Thế rồi cuộc sống trở lại nếp sống bình thường của nó, Thục Trinh đi làm bình thường trở lại. Ơn trời sau đợt điều trị tại nước ngoài, bệnh tình của bé Cún đã có chuyển biến tích cực, các tế bào ung thư trong máu đã không còn nữa. Giờ là giai đoạn điều trị hồi phục và ngăn chặn các tế bào thần chết phát triển trở lại. Mạnh kiên quyết thuyết phục Thục Trinh cho bé Cún điều trị theo phác đồ của bệnh viện Vinmec. Bé Cún không phải nằm viện nhưng 1 tuần 2 lần vẫn phải vào bệnh viện để thăm khám và làm các thủ thuật y tế cần thiết.
Buổi tối ngày hôm nay, Thục Trinh dẫn 3 đứa trẻ đến nhà Mạnh, việc này cô không có nói cho Mạnh biết vì đến chính bản thân cô cũng vừa mới quyết định là sẽ đến thăm bố mẹ Mạnh. Cô đến không gì khác ngoài mục đích cảm ơn bố và mẹ của Mạnh đã chăm sóc hai đứa con của cô trong thời gian vừa qua. Việc này cô suy nghĩ suốt mấy ngày hôm nay, cũng bởi nếu như gia cảnh nhà anh Mạnh mà giống như nhà cô thì việc cô đến cảm ơn là chuyện không có gì đáng phải nói.
Đằng này, bố mẹ anh Mạnh là người như thế nào có lẽ phần lớn người dân Việt Nam đều biết vì họ quá nổi tiếng trong giới thương nhân rồi, cô đến sợ họ nghĩ mình bầy đặt thấy sang bắt quàng làm họ. Nhưng không đến không có được, nghe bé Minh Anh và Cu Tí kể lại là ông bà rất yêu và chăm sóc chúng từng li từng tí. Phải đến có lời thể hiện mình là người biết trước biết sau.
Đứng trước ngôi biệt thự to như tòa lâu đài, cánh cửa còn được dát một lớp vàng óng bên ngoài, Thục Trinh ngần ngừ một lúc rồi cũng bấm chuông.
Không thấy ai ra mở cửa, nhưng bỗng ở một chiếc loa nhỏ phía trên chuông cửa có tiếng nói phát ra:
– Thục Trinh hả cháu. Vào nhà đi.
Cánh cửa sắt dát vàng tự động từ từ mở banh ra hai bên giống động tác của cô gái banh háng ra vậy kèm với tiếng nói vọng từ trong loa: “Anh Đạt ơi, cái Thục Trinh dẫn mấy đứa nhỏ sang chơi này”.
Thục Trinh dắt chiếc xe máy vào trong sân, bé Út đứng ở phía trước xe còn bé Minh Anh và Cu Tí bám vào đuôi xe đi cùng vào. Sân nhà rộng thênh thang lát bằng đá phiến, giữa các ô đá là một khoảng đất nhỏ để những cây cỏ xanh ngát mọc lên. Buổi tối nhưng các bóng điện từ khắp nơi chiếu sáng làm cho không gian vừa rộng vừa xanh này trở nên lung linh huyền ảo. Thục Trinh có cảm giác hồi hộp như mình lạc vào một thế giới khác.
– “Minh Anh – Cu Tí, lại đây với bà nào”, nữ hoàng thời trang, quý bà Tố Quyên cao sang quyền quý vậy quỳ một chân xuống, hai dang ra như chờ hai đứa trẻ xồ lại. Ở đằng sau lưng bà Tố Quyên là ông Đạt.
Minh Anh và Cu Tí nghe tiếng bà gọi liền chạy như bay, hành động này của bà chúng không phải thực hiện lần đầu. Lúc hai đứa còn ở đây, mỗi lần bố Mạnh đón ở trường về chúng đều làm như vậy:
– Ông bà! Ông bà!!!
Vậy là hai đứa trẻ một nam một nữ sà vào lòng bà Tố Quyên, ông Đạt đứng sau lưng xoa đầu Cu Tí.
