Định kể cho bà con nghe vài mẩu chuyện nhỏ từ đêm qua mà chuyến bay dài và mệt quá không thể viết nổi nữa, mong mọi người thông cảm.
Sáng sớm nghe anh em thông báo ngoài Bắc nhiều nơi đã râm mát lại sau hai ba ngày đổ lửa, vậy là mừng rồi.
Nay xin kể lại cho bà con nghe một câu chuyện cũ, từ những ngày tôi còn trong rừng rú lan man tới tận những năm 2000, câu chuyện xoay quanh những miếng ngọc bội cũ, mà tôi vô tình có được và cũng vô tình nhìn thấy nó.
Ngày đó chúng tôi ở Pailin, một hôm phía bạn bắt đầu được mấy người dân buôn, trong đó họ tình nghi có hai người là quân báo của pot trà trộn vào, một trong hai người này là đàn bà, chị ta trông chừng hơn 40 tuổi, người thấp đậm, da đen tóc ngắn đặc trưng những người đàn bà thời khmer đỏ, tuy cố tỏ ra vô tội nhưng nhìn qua nhiều biểu hiện là anh em biết bà này không phải “dạng vừa” đâu.
Khi kiểm tra tư trang của chị này, tôi nhớ láng máng có một số tiền khá lớn vào lúc bấy giờ, có thể nói nó hơn một gia tài của người dân chung khi đó ở cái đất nước mới giải phóng khỏi sự hủy diệt của chính những kẻ cầm đầu cái chính phủ tàn ác Khmer Đỏ.
Khoảng chừng gần 20 ngàn đô la Mỹ, vài chục ngàn riel và cả vàng lá nữa, có tới 2 – 30 miếng vàng được quấn cẩn thận ở hai bắp chân chị này, chị ta luôn miệng leo lẻo khai là dân buôn thôi.
Lần đó thứ tôi chú ý trong cái túi đeo bên người của chị ta là một cái túi rút dây như túi con nít ngày xưa hay đựng mấy viên bi, trong đó có mấy miếng ngọc màu xanh rất nhạt, nó được mài rất cầu kỳ và không giống bất cứ thứ đồ trang sức nào.
Những miếng ngọc phỉ đó có hai miếng dẹt cỡ chừng gần bằng ba ngón tay, hai miếng thì mài hình trụ to bằng ngón tay… hỏi chị ta là cái gì thì chị ta ấp úng nói không biết, chỉ biết là của lính pốt lấy của dân giờ chị ta có nhiệm vụ đem bán để mua lương thực thôi…
Sau đó chừng hai năm, khi tôi ở Xiem Riep, gần đường 12, cạnh cái phum gì đó tôi không còn nhớ tên, chỉ nhớ ngoài phum có cái hồ nước hình chữ L rất to, gần hồ có ngôi chùa bỏ hoang nóc bị đạn bắn tè le, tượng thì bị lũ pốt đập vỡ quăng lung tung.
Có con đường cũ toàn đá lổm nhổm chạy qua đó, ngay đầu đường vào là những dãy nhà sàn chỉ cao tới tầm ngang bụng, dân bán đồ lung tung, từ mắm muối tới rượu thốt nốt cùng thuốc lá và bia Thái lan tới vải vóc đủ thứ…
Buổi trưa và chiều tà chúng tôi hay mò ra đó mua thuốc lá, thỉnh thoảng có tiền thì mua lon bia cọp trắng, cọp vàng của thái nhấm nháp, uống xong giữ cái lon lại ngắm nghía rồi làm hộp đựng lặt vặt.
Lúc đó hay nghe một bà cụ già bán thuốc rê kể chuyện về một ngôi miếu thờ cũ thấp nhỏ, kế một ngôi nhà xây bị bắn nát bươm chỉ còn trơ lại vài bức tường. Bà cụ xưa ở đó bị lùa vào công xã hơn năm trời nhưng may mắn là lũ pốt bị đánh bỏ của chạy lấy người nên bà thoát chết lại lần hồi quay về nơi ở cũ, con cháu và chồng bà đã chết và lưu lạc hết, bà sống với một cô cháu bị câm gầy nhỏ cỡ chừng mười mấy tuổi.
