Một tuần rồi 2 tuần lại trôi qua một cách nhanh chóng. Tôi thì vẫn cảm giác ray rứt không nguôi, còn cô Phương thì “đuổi thẳng cổ”. Hôm nào đi học thêm mà về cùng tụi nó thì không sao, chứ mà bữa nào bận học Trung tâm thì y như rằng.. Về chung với tụi nó luôn. Nói đúng hơn mới bước vô ngồi xuống bàn chưa nóng mông đã bị đá bay về. Trời hỡi. Chuyện gì đang xảy ra vậy trời?
Cô Phương thì vậy, còn mọi chuyện ở nhà cô Yến vẫn bình thường. Tất nhiên vì tôi cố tỏ ra vô cùng bình thường với cô, cứ như muốn lấp liếm đi hết thảy những suy nghĩ vớ vẩn của thằng học trò đang độ tuổi lớn.
Hôm nọ, trời cũng đẹp nốt. Sao không có ngày nào phù hợp với tâm trạng của tôi vậy cà?
– Ê, thằng Khôi được cô Hương kêu đi bồi dưỡng Hóa kìa! – Nhỏ Tiên nói với tôi và thằng Cẩn. Dạo này 3 đứa càng thân thiết hơn bình thường, vì cái chân của thằng khốn đó vẫn chưa hết mà giở chứng muốn hóng khí trời. Vậy là báo hại tôi phải è thân ra mà kè nó đến cái ghế giữa sân trường. Bờ mờ, ác ôn!
– Thì nó giỏi Hóa nhất lớp mà, có gì đâu mà thắc mắc – Thằng Cẩn nói.
– ……………. ! – Tôi im lặng.
– Mà thằng Nguyên mấy nay ôn Lý sao rồi hử? Tốt không con trai? – Thằng Cẩn lại quay qua hỏi, bờ mờ, giọng cứ như ba tôi ấy.
– Quá được. Nhưng mà…!
– Sao sao? Cô thấy mày không đủ năng lực hả? – Nhỏ Tiên chọc.
– Uầy, không phải. Tao chỉ là đang buồn vài chuyện.
– Chắc liên quan – Cả 2 đứa đồng thanh làm tôi đúng quê. Mợ chúng nó!
– Chúng mày.. Dính đến chuyện Olympic mới nói chứ – Tôi cố kiềm chế.
– Ờ, thế giờ chú buồn cái gì, kể anh nghe rồi anh giải quyết dùm cho – Thằng Cẩn vẫn không từ bỏ cái mặt khốn nạn.
Có nên nói không nhỉ, dù gì thì tôi cũng biết rằng 2 đứa này cũng xem tôi là đứa bạn chí cốt, chắc cũng muốn nghe tâm sự của thằng bạn mình. Và thế là tôi thuật lại hết. Tất nhiên mấy cái cảnh tôi buồn thảm và những suy nghĩ vớ vẩn thì giấu nhẹm.
Kết quả, thằng Cẩn tặc lưỡi rõ to, nhỏ Tiên thì không nói gì cứ ngồi vuốt tóc rồi nhìn tận đâu đâu ấy.
– Mày là sướng nhất rồi con trai ạ! – Thằng Cẩn vỗ vai tôi cái độp.
– Sướng ức khỉ gì – Tôi nheo mắt.
– Này nhá, người ta thì trông một người còn không có, còn mày thì.. Được đến 2 cô luôn.. Đúng là “Cuộc đời thật lắm bất công! Thằng 4 hộp sữa, thằng không hộp nào” – Nó ra chiều khoái chí tợn, mà tôi chả hiểu cái câu nói đó là nghĩa gì, sao lại liên quan đến hộp sữa ở đây nhỉ? Mà trong 3 đứa hình như có mỗi tôi là ngu người. Thằng Cẩn thì cười còn nhỏ Tiên nhíu mày rồi đập vào vai nó phát rõ đau.
– Bậy bạ không nha!! – Nhỏ đỏ mặt.
– Bậy gì mày?? – Tôi chưng cái mặt không hiểu mô tê gì sất.
– Mày chậm tiêu vừa thôi. Mà giờ mày tính sao?
– Sao trăng gì, lỡ leo lên lưng cọp phải chạy đến đích chứ.
– Còn cô Phương?
– Thì hôm trước tao lỡ.. Nói rõ vậy rồi. Nên chắc cô sẽ kiếm đứa khác.. Thiếu gì đứa. – Tôi ngập ngừng.
