Nỗi sợ hãi của con người rất đa dạng, người thì sợ ma, kẻ thì sợ chuột, còn riêng tôi, nỗi sợ lớn nhất mà tôi luôn phải đối diện hằng đêm là sự cô đơn. Thử tưởng tượng rằng, ban ngày bạn hoạt bát bao nhiêu, mồm miệng bạn liến thoắng bao nhiêu thì khi bạn một mình bạn sẽ cô đơn đến nhường nào. Ngồi thừ người trong căn phòng nhỏ, điếu thuốc cháy liên tục trên môi tỏa vào không khí những hình thù quái lạ. Tôi lặng im suy nghĩ về cuộc đời mình, liệu những gì tôi làm có đúng hay không? Liệu những người con gái đi qua đời tôi có tha thứ về những việc tôi làm.
Tôi nhớ về một thời xa xưa, mỗi đêm khi học bài xong tôi chỉ có việc là lăn ra ngủ, thậm chí đến sáng hôm sau, khi đồng hồ báo thức đã kêu inh ỏi thì tôi còn cố nướng thêm một chút nữa rồi mới chịu ra khỏi giường. Giờ đây đó lại là một thứ xa sỉ với bản thân mình, tôi thức khuya nhiều hơn, dậy muộn hơn. Tôi sợ mình đặt lưng xuống thì ánh mắt trách móc của các em quấy phá giấc ngủ của mình, tôi cố gắng chạy trốn những suy nghĩ ấy. Mệt mỏi thật.
Điện thoại lại vang lên, mẹ kiếp, khi con người ta đang cô đơn tột độ thì họ rất ghét bị làm phiền mà chỉ muốn một mình gậm nhầm nỗi đau ấy. Số em Văn.
– Anh ngủ chưa?
– Chưa! Em gọi anh có việc gì không?
– Không! Em nhớ nên gọi thôi.
– Mới gặp hồi nãy mà!
– Thì sao? Nhớ không gọi được à?
– Ừ! Em muốn gọi anh lúc nào cũng được.
– Mà thôi! Không thèm gọi anh đâu, em đi ngủ trước đây.
– Ừ! Em ngủ ngon em nhé.
Tôi tiếp tục chìm đắm vào thế giới của riêng mình. Uyển Văn đối với tôi tốt thật. Bây giờ đối với tôi Uyển Văn không còn là một bóng hình thoáng qua mà tôi có thể muốn quên là quên ngay được. Tôi nợ em nhiều lắm, tôi nợ cả một thời ngây thơ của em, bây giờ có lẽ chỉ còn lại mình em là vẫn còn bên tôi. Em là bến đỗ, con thuyền dù có đi đâu chăng nữa thì cũng cần một nơi yên bình để quay về nhất là khi trời nỗi dông tố. Cả mẹ em cũng thế, cô chủ nhiệm như là một người mẹ quan tâm cho tôi đến từng chút một, thằng học sinh quậy phá nhưng lễ phép của cô ngày nào giờ đây không chỉ nợ cô công ơn dìu dắt mà còn mang nợ với cuộc đời của con gái cô.
Có lẽ… tôi chưa từng yêu em, nhưng chắc chắn rằng tôi sẽ phải có trách nhiệm đối với cuộc đời em, một cuộc đời mà trong chốc lát nông nổi tôi đã phá hoại nó. Giá như tôi đừng bồng bột, giá như tôi có thể kiềm chế được nỗi đau của riêng mình mà không biến nó thành một cái gì đó quá khủng khiếp để để lại những nỗi đau cho những người con gái mà tôi tán tỉnh họ. Nhưng còn Hạnh, người con gái cũng đã trao cho tôi tất cả những gì quý báu nhất của mình, tôi biết phải làm sao đây? Hạnh cũng đâu có tội gì trong chuyện này. Tất cả là do lỗi ở tôi, nếu như có một người đáng phải chịu trách nhiệm trong việc này, ngưởi đó chính là tôi, tôi là một thằng khốn nạn. Hình bóng người yêu cũ của tôi đang hiện về trong tâm trí, tôi muốn quên cái hình ảnh đó ngay được, nhưng không thể nào, nó cứ bám díu lấy tôi, cấu xé tôi, tôi mệt mỏi quá chợt thiếp đi.