Bà cụ cùng hai cô nữa đứng tuổi họ từng là dân ở đó từ nhỏ, nghe họ kể nhiều chuyện từ ngôi nhà bị bắn sập đó và ngôi miếu thờ nhỏ. Đó là ngôi miếu thờ xây kiểu người Trung Quốc, ngay ngã ba đường cũ, con đường này giữa hai dãy nhà xây mặt đường nhưng gần như đã đổ nát hết vì đạn bom, dân trở về dựng nhà sàn theo con đường mới vào cái phum theo lối men bờ hồ, con đường cũ và những dãy nhà đổ nát hoang tàn cỏ trúc mọc lút đầu người, nghe các cô và bà cụ kể về ngôi miếu thờ, tôi đã tò mò chui vào xem, bên trong nó có một bát nhang bằng đá xanh khá to đổ nghiêng, mái sau ngôi miếu đã sập xuống, ngôi miếu chỉ rộng chừng vài ba mét vuông, đồ thờ đều đã vỡ hoặc bị đập quăng xung quanh, thứ làm tôi chú ý trong đó là một miếng đá gì đó trông nó màu xanh nhạt, tôi chú ý vì nó rất giống với những miếng ngọc mà của nữ quân báo ponpot giữ trong người mà tôi từng biết, tôi không nhặt mà chỉ cầm lên xem xét rồi để lại đó…
Tới bao nhiêu năm sau tôi mới được biết đó là những miếng ngọc thật, và nó ẩn chứa những bí mật khủng khiếp đằng sau mà một người bạn Trung Quốc kể lại cho nghe vào những năm 2 ngàn…
Khi đó chúng tôi chỉ hay ra hóng bà cụ kể chuyện ma quỷ và bùa ngải thôi. Không riêng bà cụ và các cô kia kể mà cả mấy sĩ quan bác Hiêng cũng nói nhiều tới chuyện “ma tà” ở con đường có cái miếu và những ngôi nhà đổ nát đó, xương xẩu ở cái mảnh đất đó hậu chiến thì đầy ở khắp nơi, chúng tôi quá quen rồi, có khi cất cái lán ở bao nhiêu ngày rồi tới lúc nó nghiêng vì mưa phải đào lại lỗ chôn cái cột thì mới biết đang ở trên cả bãi xương người, xuống khe suối bắt cá cua moi dưới bùn là chạm vào xương hay hàng búi tóc, cái giếng nước ăn bao lâu, tới lúc nó vào mùa khô cạn xuống đào thêm cũng lại khuân lên cả mớ xương người đen xì… chả ai còn nhớ cảm giác sợ nó thế nào nữa, nhưng vẫn thích và tò mò về chuyện “ma” họ kể lại.
Bà cụ và mấy cô thì thấy và biết từ lâu rồi, nhưng mấy anh lính mới ở đó cũng từng gặp…
Một lần anh L từ Sisophon về sớm, tới ngã ba chỉ tầm 4 – 5 giờ sáng, trong ánh sáng mờ mờ của bình minh anh L thấy một cô gái vác một cái bình nước bằng đất nung trên vai, bận một cái xà rông màu vàng nhạt rất đẹp, và trên đầu quấn một cái khăn màu đỏ rực lạ lùng, cô gái đi từ dưới bờ hồ nước lên ngang trước mặt anh L và một người nữa đang chở nhau trên chiếc xe honda Dam, hai anh cùng bảo nhau cô nào mà đẹp thế, anh kia thì không biết vì từ xa tới, còn anh L thì vội vã dừng xe băn khoăn nghĩ không biết cô gái đó là ai, vì anh chưa gặp, dân quanh đây không có ai trông như vậy cả, lại còn đi lên phía con đường bỏ hoang phía trên sau lưng nhà dân nữa, đứng nhìn một hồi cho tới khi cô gái đi khuất, chỉ còn cái khăn đỏ trên đầu cô gái như một bông hoa mộc miên khổng lồ cứ thấp thoáng thấp thoáng sau những bụi cỏ trúc rất cao.
Lúc đó thì anh L chưa nghĩ gì nhiều, chỉ khi cô gái đi qua thì có một thứ mùi kỳ lạ hăng hắc, hôi hôi, thum thủm bay trong gió thì anh mới nổi hết gai ốc trên người, còn anh kia thì bị đau đầu chóng mặt tới tận đầu giờ chiều mới khỏe lại.
Chúng tôi nghe anh kể lại thì chỉ biết lè lưỡi nhìn nhau, vì cả bà cụ và vài anh lính bạn cùng kể lại giống như vậy, anh L thì không cùng chúng tôi lê la ra dân nghe chuyện, anh cũng không biết cái giai thoại cô gái đội khăn màu đỏ đó mà nói các anh bịa ra để trêu chúng tôi làm gì.