– Bởi vậy tao nói mày suy nghĩ kiểu gì vậy? Môn Toán dù sao cũng là môn ngon lành thế mà mày đi từ chối – Nhỏ Tiên phán một câu trúng ý tôi ghê, nhưng mà..
– Thì tao cũng biết vậy, mà lỡ học cô Yến 3 tháng trời rồi. – Tôi buồn xo.
– Thế thì mày dẹp mấy hồi, bảo không thích nữa – Thằng Cẩn xọt một câu.. Làm tôi thấy chí lý quá chừng.
– Đừng có xúi bậy, cô Yến ôn mày cho đã, không bỏ được đâu – Nhỏ Tiên gạt phắt.
Bờ mờ, sao mới lúc nãy con nhỏ mới đề cao Toán dữ lắm mà, giờ quay qua ủng hộ tôi học tiếp Lý là sao? Mâu thuẫn ghê vậy ?
– Sao nãy mày nói khác ??!?!? – Tôi nhếch mồm quạu.
– Thì… thì cũng chẳng biết tính sao nữa. – Nhỏ Tiên vuốt tóc ra chiều đuối lý.
– Thôi quyết định là tùy mày con trai ạ, nhưng mày chọn môn nào bố cũng ủng hộ. Ráng thi giật giải nhé, hê hê – Thằng Cẩn lại vỗ vai tôi cái bộp và đồng thời kết thúc buổi tư vấn chẳng được tích sự gì. Điều chúng nó nghĩ tôi cũng nghĩ qua rồi. Cơ mà khi nãy thằng Cẩn gợi ý phát làm tôi tỉnh ra, há chăng không phải tôi chưa từng nghĩ đến chuyện “bỏ Lý”, chẳng qua.. Tôi không dám nghĩ đến thôi.
… Bạn đang đọc truyện Cô giáo chủ nhiệm tại nguồn: http://truyensex68.com/co-giao-chu-nhiem/
Và tôi quyết định đánh đòn thăm dò:
– Nguyên! Làm gì mà nhìn ra ngoài vậy? – Giọng cô Yến sau lưng khiến tôi chợt tỉnh. Thật ra có nhìn gì đâu, chỉ là đang nghĩ cách đánh thế nào thôi mà.
– À, em đo vận tốc mấy con én đó mà cô – Tôi giở giọng bố láo, cố làm mặt tỉnh.
– Không giỡn nha – Cô nhăn trán đưa cây thước định khỏ khỏ đầu tôi, mà nghĩ sao đành lòng khỏ được.
– Dạ, em làm bài mà – Tôi cười hì hì.
Đầu buổi cô Yến đưa tôi 15 bài, mà dòm bài nào bài mấy nó dài cỡ nửa trang vậy các bác ạ. Dòm qua dòm lại miết cũng đặt bút xuống, nhưng cho đến tận giờ, tức qua nửa buổi học, tôi vẫn chưa làm được 5 bài nữa.
Nhưng có một điểm lạ là.. Mỗi lần tôi ngước mặt lên khi làm xong một bài, thì y như rằng cô Yến ngó chỗ khác. Phải nói là quay ngoắt đi luôn? Gì vậy? Chẳng lẽ tôi đang nhìn tôi? Làm phát bài tiếp theo, tôi cố tình dòm lên bất ngờ khi đang ôm máy tính, bắt ngay quả tang đôi mắt buồn đó đang nhìn mình. Này thì nhìn lén nhé !!
Khác với những lần trước, lần này tôi dòm lại cô lâu thật lâu, miệng thì tủm tỉm, hế hế, quá khoái.
– Gì vậy? Làm bài đi chứ? – Cô quay lại cố đánh trống lãng.
– Cô! Học sinh khối mình còn ai giỏi Lý nữa không?
– Có chứ, bé Hoa bên A3 nghe nói học cũng được lắm. – Cô đáp.
– Ủa? Em tưởng cô dạy luôn A3 chứ. – Tôi nhầm các bác ạ, thật ra cô Phương mới là người “thầu” 3 lớp ban A khối 10.
– Không, cô dạy A1, A2 với B5 thôi. Mà em hỏi chi vậy?
– Hề, cho biết thôi mà cô. Thế khối mình chỉ 2 móng thôi hả cô? Sao cô không ôn luôn nhỏ đó? – Tôi lại tiếp tục kiếm chuyện hỏi.