Thục Trinh bế bé Út đi trên tay theo sau, cô khép nép khẽ run run khi đối diện với những bậc quyền quý cao sang:
– Cháu chào hai bác. Cháu là…
Ông Đạt ngắt lời, còn bà Tố Quyên thì mỉm cười duyên dáng nhìn Thục Trinh một lượt, bà cũng có ý định gặp Thục Trinh trong dịp này để nói về chuyện muốn hỗ trợ Thục Trinh nuôi một hai đứa trẻ, không ngờ hôm nay Thục Trinh lại vác xác đến đây:
– Là Thục Trinh phải không? Hai bác biết tên cháu rồi. Mấy mẹ con vào trong nhà đi.
Thục Trinh không dám ngồi mạnh lên chiếc ghế sopha da mà cô nghĩ là chỉ dành cho các bậc vua chúa của châu Âu, nó đẹp và rộng lớn vô cùng. Cô sợ ngồi mạnh sẽ làm chúng bị gãy mất. Ngồi bên cạnh Thục Trinh là bé Út, bé im lặng ngồi bên mẹ vì hôm nay mới là lần đầu tiên bé đến ngôi nhà này, lần đầu tiên gặp ông bà, không giống như anh chị của mình đã quen biết ông bà từ trước.
Ở hàng ghế sopha đối diện, ông Đạt bế Cu Tí đặt vào lòng, hai ông cháu đang chơi trò gì đó mà chỉ có những người đàn ông mới hiểu, ngồi cạnh bà Tố Quyên là bé Minh Anh. Thấy Thục Trinh nhìn một lượt khắp căn phòng khách rộng thênh thanh và sang trọng, bà Tố Quyên tưởng cô gái đang tìm ai đó nên nói:
– Cháu tìm Mạnh phải không? Mạnh hôm nay hôm nay đi làm vẫn chưa về. Nó có điện về báo là phải đi đâu đó ra Sân bay đón người.
Thục Trinh ấp úng vì ngượng, anh Mạnh không có nhà lại càng hay vì cô rất ngại khi có anh Mạnh ở đây, như vậy thành ra giống một cuộc ra mắt:
– Dạ… Không phải… ạ. Cháu không tìm anh Mạnh. Cháu đến đây là để tìm hai bác.
Mặc kệ hai ả đàn bà nói chuyện với nhau, ông Đạt và Cu Tí cứ chí chóe thôi. Bà Tố Quyên hỏi:
– Vậy cháu tìm hai bác có chuyện gì?
Lời nói từ miệng bà Tố Quyên phát ra sao nghe nó nhẹ nhàng, dễ nghe đến vậy, như có một cái gì đó thôi miên người nghe. Thục Trinh khẽ ngẩng mặt lên nhìn bà Tố Quyên một cái rồi cúi đầu xuống, cô không dám nhìn lâu mặc dù rất muốn. Bà Tố Quyên thật đẹp, thật cao sang, thật quyền quý và thu hút. Đẹp hơn tất cả những hình ảnh mà cô thường thấy trên vúvi (là tivi, vì ti và vú là một) Và các phương tiện truyền thông đại chúng. Đối diện với con người này có là cục đá thì cũng nhũn ra mà thôi:
– Dạ thưa hai bác. Cháu đến đây là để cảm ơn hai bác đã chăm sóc các con của cháu trong thời gian qua. Cháu nghe các con kể lại là ông bà rất yêu quý chúng. Cháu… Cháu…
Bà Tố Quyên thấy Thục Trinh ấp úng thì tiếp lời:
– Có gì mà cháu phải cảm ơn khách sáo như vậy. Có chúng ở trong nhà hai ông bà già chúng tôi vui lắm, ông bà còn phải cảm ơn các cháu nữa ấy chứ. Từ ngày hai đứa về, ngôi nhà này thiếu hẳn sức sống, thiếu hẳn sinh khí. Từ giờ trở đi, phải năng cho chúng sang đây chơi với ông bà. Nếu cháu không đưa sang được thì để bác bảo thằng Mạnh đón sang.