Theo lời bà cụ kể thì ngày xưa nơi đó là nhà của những người Hoa buôn bán làm ăn, nơi đó từng là một con phố giàu có buôn bán tấp nập, có nhiều người Hoa sinh sống từ rất lâu rồi, cái miếu cũng xây từ rất lâu rồi từ bé bà cụ đã thấy nó, còn có một cây sảng cổ thụ nhưng thấp ở cạnh miếu, nhưng có lẽ đạn pháo khiến nó tan nát và đã chết rồi, chỉ còn ngôi miếu.
Ngày trước thì mỗi khi đầu tháng mùng hai âm, hoặc 16 âm thì người Hoa buôn bán nơi đó hay tới ngôi miếu này cúng bái, người ta đồn rằng đó là ngôi miếu thờ thần giữ của, đó là ba cô gái còn trẻ bị chôn sống theo tục yểm giữ kho của của người Hoa ngày xưa, thực hư thì tôi không biết mà chỉ nghe bà cụ kể lại thôi, lúc trước thì chẳng nghe ai nói thấy “ma tà” gì ở đó, chỉ từ khi chinh chiến xảy ra, đổ nát rồi chết chóc thì mới xảy ra chuyện lạ đó, nhiều người đã nhìn thấy một hoặc hai cô gái, có khi thấy cả ba cô, lúc thì họ bơi lặn dưới cái hồ nước, lúc thì họ đi ngang qua đường giữa buổi chiều tà, không có mưa nhưng người cô nào cũng ướt sũng nước, các cô đi thân hình uốn lượn như những con rắn và đặc biệt là mặc những chiếc xà rông rất đẹp, màu thì có thể khác nhau nhưng có một thứ giống nhau là ba cô đều trùm ba chiếc khăn đỏ sậm như màu máu ở trên đầu. Những chiếc khăn đó không phải khăn karma của người khmer mà nó giống khăn che mặt của người Hoa cổ ngày xưa…
Tôi thì chưa được nhìn thấy tận mắt hình ảnh đó, chỉ là nghe kể thôi, theo lời bà cụ nói thì đó là hồn ma những cô gái bị chôn sống làm thần giữ của của người Hoa ngày xưa, có lẽ bom đạn làm vỡ phong ấn và họ đã thoát ra ngoài…
… Bạn đang đọc truyện Chuyện đời lính tại nguồn: http://truyensex68.com/chuyen-doi-linh/
Vào tầm đầu năm 2000, khi ở Hồ Nam, một anh bạn tôi là người Miêu, có rủ tôi vào Nan Lĩnh để xem tận mắt lễ minh hôn của người Miêu tại những vùng sâu vùng xa của quê hương anh, nhưng do điều kiện lúc đó tôi không thể đi được vì đường tới đó rất xa và phải đi bằng nhiều phương tiện trong đó có cả cưỡi ngựa nữa mới tới được nơi đó.
Nghe kể về tục minh hôn nhiều, nhưng khi biết mà không thể tới xem tận mắt quả là tiếc nhưng biết làm sao được…
Đó là tục cưới vợ hay chồng cho người đã chết, hoặc còn sống.
Xin dài dòng thêm một chút về cái tục lệ quái đản này của người TQ xưa (thậm chí nay vẫn còn ở một số nơi hẻo lánh)
Tục minh hôn này có từ lâu rồi, tôi cũng chẳng biết nó có từ khi nào, chả buồn tìm hiểu làm gì vì nó ghê rợn quá.
Chỉ biết rằng ngày trước những gia đình giàu có ở TQ khi mà chẳng may con cái họ chết sớm khi chưa có vợ con thì họ sẽ tìm một gia đình khác cũng có con cái chết trẻ để cưới cho con trai họ, đám cưới diễn ra như thật chỉ khác là tổ chức vào ban đêm và cô dâu chú rể là những hình nhân chứ không phải người thật.
Còn gia đình nào có con gái mất trẻ thì nếu họ không tìm được người nam cũng chết trẻ để cưới làm chồng thì họ có thể cưới chồng là người đang sống cho con họ, họ quan niệm là con gái là con người ta nếu chết sớm thì chẳng ai thờ cúng sẽ khổ nên phải cưới chồng và gia đình chồng sẽ lo việc thờ cúng, nên những nhà giàu mới có tiền mua chồng sống cho con bằng những khoản tiền khá lớn, còn con trai mất sớm không cưới vợ cho thì có thể người con đó sẽ lôi theo người nhà làm bạn cho vui…
Thậm chí có nhiều vụ án đào mồ trộm mả chỉ vì họ tìm thấy người chết hợp tuổi với con họ nhưng gia đình kia không muốn thế là họ lén đào trộm mộ lấy hài cốt đem về làm lễ cưới cho con như kiểu bắt vợ của người Mông ta.
