Tắm rửa sạch sẽ quần áo tươm tất thơm tho, tôi xuống dưới nhà trông ngóng mẹ về. Ngồi vắt vẻo trên salon xem Tivi rồi buồn buồn lấy vài cuốn Jinđô ra xem xã stress + đốt thời gian (Nay đổi tên thành Itto – Sóng gió cầu trường). Đến hơn 11 giờ rưỡi mà chẳng thấy tăm hơi mẹ đâu, tôi lo lắng không biết có trục trặc gì giữa đường không nên bấm số điện thoại.
Tiếng Nokia tune
– Alo!
– Mẹ! Mẹ đang ở đâu? Sao chưa về? – Tôi tuôn một tràn.
– À, mẹ quên nữa, xin lỗi con trai nhiều! Hôm nay mẹ bận họp đột xuất nên con tự mua cơm ăn rồi đi học nha, tiền mẹ để trên đầu tủ lạnh đó.
Chưa kịp ú ớ chữ nào thì nghe đầu bên kia cúp máy cái rụp. Trời hỡi, sao mà số con lận đận quá vầy nè. Giờ cuốc bộ tiếp? Cơ mà xe mình sửa xong chưa ta!?
Cũng do cái con xế cùi bắp của tôi các bác ạ. Thường ngày chạy te te nhưng không hiểu thế quái nào hôm đấy thằng em mượn đi mua truyện, lúc đi ngẩn mặt lên trời hay kiểu gì không biết, về thì thấy cái xe như đống sắt vụn. Nghe nó bảo là tự dưng bị xúc sên mà nó không biết. Mà cũng may nó không bị sao, chớ mà có mệnh hệ nào chắc ba mẹ cạo đầu khô tôi rồi.
Nhìn đồng hồ gần 12 giờ tôi bỏ luôn bữa ăn trưa, ôm cặp với nón lá, à nhầm là nón kết đầy đủ rồi dong thẳng ra tiệm sửa xe ở đầu đường.
– Dạ bác cho con lấy xe hôm kia con gửi – Tôi đứng trước cửa gọi vào, hình như trong nhà đang ăn trưa (nghĩ lại cái số mình sao mà nó đen quá thể).
– À, chưa sửa xong con ơi, mấy nay bận quá. – Ông chủ tiệm bước ra.
– Dạ, bác sửa sớm cho con.
Chào hỏi rồi tôi lê bước đi con đường cũ. Bởi vậy hôm nay cái số tôi như rệp, giờ lên học mà ông thầy bà cô nào buồn buồn gọi lên là thôi thôi, xui đủ bộ luôn.
Tiết đầu tiên của lớp tôi là Toán Hình, nghe đồn là thầy Khoa sẽ “thụ án” về bộ môn toán của 3 lớp A1, A2, A3 (vì như năm ngoái là vậy). Nhỏ Tiên (học cùng lớp 9A2 cũ) ngồi kế bên tôi cũng bô bô về ông này: Nghe ông anh tui nói ổng ghê lắm, hắc ám vô cùng, ngồi trong lớp không đàng hoàng là ăn gậy như chơi.
Và những lời đó không phải là tin đồn thất thiệt khi:
– Học sinh nghiêm!! – Giọng nhỏ lớp trưởng vẫn như ban sáng như có phần yếu hẳn đi.
Thầy giáo bước lên bục giảng để cặp rồi quay lại đứng giữa bục mà dòm bao quát lớp, rồi chẳng nói chẳng rằng ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống (chắc này là thói quen của thầy). Xong quay lại “nắn nót” từng chữ ghi tựa bài, mà thầy này viết chữ đẹp kinh các bác ạ.
Phải nói khi nhìn thoáng qua hoặc nhìn kĩ gì cũng chỉ có thể phán một câu: Thầy có dáng người cao cao gầy gầy, tướng đi thì từ tốn, chẳng biết hiền dữ thế nào nhưng tuyệt đối sẽ là người khá nghiêm rồi đó.