– “Dạ vâng ạ!”, Thục Trinh không ngờ, mở đầu cuộc nói chuyện lại suôn sẻ đến như vậy. Bố mẹ anh Mạnh lại gần gũi cởi mở và dễ mến đến như vậy. Cô không có cảm giác khoảng cách nhiều khi nói chuyện bởi cái cách bà Tố Quyên nói chuyện, cái cách ông Đạt đang chơi mấy trò con nít với Cu Tí ở kia đã thu hẹp và xóa nhòa khoảng cách địa vị giữa cô và ông bà. Thục Trinh đã hiểu vì sao, anh Mạnh lại là người như vậy rồi, anh cũng có thể nói chuyện với cô Hoa, với bác Chỉnh là vì anh có những người cha người mẹ như thế này đây. Đúng là ở đời không biết thế nào mà nói trước được, người vừa giàu vừa sang không phải là không có.
Thế rồi bà Tố Quyên nói tiếp, một tay bà xoa nhẹ vào lưng bé Minh Anh:
– “Thế bé Út giờ sức khỏe thế nào rồi?”, Bà Tố Quyên nhìn chằm chằm vào cô bé tí xíu ngồi bên cạnh Thục Trinh.
– Dạ cháu cũng đỡ rồi bác ạ. Giờ chỉ cần điều trị hồi phục và ngăn chặn nữa thôi.
Tố Quyên gật đầu:
– Tốt rồi. Cháu cứ cho bé Út điều trị ở Vinmec đi. Ở đó có vị Giám đốc bệnh viện là người quen của gia đình bác. Bác cũng đã nói chuyện về trường hợp của bé Út với ông giám đốc bệnh viện rồi.
Thục Trinh có cảm giác như mọi việc của mình bà Tố Quyên đây đều biết, từ hoàn cảnh đến những việc mà cô đang làm.
– Dạ vâng ạ, cháu cảm ơn.
– Việc hai bác làm có là gì so với việc cháu đã làm cho lũ trẻ. Hai bác rất khâm phục về tấm lòng của cháu. Thực ra bác cũng có ý định gặp riêng cháu để hỏi ý kiến của cháu về một chuyện.
– Là việc gì ạ?
– Cháu có thể để Minh Anh, hoặc Cu Tí, hoặc cả 2 đứa sống ở nhà bác được không? Hai bác rất yêu thương hai đứa trẻ này và muốn chăm sóc chúng. Cũng là để vui tuổi già, chứ chờ thằng Mạnh lấy vợ sinh con thì chắc còn lâu lắm. Với lại như thế cũng là để cháu dồn sức vào chăm bé Út. Như vậy có được không?
Việc này Thục Trinh không bất ngờ bởi anh Mạnh đã nói với cô chuyện này từ cách đây mấy hôm. Đương nhiên Thục Trinh hiểu được và cảm kích tấm lòng của ông bà dành cho hai đứa con và cho cô. Nhưng bảo sao cô xa chúng cho được, chúng không phải là những đứa con cô dứt ruột đẻ ra, chúng cũng không lớn lên bằng dòng sữa chảy ra từ bầu vú cô, nhưng chúng không khác con đẻ của cô một cái gì đó, cô chăm chúng từ lúc còn đỏ hỏn, tình cảm mẹ con gắn bó đã là quá lớn rồi:
– Cháu cảm ơn tình cảm của hai bác dành cho các con của cháu. Nhưng về chuyện đó thì không được ạ. Cháu liệu sức mình vẫn còn đủ để nuôi các con khôn lớn. Với lại giờ xa chúng cháu không nỡ. Nhưng cháu sẽ thường xuyên cho bọn trẻ tới đây để chơi với hai bác ạ.
