Đúng lúc này, ông Thắng bỗng giật mình buông thay ra khỏi tay thằng Tuấn mặt thộn rồi la toáng lên:
– Ôi mẹ ơi, sao lạnh thế…
Rồi nhìn thằng Tuấn với ánh mắt kinh ngạc. Lão Khải lé được thể cười khà khà rất đắc ý, nhưng vẫn chưa hết, lão này lại nói tiếp:
– Dũng, chú mày lại nắm tay nó xem…
Tôi lúc này đã tin tưởng lão già mất nết này lắm rồi, cái bộ dáng lưu manh nhưng lắm chiêu trò ghê. Thế là tôi đi tới cạnh thằng Tuấn nắm lấy bàn tay lạnh ngắt của nó… Thật không hiểu thằng mặt thộn này có hơi hướm gì đó hâm mộ hay là yêu thầm tôi không, khi mà tôi nắm lấy tay nó thì tôi cảm giác thấy được thằng này bỗng hít thở đều và nhẹ hơn, có vẻ bình tĩnh hơn. Quả là lạ vì nó ngồi với tôi suốt từ hồi nãy mà có thấy gì đâu. Đang thắc mắc thì lão Khải lé lại nhìn thằng Tuấn hỏi:
– Thế nào, giờ thì chú mày thấy sao?
Thật bất ngờ khi bỗng nhiên thằng mặt thộn có bộ dáng phấn khởi hơn, cười cười nói:
– Thấy thoải mái lắm ông ạ? Sao thế nhỉ?
– Thế còn thấy lạnh không?
– Đỡ… đỡ rồi…
Thế rồi lão Khải lé lại quay sang hỏi tôi:
– Thế chú mày thấy tay nó lạnh không?
Tôi đáp:
– Có, lạnh…
Ông Khải lé lại hỏi tiếp:
– Lạnh thế nào? Chú mày có bị lạnh không?
– Không, không thấy gì. Chỉ thấy tay thằng này nó hơi lạnh thôi, còn lại thì không sao cả.
Lúc này lão Khải lé mới thỏa mãn, cười khà khà rồi nhìn lão Thắng nói:
– Thấy chưa, thấy có gì khác chưa?
Ông già kia thì đã nhận thấy có sự khác biết giữa 2 người nhưng không hiểu nên mới thắc mắc nói:
– Sao lại thế? Tôi lại thấy ớn lạnh tới tận sống lưng thế? Mà thằng kia thì không sao?
Ông Khải lúc này mới giải thích:
– Thằng kia bị trúng tà, tức là Dương khí mất dần đi, thay bằng âm khi hạy ở trong tâm mạch. Vì trong người âm khi nhiều nên khi ra trời nắng sẽ bất giác thấy sợ, vì âm khi trong người nó như nước ở trong nồi đang bị đun sôi ây, cho nên thằng bé mới bị sợ ánh nắng.
– Còn tôi? – Ông Thắng hỏi tiếp…
– Còn cái thân ông, là thằng già sắp xuống lỗ rồi. Mặc dù âm khi không có nhưng dương khi thì đã ít đi rồi. Vì thế ông nắm tay thằng này, ông bị âm khí của nó truyền tới, chạy vào người ông nên ông mới bị cảm giác lạnh như thế.
– Ôi, chết tôi rồi, tôi bị âm khí thằng này truyền vào có bị sao không? Có phải trừ tà không mẹ kiếp?
– Không cần đâu, mới tiếp xúc thì không bị sao đâu. Ra ngoài nắng mà đứng một lúc là hết liền.
Ông Thăng nghe vậy thì vui mừng, vội chạy ra chỗ ánh nắng giữa buổi trưa nắng như đổ lửa đứng gật gù cười mà không biết rằng lão Khải lé cũng đang bụm miệng cười vì vừa lòe được ông bạn một vố.
– Thế còn cháu thì sao? Sao cháu lại không thấy gì cả? – Tôi thắc mắc hỏi…
Ông Khải lé đáp:
– Chú mày không nhớ hồi trước ta đã bảo gì rồi sao? Chú mày đặc biệt hơn người thường đấy. Cả người thuần Dương, như cái lò lửa rồi. Có âm khí nào dám chạm được vào người chứ. Ngược lại dương khi chú mày truyền ngược vào còn có thể chữa được bệnh cho thằng ranh kia nữa ấy chứ.