Sau màn “đánh giá sư phụ”, tôi quay qua nhỏ Tiên:
– Nãy bà nói…. Là ông thầy đó hả?
– Ừ, chắc rồi – Nói xong nhỏ nuốt nước bọt ra chiều căng thẳng lắm.
Thật ra tôi còn căng thẳng gấp mấy lần nhỏ là đằng khác. Gì chứ mẹ tôi cực kì hy vọng tôi sẽ giỏi Toán, mong là tôi sẽ vào được lớp chuyên Toán lớp 11. Nói sơ qua tí là trường tôi hơi ngộ: Lớp 10 thì chia ban A ban B các thứ như bình thường, nhưng lên 11 và 12 thì phân ra chuyên Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sinh và phải thi tuyển vào các lớp chuyên. Những bạn không đậu thì sẽ phải học giống lớp 10. Túm váy 3 từ là “Rất vẽ chuyện” các bác ạ.
Nhưng giờ đã xác định ông thầy “sát thủ” đang ở trước mặt, tôi mường tượng ra cái cảnh ngồi run lẩy bẩy cầu trời nguyện phật cho ổng đừng có xướng tên lên bảng, xui xui không làm bài được có khi ngồi vào sổ đầu bài như chơi.
Và cái bản lĩnh “sát thủ học đường” đã được thầy thể hiện ngay sau đó:
– Ở môn này các anh chị cần 4 cuốn tập, 2 bài học, 2 bài tập. Bài đầu tiên hôm nay là Các định nghĩa liên quan Vectơ. – Vừa ghi xong tựa ông thầy quắc mắt nhìn xuống lũ học trò rồi thao thao bất tuyệt, giảng giải một số định nghĩa về vectơ tùm lum.
– Trời ơi, học với chả hành! – Tôi thở dài một phát.
– Cái điệu này là cả năm dính chấu với ông này rồi không biết có.. – Thằng Cẩn, bạn chí cốt nguyên cái thời cấp 2 ngồi trên tôi một bàn, chưa kịp thở dài nói hết hơi thì bị dính chấu thiệt.
– Anh kia, quay xuống làm gì đó, nãy giờ tôi nói gì lặp lại xem!!!
Thế là xong đời một em.
Hết tiết, số bé xong đời không dừng lại ở mỗi mình thằng Cẩn. Tính tới phút thứ 90 của trận đấu, à nhầm là của buổi học, ngoài nó ra, số đứa bị thầy chất vấn là 3, khỏ đầu thẳng tay là 4. Tổng cộng 6 nam và 2 nữ đã lên dĩa (cũng may là tôi không có trong danh sách đó).
Nhưng ngay sau tiếng chuông vang lên báo hiệu giờ ra chơi, ông thầy “hắc ám” lại mang đến một tin bất ngờ:
– Người dạy Toán chính thức của các anh chị là cô Mai Phương, hôm nay cô bận đột xuất nên tôi dạy thế một buổi – Vừa nói thầy vừa dọn mớ sách trên bàn.
Và rồi tất cả đều im lặng đến lạ thường, đến nỗi con muỗi bay ngang qua tôi còn nghe thấy nó vỗ cánh mà (đùa thôi), duy chỉ có một người nhếch môi:
– Cũng may cho các anh chị đấy! – Nói rồi thầy Khoa bước ra khỏi lớp.
Chỉ đợi có thế, cái lớp 10A1 vùng dậy reo hò còn hơn biết được nghỉ học cả tuần, quên luôn cái việc ông sư phụ hụt chỉ mới đi ra khỏi lớp khoảng vài bước thôi. Thật, thầy Khoa hệt như cơn giông bão lốc xoáy vòi rồng vừa quét qua. Và mặc dù không có bất kì thông tin nào về cô Mai Phương nhưng thoát khỏi ông thầy này là niềm hạnh phúc vô biên rồi.