Bà Tố Quyên cũng chín phần biết trước câu trả lời, là một người mẹ, nếu không phải bị dồn vào đường cùng, không còn lựa chọn nào khác thì mới chấp nhận phải xa những đứa con của mình. Tố Quyên cũng không thể cưỡng ép được trong chuyện này. Mọi chuyện để tính sau, có thể dùng phương án 2 là bảo thằng Mạnh cưới cái Trinh về, tức khắc cả đám này về đây ngay thôi mà.
– Bác hiểu rồi. Nhớ phải thường xuyên cho bọn trẻ đến đây. Không là ông bà sẽ nhớ cháu lắm đấy.
Thế rồi câu chuyện kéo dài thêm khoảng nửa tiếng nữa thì chấm dứt, chủ yếu dành thời gian để ông bà chơi với cháu. Thục Trinh chủ động xin ra về cho lũ trẻ nghỉ ngơi, mai còn đi học. Ông bà tiễn 4 mẹ con Thục Trinh ra tới tận cổng, bịn rịn quyến luyến như những người thân thực sự. Câu nói cuối cùng của quý bà Tố Quyên lúc Thục Trinh chuẩn bị tăng ga cho xe lăn bánh làm cô suy nghĩ mãi:
– Chiến dịch truyền thông vừa rồi cháu làm tốt lắm. Cố gắng lên!
Bởi đó là lời khen của một chuyên gia hàng đầu nước Việt trong lĩnh vực thời trang.
… Bạn đang đọc truyện Hoa xương rồng tại nguồn: http://truyensex68.com/hoa-xuong-rong/
Trong khi cuộc viếng thăm bất ngờ của mẹ con Thục Trinh đang diễn ra thì Mạnh đang ở sân bay Nội Bài, cái nơi mà chỉ vài ngày trước anh đón Thục Trinh. Nhưng lần này Mạnh đến đây không phải là đón người, bởi người này nếu tính ra chẳng có liên quan gì đến Mạnh, Mạnh cũng chẳng biết anh ta là ai. Anh ta là con trai của cô Hoa lao công ở công ty.
Lạ vậy nhỉ? Cách đây mấy tiếng đồng hồ, vừa ra khỏi công ty một đoạn thì Mạnh nhìn thấy cô Hoa đang đứng ở một bến xe buyt. Nhìn cô hôm nay rất khác so với mọi khi, không phải là quần áo đồng phục tuyền một màu xanh nhạt dành cho lao công nữa. Cô mặc một chiếc áo vải hoa kiểu nhà quê, quần thô đen, đôi dép nhựa màu xanh. Mạnh đi chậm lại vì thấy cô đang hỏi người bên cạnh, dáng vẻ rất tội nghiệp. Chắc cô muốn đi đâu đó nhưng lại không biết đường thành ra phải hỏi.
Mạnh đi quá lên một đoạn rồi tạt xe vào lề đường rồi xuống xe đến chỗ cô:
– Cô Hoa, sao cô lại đứng ở đây, cô chờ xe buýt à?
Nhìn thấy cậu Mạnh giám đốc bất ngờ xuất hiện ở bên cạnh mình, cô Hoa giật nảy mình nhìn Mạnh đến bần thần cả người. Cô, một lao công vị trí thấp nhất trong công ty, ấy vậy là được một giám đốc trẻ trung, đẹp trai giàu có hỏi thăm. Cái lần Mạnh mua cơm hộp cho cô cách đây cũng lâu lâu, cô cứ nhớ mãi, còn nhớ hộp cơm đó cô không dám ăn nhanh vì sợ nó hết nhanh.
– Ơ, cậu Mạnh. Tôi… tôi… Chờ xe buyt…
Mạnh thấy cô luống cuống nhìn đến tội nghiệp. Không hiểu sao mỗi lần gặp mình cô đều có thái độ như vậy, không giống như gặp người khác trong công ty. Điều này cứ làm Mạnh thắc mắc mãi mà không thể giải thích nổi. Cậu có làm gì cô Hoa đâu mà sao lần nào cô cũng như vậy:
– Cô định đi đâu à? Cháu nghe nói là cô ở gần công ty. Mọi ngày cô vẫn đi xe đạp đến công ty rồi về nhà cơ mà?