… Bạn đang đọc truyện Xin lỗi tình yêu tại nguồn: http://truyensex68.com/xin-loi-tinh-yeu/
Sáng sớm, uể oải đi đánh răng súc miệng, Uyển Văn vừa nhắn tin cho tôi:
“Anh dậy sớm đi học nhé! Chúc anh yêu một ngày thật đẹp, hôm nay chỉ được phép nhớ về em thôi nhé!”
Tôi chợt bật cười, lời lẽ của em thật ngây thơ, cả như cái tên của em cũng vậy, nó thật đẹp, đẹp nhưng chính con người của em. Thật may mắn cho kẻ nào có được một tình yêu thánh thiện như vậy, một thiên thần không lấm bụi.
Tôi dắt chiếc motor ra khỏi nhà lúc hơn 7h30 sáng, chậc trễ một tiết rôi. Bà giảng viên này khó tính lắm, chắc đợi ra chơi rồi vào thôi. Biết làm gì bây giờ, Uyển Văn đang học và tôi chẳng muốn làm phiền em. 1 tiếng rưỡi đồng hồ nữa, quá ngắn cho một chuyến picnic nhưng cũng quá dài cho một buổi cafe ngồi lẻ loi chờ thời. Tụi bạn thân đang học, tụi bạn không thân thì tôi chả hứng thú gì để gặp. Cũng đành ngồi cafe thôi chứ biết sao bây giờ
– 1 đen đá không đường như cũ nha anh Long – tên ông chủ quán cafe đối diện trường.
Ngồi thừ ra đó, cafe quán không ngon nhưng rẻ, đúng chất sinh viên, chỉ có 5 ngàn là có thể uống cafe đã đời, khuyến mãi bình trà tỉ lệ vàng: 1 trà – 9 nước. Ngồi một lúc. Nhỏ Thanh, bồ của thằng bạn xuống ngồi kế bên tôi.
– Anh đang làm gì vậy?
– Uống cafe!
– Ngồi có một mình à?
– Bộ đui hay sao không thấy!
Cuộc hội thoại kết thúc nhanh chóng khi em ấy đứng dậy, hầm hầm bỏ đi sau khi chửi tôi 1 câu
– Mẹ! Làm như mình ngon lắm vậy.
Tôi cũng chả buồn cãi, vì tôi đã có một cái quy tắc bất di bất dịch: ”Không bao giờ đụng vào bồ thằng bạn”, bạn bè kiếm mới khó và tôi cũng chẳng có ngu gì mà phá hỏng tình bạn. Một cô gái khác bươc vào quán, nhìn xung quanh như thể nơi đây đầy cạm bẫy như phim “Thập diện mai phục” vậy. Cô gái ấy tiến lại tôi và hỏi:
– Chú ơi cho con hỏi?
– Có gì không ngoại?
Cả quán cười rầm trong cái vẻ mặt gượng gạo của cô bé. Cô bé lạ thật, hình như mới lần đầu lên thành phố. Tôi cũng chỉ chọc một chút thôi chứ cũng không có ý gì khác, liền nói:
– Có gì bạn cứ hỏi! Hồi nãy mình giỡn thôi.
– Chú ơi…
– Có gì không ngoại?
– À! Chú … à không … bạn ơi cho mình hỏi phòng ghi danh ở đâu vậy! – sinh viên mới trúng tuyển vào động đây, cũng sắp tới ngày khai giảng rồi
– Tới cha bảo vệ, nhìn xéo 45 độ, tầng 2 khu C chỗ có mấy cây phát tài trước cửa ấy – nói tới đây cả quán đều cười vì cái sự liên quan giữa cái cây phát tài và cái phòng ghi danh – Thấy cái bà mập mập mặt dữ dữ ngồi trong đó là tới rồi. Mà giờ này chưa làm việc đâu, vào đó mắc công.
– Vậy chừng nào người ta mới làm việc.
– Ra chơi! Mà ngành gì thế?
– Dạ! Kế toán ạ!
Nói xong cô bé đi ra, dắt chếc xe đạp cà tàng đạp vào trường. Tôi nhìn theo bóng dáng ấy, có cái gì đó thật quen thuộc mà tạm thời tôi không thể nào giải thích được, mặt bằng chung cô bé cũng khá đẹp: Da trắng, miệng có duyên và nhất là đôi mắt, đẹp đến mê hồn.
Điện thoại lại reo, số của của thằng bạn:
– Vào điểm danh.
Thế là tôi kêu tính tiền và kiếm cách chuồn vào giảng đường, tên tôi xếp cuối nên hi vọng lúc điểm danh lộn xộn nên có thể lẻn vào được.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36