À, ra là thế. Heheheh tôi thật lợi hại quá đi mà. Nhưng rồi chợt nhớ tới chuyện còn quan trọng hơn nữa, tôi nghĩ rằng, nếu thực sự có cái chuyện ma quái hoang đường này thật thì câu chuyện trở thành không đơn giản rồi. Tôi bèn kéo ông Khải đang hí hửng ra một góc rồi thì thầm nói:
– Ông ơi, ông khẳng định chuyện này chứ?
– Chắc chắn rồi, lần này ông mày không nhầm được nữa đâu. Dù gì ta cũng là thầy pháp bao nhiều năm nay rồi, mặc dù từ hồi xuất môn đến giờ chưa bắt được con ma nào cả nhưng…
Thấy lão này ba hoa nhiều quá, tôi đành ngắt lời nói:
– Thế thì chuyện này thực không ổn tí nào rồi ông ơi, ông có chắc là xử lý được mấy chuyện như thế này không đấy?
– Được được… ông mày không làm được thì đời này làm gì còn ai.
Thấy ông này nói như thế tôi đành cố gọi là có thể tin tưởng được. Ông Khải lé thấy tôi lo lắng như thế thì cũng cảm thấy nên nghiêm túc lại một chút, ông này lên tiếng hỏi:
– Thế đầu đuôi câu chuyện là thế nào? Sao chú mày lại biết được có chuyện?
Tôi xua tay nói:
– Chuyện dài lắm ông ạ, chút nữa nhờ ông xem người bệnh ở trong kia rồi cháu sẽ kể.
– Ừm… ừm…
Thế rồi cả đám xì xào bàn tán suốt, nhất là mấy ông bạn của ông Khải vì đã biết tài của bạn nhưng chưa từng được chiêm ngưỡng. Rồi lại lôi thằng Tuấn mặt thộn ra nắng thử nghiệm suốt.
… Bạn đang đọc truyện Cô giáo môn văn 2 tại nguồn: http://truyensex68.com/co-giao-mon-van-2/
Cứ thế, trời đã về chiều, ánh mắt trời bắt đầu chiếu xiên xiên sang mé bên bức tường chứ không còn nắng chói chang như lúc trước nữa. Mà đằng xa, một đám mây dày cộm đang nổi lên ở phía đằng chân trời báo hiệu sắp tới sẽ có thể có cơn giông to.
Đám bác sĩ bắt đầu ra khỏi phòng, ông nào ông nấy lắc đầu lia lịa, chép miệng khô hết cả nước bọt. Có những câu phát biểu quen miệng loáng thoáng:
– Hết rồi, vô phương cứu chữa…
– Không hiểu nổi…
– Chẳng biết là bệnh gì?
Thằng Tuấn mặt thộn nghe thấy vậy thì lo sợ không thôi, hết nhìn tôi rồi lại hướng về phía ông Khải lé như muốn cầu cứu. Tôi đành trấn an nó:
– Mày yên tâm đi, có ông Khải đây rồi, chắc chắn là xử lý được bệnh của bố mày.
– Huhuhuhuhuh… cám ơn mày… huhuhu – Thằng ku bất khóc làm cho đám ông già cũng mủi lòng.
Đám bác sĩ đi xa dần, tới khi khuất sau đoạn hành lang thì nhóm chúng tôi mới nhẹ nhàng lủi vào, tránh con mắt soi mói của mấy mụ y tá khó tính.
– Cạch… xoạch… xoạch…
Căn phòng lại được mở ra. Một luồng kinh phong thổi từ trong ra làm đám mấy ông già giữa trời nóng mà cũng phải sởn gai ốc. Ông Khải lé chép miệng nói:
– Âm khí nặng như thế này, không khéo là hỏng bét rồi…
Căn phòng tối, tôi định bật điện lên nhưng không Khải lé giơ tay ngăn lại, ông nói:
– Chưa cần, khi nào ta bảo đã!!!