Còn có những gia đình có con muộn vợ muộn chồng họ cũng làm đám cưới âm cho con cái, họ cho rằng bị mắc duyên âm nên không thể lấy vợ hay chồng, mà khi chết mà không có vợ hay chồng thì sẽ là ma dữ, không tốt… vv.
… Bạn đang đọc truyện Chuyện đời lính tại nguồn: http://truyensex68.com/chuyen-doi-linh/
Tuy không xem được tận mắt cái đám cưới ma đó, nhưng bù lại, tôi được biết thêm khá nhiều chuyện tưởng như vô tình…
Anh bạn không phải là nhà khảo cổ nhưng anh sưu tầm và hiểu biết về cổ vật khá nhiều.
Vô tình tôi thấy những miếng ngọc trong bộ sưu tập của anh, khi hỏi anh thì mới vỡ lẽ ra nhiều.
Đó là những miếng ngọc hòa Điền, bạch ngọc là loại ngọc quý nhất trong các loại ngọc nổi tiếng ở TQ, và ngày trước người ta không dùng bạch ngọc làm đồ trang sức mà họ chỉ làm đồ thờ cúng, thứ ngọc đó trở nên tâm linh hơn khi ngoài việc làm đồ thờ cúng họ còn mài giũa nó thành thứ để chèn “cửu khiếu”.
Những người giàu có hay vua chúa xưa khi chết thường ướp xác hai chôn cất rất cầu kỳ, ngoài những loại thuốc dấu để dùng ướp xác, thì những cái xác đó còn được chèn vào “cửu khiếu” đối với đàn bà, và “thất khướu” đối với đàn ông, đó những lỗ trên cơ thể như hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng và hậu môn, cơ quan sinh dục… vv.
Khi người ta chôn giấu của cải, người ta thường bắt những thiếu nữ còn trinh chỉ từ 13 đến 15 hoặc nhiều lắm thì 17 tuổi, họ cho những người này ăn chay tịnh và tắm rửa ngâm mình trong những thứ dầu thơm, sau đó gây mê họ, đổ sâm vào đầy miệng rồi gắn xi lại và đậy ngọc lên “cửu khiếu” rồi chôn sống những người này, cùng những “thuật chú” do những thầy tế làm lễ, biến họ thành những hồn ma giữ của cho người khác… Những người bị chôn sống đó có thật và chẳng biết họ có giữ được của cải cho những người giàu không nhưng cái tục lệ đó thật tàn bạo và ghê rợn.
… Bạn đang đọc truyện Chuyện đời lính tại nguồn: http://truyensex68.com/chuyen-doi-linh/
Tôi chưa nhìn thấy những bộ xương kiểu đó, nhưng đã được nhìn thấy những miếng bạch ngọc oan nghiệt đó.
Anh bạn không phải người duy tâm, giống như tôi… nhưng cũng phải thừa nhận có “điều gì đó” kỳ lạ quanh những miếng ngọc này, đó là mùi nó toát ra…
Thỉnh thoảng những miếng ngọc toát ra thứ mùi rất thơm, nhưng có lúc rất khó ngửi và kinh tởm, và có nhiều chuyện lạ xảy ra ở cái phòng anh để những thứ đồ cổ đã sưu tầm được…
Như một lần vô tình anh để cây đao của đao phủ xưa gần những miếng ngọc đó, chẳng có sự tác động gì, nhưng ngày hôm sau những mảnh ngọc tự động bị rạn nứt, những vết nứt chân chim rất đều nhau như mạng nhện nhưng mảnh ngọc không bị tách rời mà vẫn liền lạc.
Những tấm gỗ quan tài quý dù đã rửa sạch vệ sinh sạch bằng đủ thứ hóa chất nhưng cứ khi nào nhìn thấy tấm ván đó chuyển màu nâu xỉn xỉn hình cái xác từng nằm trên tấm ván đó là y rằng ngày hôm sau trời đổ mưa, dù có đang giữa kỳ nắng hạn không phải mùa mưa…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73