À, tôi sẽ dành ra hẳn một đoạn để nói về những năm trước khi bước lên cấp 3 nhé!
Như đã giới thiệu từ trước, tôi học trường Nguyễn Thị Minh Khai cả 4 năm cấp 2 nên năm lớp 8 là năm mài mông thứ ba của tôi trong cái ngôi trường này. Lúc đó tôi còn nhớ là ngồi kế nhỏ Hạnh, hai đứa nói chuyện tương đối hợp, thêm nữa vào cái thời gian đó tôi chưa chuyển nhà lần hai nên ở kế bên nhà nhỏ, cách nhau độ hai cái nhà.
Và năm lớp 8 đó đánh dấu cột mốc quan trọng trong đời tôi là cô Ngọc Yến, cô giáo dạy Lý đã phát hiện ra “thiên tài Lý học” là tôi đây. Thật ra tôi cũng bất cmn ngờ lắm khi mà cô cứ giảng và tôi cứ tiếp thu rất nhanh (chắc một phần là do hợp rơ). Phần được cô khen thì khoái chí ở nhà ôm bài Lý mà giải miết, rồi tìm cách giải khác ngắn hơn. Vì thế nên cô khen lại càng khen, đến giữa năm thì bóc tôi vào đội tuyển Olympic Lý của trường.
Hồi đó nghe đến Olympic là khoái lắm cơ, tôi cứ tưởng khi đi Olympic thì sau này sẽ danh chính ngôn thuận đại diện trường đi thi luôn cái chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” luôn, oách kinh! (Giờ nghĩ lại thấy ngu bờ mờ ). Thế là gật đầu cái rụp bắt đầu những ngày tháng ôn luyện. Về độ nhạy thì chắc trong đám học trò không đứa nào hơn tôi, nhưng về chuyện mài mò thì nhỏ Ngọc bên lớp 9A4 phải nói là vô đối. Hầu như bài nào nhỏ cũng đã làm qua, bất cứ cái gì trong sách cũng thuộc làu làu, đúng từng chữ. Tôi chẳng bao giờ được thế cả, ngay đến mấy cái định nghĩa mà tôi vẫn luôn đọc theo ý mình, tức là nắm ý thôi, chứ mà từng câu từng chữ thì nhớ thế quái nào được.
Thế là khoảng độ tháng 10 năm lớp 9, chúng tôi sau kì ôn luyện căng thẳng cũng lên đường đi thi vòng huyện. Nói về độ khó thì cũng tương đối, không đến nỗi không tìm ra hướng giải, nhưng lắt léo nhiều cái không ngờ được. Và hạnh phúc thay tôi được giải 2 (chỉ sau nhỏ Ngọc) và đồng thời đại diện huyện đi thi vòng tỉnh. Nhưng khốn nạn đời tôi, ngay tối trước ngày đi thi vòng tỉnh thì do bộp chộp khi xuống cầu thang, tôi bị trật chân và sưng một cục ngay mắt cá chân. Lúc đầu như chẳng đi được luôn, sau thì bác sĩ bảo hạn chế đi lại mức tối đa độ một tuần sẽ đỡ. Thế là phải gọi điện thông báo cô Yến, dù cô đã nói hết lời nhưng tôi vẫn nhất quyết không đi. Ầy, đâu có điên, đi thi mà chống nạng thì thôi ở nhà luôn cho rồi, cứ như giữa rừng đứa bình thường xọt vào 1 thằng bị khuyết tật ấy.
Rốt cuộc nhỏ Ngọc đi thi tỉnh mà chẳng được giải nào vì đơn giản năm ấy đột nhiên đổi dạng đề, thế là xong!
Sau đó tôi phải gọi điện mấy lần đến nhà cô Yến khi biết cô buồn vì việc đó. Cũng hứa hẹn tùm lum khi lên cấp 3. Và đó là một trong những lí do tôi dứt khoát cũng phải học Nguyễn Thị Minh Khai.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121