– Thầy Thiên dạy thì thầy phải ôn chứ! – Cô Yến nhún vai tỏ vẻ đang nói chuyện đương nhiên, chỉ có tôi là hỏi vớ vẩn.
– Mà cô! Em thấy thằng Minh Nhật bên A2 cũng giỏi mà cô, lớp 9 nó có trong đội tuyển mà.
– Nhật thì…. – Nói đến đây cô giáo im lặng nhìn tôi như dò xét. Vài giây sau: – Em.. Không muốn đi bồi dưỡng sao?
Bị cô Yến nói trúng tim đen, tôi đâm ú ớ và gãi đầu lia lịa như cả chục bữa chưa tắm vậy.
– Dạ, làm gì có, em vẫn đang đi ôn mà – Tôi chối phắt.
– Sao vậy? Nói đi!! – Cô nheo mắt, vẻ nghi ngờ vô cùng – Không thích Lý nữa hả?
– Dạ, không phải là không thích nữa. Ầy!! Em thi Lý mà!!
Tôi không biết cái vẻ mặt của tôi lúc đó có đáng tin hay không vì ngay sau đó cô Yến phán một câu bắn trúng bộ óc luôn:
– Nói thật đi! Giấu cô hả? Cô ghét nhất là ai giấu cô đó nha… nhất là… – Đến đây cô giáo bỏ lửng câu, còn tôi thì đang tâm hồn bấn hết cả loạn, sao cô tinh thế nhỉ?
– Em… e.. m.. Thật sự em không biết sao nữa. Hôm rồi cô Phương hỏi em có muốn đi thi Toán không! – Tôi gãi đầu thú nhận.
– Rồi em nói sao? – Cô chống cằm, nghiêng đầu đợi câu trả lời của tôi. Tự dưng sao lúc này cái bộ óc mê gái của tôi lại trỗi dậy, cô trong tư thế này là đẹp nhất cá bác ạ.
– Em nói là em phải thi bên Lý rồi! – Vừa nói tôi vừa “bí mật” theo dõi thái độ của cô Yến. Cứ tưởng nói câu đó sẽ xoa dịu tình hình, ai dè đâu…
– Em muốn đi thi Toán, đúng không?
– Dạ? Ừ thì.. Cũng có.. Nhưng chút chút – Tôi dối lòng trắng trợn, trưng con mắt ngại ngùng nhìn cô.
– Ừ, muốn học lắm chứ gì? Muốn học cô Phương lắm chứ gì?!!!
– Dạ cô… nhưng mà.. – Tôi phân trần. Cơ mà thế quái nào cô giáo lại đọc hết tâm can tôi vậy hả trời? Năng lực siêu nhiên?
– Vậy thì đi theo….. ! – Cô lại im lặng. Nhưng lần này tôi lại chú ý. Theo ai?
– Dạ? Làm sao cô? Theo ai cô? – Tôi tròn mắt thắc mắc.
– À, không có gì. Nếu em muốn thì cứ đi bồi dưỡng Toán đi!
– Vậy sao được, em đã hứa với cô rồi mà. – Lời nói của cô tựa như một cánh cửa lên thiêng đàng, đồng thời có thể dẫn đến hố sâu nếu tôi không tính kỹ. Và tất nhiên tôi chọn cách an toàn nhất.
– Vậy thì về nhà suy nghĩ đi, thích thi môn nào hơn. Xong thì nói với cô, còn hôm nay em về sớm đi. Cô hơi mệt.
Tôi có một cảm giác là hình như nếu không muốn nhìn thấy cái bản mặt thối của thằng oắt là tôi, thì các bậc cô giáo đều lấy một lí do hết sức chính đáng là.. Mệt. Nhưng rõ ràng mấy phút trước có mệt đâu trời.
Nghĩ trong đầu vậy thôi chứ còn khuya tôi mới dám nói. Thế là gom hết mớ tập sách trên bàn, chào cô rồi về. Lạy chúa, sao giống y cái khung cảnh hôm trước vậy. Cô Yến cũng ở một mình, nhà cô cũng có cái cổng, khác cái là cái cổng đó màu xám, còn cổng nhà cô Phương màu trắng.
Vậy là tôi đạp xe về với câu hỏi không lời giải đáp. Tôi.. Rốt cuộc đã làm đúng hay sai ?
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121