Bên cạnh, ông Phú lác đang rút cái túi đỏ đỏ đã cầm từ hồi đầu tới giờ, loay hoay định tháo ra và hí hửng đang định vẩy xung quanh thì bị ông Khải quát:
– Này, làm cái đếch gì thế hả?
– Ớ… ớ… tôi tưởng ta đang trừ tà cơ mà… chẳng phải…
– Mẹ nhà ông, tôi bảo ông mang tiết gà đi để đề phòng thôi. Không phải là để ông phóng uế ra bệnh viện nhà người ta đâu. Muốn bị đuổi hết à… ngu thế không biết!!!
Ông Phú lác đành ỉu xìu ngồi xuống ghế bên cạnh. Gói lại túi tiết gà của con gà xấu số hôm nay ông sẽ được đánh chén.
Ông Khải lé thì lặng lẽ đi tới giường bệnh, cúi xuống nghe ngóng ông hiệu phó đang hôn mê bất tỉnh, chỉ còn lại chút hơi thở thoi thóp.
Nắn bóp, sờ tay, bắt mạch, các kiểu. Sờ tới các huyệt vị trên người. Thậm chí còn lấy cái kiếm gỗ ra gõ gõ vào mạng sườn ông hiệu phó.
Sau đó một lúc, ông Khải lé thở phào nói:
– Được rồi, bật điện lên đi.
– Tạch…
Ánh đèn huỳnh quang chớp nháy vài cái rồi bỗng sáng chói lên, xua tan bóng đêm lạnh lẽo trong căn phòng bệnh. Bên ngoài nóng như thế mà trong này thì…
– Thế nào? Thế nào?
Đám người nhao nhao hỏi. Ông Khải lé phải gắt lên:
– Yên lặng đi nào, từ từ sẽ nói…
Rồi chống thanh kiếm gỗ xuống đất, ông này chường ra bộ mặt nghiêm túc nói:
– Trường hợp thằng cha này nặng quá rồi. Không hiểu là đã bị bao lâu nay rồi…
– Thế thì còn cứu được không?
– … – Ông Khải lé không trả lời mà nói tiếp:
– Cả người dương khi bị hút đi gần hết rồi, may không hiểu sao còn sót lại một ít. Gã này có lẽ hàng ngày bị hút dương khí dần dần cho tới khi cạn kiệt thì thôi. Không hiểu cái thứ gì có thể làm được chuyện này.
Nghe ông này nói thế, cả bọn sửng sốt vì nếu vậy, “nó” hay là cái thứ gì đó hút đi dương khi của ông hiệu phó, có vẻ rất khủng khiếp. Trừ một người trong đám chúng tôi không phải sợ mà là run rẩy ú ơ như muốn nói rồi lại thôi, đó chính là thằng Tuấn mặt thộn. Chắc chắn nó đã thấy, đã biết cái thứ đã lấy đi dương khí của nó lẫn bố nó rồi.
– Ma hay quỷ? – Ông Khải lé sấn tới trợn mắt giằn giọng hỏi thằng Tuấn mặt thộn đang run sợ. Ông này đã hiểu…
– Kh… ông… kh… không… không thể nói được… huhuhuhu…
– Không biết rõ chân tướng là bố mày sẽ chết đấy, hiểu chưa? – Không nể nang, ông Khải càng sấn tới nói toẹt ra.
– Á… Ớ… hhhhuuhuhhu…
Thằng Tuấn mặt thộn chỉ khóc lóc ú ớ mà không nói được nữa. Tôi nhìn nó vừa thương vừa giận, cũng hiểu ra vì sao nó không muốn nói.
– Là ai? Là ma hay quỷ… hừ hừ… – Tiếng ông Khải gầm gừ dọa nạt thằng Tuấn…
Tôi nhắm mắt thở dài, mở miệng nói:
– Là mẹ Dương Huyền của con đấy!!!
Thằng Tuấn mặt thộn giật thót người quay sang nhìn tôi với bộ dáng không hiểu được tại sao tôi lại biết. Còn đám ông già thì há mồm ra không thể tin nổi:
– HẢ!!!
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154