Thấy Mạnh gặng hỏi, cô Hoa không thể không trả lời:
– Hôm nay tôi phải đi có việc nên gửi xe ở công ty rồi.
– Thế cô đi đâu? Hay là để cháu chở cô đi. Chứ giờ đi xe buýt lâu lắm với lại hình như cô cũng không quen đi xe buýt phải không?
Quả thực cô Hoa đang không biết phải làm cách nào để đi được ra sân bay Nội Bài để đón đứa con trai duy nhất của cô du học bên Trung Quốc về. Cô cũng có hỏi mấy người ở đây nhưng họ trả lời mà cô chẳng hiểu gì, toàn là các con số. Mấy năm sống trên Hà Nội, cô quanh quẩn ở khu vực này, có đi đâu cũng chỉ đi bộ hoặc cùng lắm là đi xe đạp:
– Tôi đi ra sân bay Nội Bài đón con. Nhưng tôi không dám làm phiền cậu đâu, hay là cậu chỉ cho tôi đón xe nào là được rồi. Để tôi tự đi ra.
Giờ Mạnh mới biết là cô Hoa có một đứa con trai hôm nay từ nước ngoài về, bấy lâu cô vẫn giấu hoàn cảnh của mình, rất ít người trong công ty biết được hoàn cảnh của cô Hoa:
– Thế mấy giờ máy bay hạ cánh hả cô?
– Tôi thấy con nó báo là 8 giờ máy bay hạ cánh. Nó bảo tôi đừng ra đón nó, nó tự về được nhưng tôi muốn ra đón. Cũng mấy năm rồi hai mẹ con chưa gặp nhau.
Mạnh nhìn vào đồng hồ trên tay mình, cậu giục:
– 8H là máy bay hạ cánh rồi, giờ cô đi xe buýt không kịp đâu. Để cháu đưa cô đi.
– Nhưng…
Thấy cô lưỡng lự, Mạnh đành phải mạnh dạn cầm ống tay cô kéo về phía xe của mình:
– Cô ngại gì cơ chứ, cô cháu mình là đồng nghiệp cùng công ty. Có gì mà cô phải ngại. Lên xe cháu chở đi không thì không kịp đón đâu.
Cuối cùng cô Hoa gần như là bị Mạnh ép buộc phải lên xe. Cô Hoa chưa bao giờ ngồi trong một chiếc xe con, nhất là loại xe sang trọng như vậy. Cô ngồi khép ở ghế phụ bên cạnh Mạnh. Hai tay bó vào gối như muốn bộ quần áo nhà quê của mình càng ít chạm vào xe bao nhiêu càng tốt.
Mạnh gọi nhanh một cuộc điện thoại báo cho mẹ là hôm nay mình không ăn cơm ở nhà, khỏi ông bà phải đợi rồi tập trung lái xe, bởi nếu chậm sẽ lỡ việc của cô Hoa.
Cô Hoa chẳng dám nói gì ở trên xe, cô căng thẳng nhìn vào phía trước. Nhưng thỉnh thoảng cô lại cố gắng ngoảnh về phía Mạnh một cái, nhìn thật nhanh rồi quay ngoắt trở lại vị trí cũ. Cứ như vậy vài lần thì Mạnh để ý, cậu thắc mắc:
– Gì mà cô cứ nhìn cháu như vậy?
Bị bắt quả tang, cô Hoa giật thót mình một cái. Không hiểu như có ma xui quỷ khiến gì mà mỗi lần nhìn thấy Mạnh cô đều có cảm rất khó tả, đến chính bản thân cô cũng không thể giải thích được. Đến nỗi cô không dám nhìn nhưng lại càng muốn nhìn và chỉ muốn nhìn mãi mà thôi.
Mạnh đẹp trai đến vậy sao? Hút hồn cả người trẻ lẫn người già sao?
– Tôi… Tôi… Xin lỗi… Tôi…
Để cô Hoa bớt ngượng, Mạnh đổi chủ đề trong khi lái xe:
– Cô Hoa này, con trai cô đi đâu về à?
