làm gì sai? Tại sao đã bao lần tôi phải hứng chịu vào tim những nỗi đau vô bờ bến thế này? Chẳng lẽ tình cảm với ai đó thật nhiều là không đúng sao? Hay tôi vẫn thiếu điều gì cho đoạn kết? Ai đó, ai đó hãy đến trả lời cho tôi nghe với…
Rồi tôi bỗng trở nên như kẻ điên. Đấm tay vào bờ cát loạn xạ đến rướm máu. Tôi giận, tôi ghét, tôi căm thù kẻ đã lừa dối tôi suốt những tháng ngày qua. Người đó thích tôi, đó là điều tôi chắc chắn. Nhưng rồi họ xin lỗi tôi, đó là điều tôi vừa nghe. Tại sao họ có thể làm vậy?
Tôi ngẩng mặt lên như muốn kêu gào cho thỏa bao uất ức. Chợt nhìn thấy ở phía xa một hình bóng quen thuộc. Tôi cố dụi như không tin vào mắt mình. Chẳng lẽ khi tôi lao như bay khỏi lớp học lý em đã đi theo tôi sao? Chả lẽ nãy giờ khi tôi ngồi đây em vẫn ở phía sau lặng lẽ nhìn sao?
Ánh mắt tôi dừng lại. Em bỗng tiến về phía tôi như cô bé trong quả thị hôm nào. Trên bờ cát, cách một khoảng, em ngồi xuống. Rồi như lúc chiều, em lại nói:
– Diệp xin lỗi…
– Tôi ngẩn người nhìn thật sâu vào đôi mắt ấy. Tôi chợt muốn biết em xin lỗi vì điều gì. Tôi chợt lóe lên một tia hy vọng nào đó. Nhưng chưa kịp lên tiếng, em đã tiếp.
– Diệp thích V, đó là sự thật. Nhưng…
– Tôi bỗng nghe lòng mình như tê dại. Nếu sau chữ “nhưng” đó là một bước đệm của chia ly, thì trước chữ “nhưng” chẳng thà em cứ lừa dối đi, tôi sẽ vì thế đỡ đau đớn hơn.
– Im lặng một lúc như cố kìm nén, em lại tiếp – V là một chàng trai tuyệt vời. Nét lãng tử trong con người V thu hút kẻ khác như một thỏi nam châm. Vậy nên… vậy nên Diệp…
– Diệp đã có ai đó rồi sao? – Tôi hỏi mà thấy lòng mình bỗng vô định, trống rỗng.
Em chỉ im lặng. Nắng chiều đã tắt. Ánh trăng đêm mỏng manh phía trên rọi xuống làn sóng lăn tăn bên dưới thứ ánh sáng bàng bạc lấp loáng. Hơi thở của biển phả vào hồn tôi từng vị mặn chát như khiến vết thương lòng trong tôi thêm đau quặn.
– Đã vậy rồi, Diệp còn tình cảm với V… làm gì nữa? – Tôi chua chát.
– Diệp… cũng không biết… Từ những ngày đầu năm học, Diệp chỉ mến V thôi. Nhưng khi thấy Thương bên V, Diệp không ngăn nổi cảm xúc của mình…
– Rồi sao? Rồi Diệp cố để V là của Diệp chăng? Diệp cố thể hiện rằng, với Thương, Diệp mới là kẻ chiến thắng chăng? Diệp đem tình cảm của V ra để chứng tỏ mình? Hay Diệp…
– Không phải. V đừng nói nữa. Không phải vậy đâu…
– Không phải vậy? Vậy lý do là gì? Cô đã có ai đó, vậy mà cô vẫn cố làm tôi thích cô… – Không ngăn được những uất ức tuôn trào, tôi nói ra những lời như đay nghiến, cả cách xưng hô tôi cũng thay đổi trong vô thức. Và tôi bỗng thấy mắt em nhòa lệ…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70