– Nó đi du học ở Trung Quốc, nay tốt nghiệp rồi thì về Việt Nam.
Một người lao động hết đỗi bình thường như cô Hoa cũng có con đi du học, điều này không khỏi làm Mạnh không khâm phục cô:
– Năm nay con trai cô bao nhiêu tuổi ạ?
Nói về đứa con trai duy nhất của mình, nó là niềm hy vọng, là lẽ sống, là cả cuộc đời của cô. Cô đã hy sinh cả cuộc đời mình cho để chờ đến ngày này rồi, cô Hoa có phần tự tin hơn khi chủ đề cuộc nói chuyện là đứa con trai mình:
– Nó năm nay 25 tuổi. Học đại học ở Việt Nam xong thì học cao học ở cái trường gì đó bên Trung Quốc. Giờ tốt nghiệp rồi.
– Vậy là bạn ấy bằng tuổi cháu. Thế quê cô ở đâu ạ?
– Tôi quê ở Nghệ An.
Địa danh một tỉnh miền Trung mà đối với Mạnh cũng có phần liên quan:
– Nghệ An ạ? Cháu cũng sinh ra ở Nghệ An đấy cô ạ.
Cô Hoa không tin vì nhìn người như Mạnh đương nhiên phải sinh ra ở thủ đô rồi:
– Thật sao? Vậy mà tôi cứ tưởng cậu người Hà Nội cơ chứ.
– Cháu nói thật mà. Cháu là người Hà Nội nhưng lại được sinh ra ở Nghệ An. Cháu nghe bố mẹ cháu kể lại là hồi mẹ mang bầu cháu 8 tháng thì bố mẹ cháu đi nghỉ mát ở biển Cửa Lò. Không ngờ là đến Nghệ An thì trở dạ, không kịp về Hà Nội nên sinh cháu ở đó luôn. Giấy khai sinh của cháu vẫn ghi nơi sinh là Nghệ An đấy cô ạ.
Cô Hoa thoáng cười nhẹ, một nụ cười lâu lắm rồi mới xuất hiện ở trên môi cô:
– Thật là trùng hợp.
– Tính ra cô cháu mình là đồng hương đấy!!! Thế sao cô lại ra Hà Nội làm việc ạ?
Thấy Mạnh gần gũi, lại có hơi đồng hương, cô Hoa trần tình vắn tắt kể lại cuộc đời mình:
– Chẳng giấu gì cậu. Tôi cũng chẳng muốn lên Hà Nội làm gì đâu. Ở đây lạ nước là cái không thoải mái bằng ở quê. Nhưng bắt buộc tôi phải lên Hà Nội để làm việc đặng nuôi thằng Quang học đại học. Chứ ở quê có cố thế nào cũng chẳng đủ. Ngày nhập học của thằng Quang cũng là ngày tôi khăn gói theo con lên đây. Tôi chỉ biết làm nông, chẳng có nghề nghiệp gì nên đành chọn nghề lao công để kiếm sống. Cũng may giời cho tôi sức khỏe nên củng cố được đến hôm nay. Thằng Quang tốt nghiệp đại học rồi thi được học bổng cao học. Giờ nó tốt nghiệp rồi, tôi cũng đang tính chờ nó xin công ăn việc làm ổn định rồi tôi sẽ về quê.
Mạnh buột miệng hỏi:
– Thế chú nhà mình đâu ạ?
Cô Hoa thoáng trùng xuống một lúc rồi nói:
– Ông nhà tôi mất cũng được 2 chục năm rồi. Lúc thằng Quang mới 5 tuổi.
– Cháu xin lỗi.
– Không sao, việc cũng qua lâu rồi.
Cuộc nói chuyện làm cô Hoa bớt căng thẳng, không khí trong xe cũng trở nên gần gũi hơn. Xe đến Nội Bài vừa kịp lúc chuyến bay từ Bắc Kinh đáp xuống Hà Nội.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40