Tôi vừa ngồi rít thuốc vừa cố gắng nghĩ cách. Quả thật, yêu cầu của Hạnh chính đáng vô cùng, không thể nào từ chối được. Nhưng dẫn em về nhà ra mắt ba mẹ tôi thì nằm ngoài tầm với. Ba mẹ tôi sẽ lột da tôi ra mất, đó chỉ là bước một. Uyển Văn và cô giáo biết, tôi sẽ bị họ lóc mỡ, đó là bước hai. Tới lượt Hạnh, em sẽ nhai sống lục phủ ngũ tạng của tôi, bước ba là thế. Chắc lúc ấy tôi chỉ còn lại bộ xương khô, à quên, hai ông anh tôi cũng cưng Uyển Văn lắm, chắc tủy cũng chẳng còn.
Ông anh ba đã có dấu hiệu chạy làng rồi, vậy là không nhờ vả gì được ổng. Chắc chắn là phải dẫn Hạnh về nhà thôi, em mà mò tới tận trường nơi tôi đang học thì bỏ bu! Nghĩ thôi mà xương sống của tôi đã lạnh ngắc. Nhưng quan trọng, dẫn em về nhà lúc nào? Ai sẽ “đại diện” gặp mặt em đây? Khó nghĩ quá! Đầu óc tôi rối tung, điếu thuốc đã tàn từ lâu nhưng khói thuốc đặc quánh vẫn còn đang lơ lửng trong phòng và tỏa ra những hình thù quái dị ! Chán thật. Tôi nhủ thầm, dụi tàn thuốc và thay đồ, qua gặp Hạnh thôi. Tôi lái xe đi một cách vô cùng chậm chạp, quãng đường từ nhà tôi đến chỗ Hạnh sao mà ngắn thế nhỉ?
Hạnh tiếp tôi bằng một đôi mắt mang hình viên đạn và khuôn mặt y chang cán bộ đang hỏi cung tội phạm. Không biết sau này em làm cô giáo thì thế nào, chứ lúc đó em trông oai phong lẫm liệt vô cùng. Chợt nhìn vào mắt em, tôi cảm thấy lúc này nó không còn là đôi mắt tròn xoe của một chú nai vàng ngơ ngác như thuở nào gặp mặt nữa. Mắt em bây giờ tròn và sáng quắt y chang mắt cọp, hic hic. Đôi mắt cọp ấy đang nhìn tôi từ đầu cho đến chân, từ trái sang phải với vẻ mặt như thể muốn lao vào mà nhai xương tôi vậy. Tôi có cảm tưởng như em là một vị tướng quân và trước mặt vị tướng ấy là tên hàng binh mới vừa bị tóm đang chờ được “đấu tranh khai thác”. Vị tướng ấy bắt đầu hỏi cung.
– Anh tới làm gì?
– Rủ em đi uống nước! – Tôi khép nép y chang con gái mới về nhà chồng vậy!
– Không đi đâu hết!
– Ừ! Thôi anh về.
– Tính bỏ chạy hả? – Em chợt hét to.
– Vậy thì đi với anh! – tôi run rẩy trả lời.
Thoát khỏi phòng trọ, cũng may là bạn em hôm nay đi vắng cả chứ nếu không thì nỗi nhục này biết tỏ cùng ai. Vào quán, mắt em vẫn long lên sòng sọc và nhìn tôi một cách đầy nguy hiểm. Chắc em đang suy nghĩ xem nên chôn sống hay là treo tôi lên mới vừa cái tội trì hoãn nghĩa vụ thiêng liêng với em đây? Ly nước trên bàn đã tan đá gần hết nhưng em cũng không thèm đoái hoài đến, chỉ ngồi khoanh tay trước ngực và nhìn tôi bằng một con mắt (tức mỗi bên nửa con).
– Anh tính sao?
– Tính gì cơ? – tôi lễ phép hỏi lại một cách đầy ngây thơ nhưng lại có ẩn ý đánh trống lảng quá rõ rệt
– Anh giỡn mặt với em hả?
– Anh nào dám!
– Chừng nào? – Em hỏi mà không thèm nhìn lấy cái mặt tôi.
– Từ từ!
– Em không muốn nghe anh trả lời như vậy!
– Một thời gian nữa! – Tôi cúi gầm mặt xuống, nhắm mắt chờ bão.
Hạnh đứng phắt dậy và đi ra khỏi quán. Tôi lật đật chạy theo, níu tay em lại như con nít níu quần mẹ ấy! Trông thảm hại vô cùng. Có vẻ như em hơi động lòng thì phải, gương mặt em đã bớt hình sự, miệng em khẽ cười một cái rồi nhẹ nhàng quay về ghế thẩm phán. Tôi cũng được thể mà chạy tọt lại vành móng ngựa đang chờ mình nãy giờ.
– Thôi thì em không ép! Chừng nào anh thấy thích hợp thì dẫn em về ra mắt.
– Ừ! Anh hứa là sẽ sớm thôi em!
Tôi hứa với gương mặt quả quyết vô cùng, nhưng nếu tinh ý có thể biết ngay là tôi nói dối, mắt tôi lúc ấy láo liên như thằng ăn cắp gà. Hạnh không để ý, em đang bận vuốt lại mái tóc và giải quyết nốt ly nước đã tan đá gần hết từ thuở nào! May thật, tôi lau vội giọt mồ hôi trên trán và thầm nhủ. Nhưng tôi chỉ vui được đâu đó hơn nửa phút. Sau khi đã giải quyết hết ly nước, em bắt đầu giải quyết tôi luôn, hình như em thấy việc nhai đầu tôi dễ hơn nhai đá hay sao ấy
– Chút nữa anh chở em về được không?
– Chứ không lẽ anh bắt em đi bộ về! – Tôi trả lời nhưng trong lòng vẫn khấp khoải hồ nghi, làm quái gì em tha tôi dễ dàng thế.
– Về nhà anh! Được không? – Em cố tình nhấn mạnh chữ “được không” như thẩm phán gõ cộp cái “đồ đập đá” ấy
– Ừ! Chút anh chở! – tôi xụi lơ đáp.
Tôi tính tiền và lết ra khỏi quán một cách vô cùng khổ sở, theo kinh nghiệm thì được đằng chân em sẽ leo lên đằng đầu đây. Và lần sau, nếu em có hứng, em sẽ đến nhà gặp song thân của tôi bất cứ lúc nào mà chẳng cần phải thông qua tôi! Nguy hiểm quá, nhưng lỡ rồi, phóng lao đành theo lao thôi! Tôi chở em về mà thở dài thường thượt, may mà em ngồi sau.
Tới nhà, không lẽ không dẫn em vào, phải dẫn. Không lẽ dẫn em vào mà không mời em ngồi chơi, phải mời. Không lẽ chỉ mời em ngồi chơi một chút, phải kêu em ở lại lâu lâu. Hi vọng là ba mẹ tôi sẽ không về! Lạy trời cho ông bà không quên cái gì ở nhà! Chuông cửa reo lên làm tôi toát mồ hôi! Chết rồi, ai về đây! Không lẽ ba mẹ tôi! Nếu vậy thì nguy thật. Hạnh ngồi trên ghế, nhìn ra cổng một cách tò mò. Tôi chạy vội ra, thằng bạn mắc dịch cùng xóm đang nhe răng cười hí hí.
– Gì vậy mày?
– Rủ mày đi nhậu!
– Chút nữa đi.
– Con nào vậy mày? Hàng mới hả? – Nó nhìn vào nhà và cười nhăn nhở.
– Biến! – tôi khẽ suỵt nó một cái rồi lật đật quay gót.
Hạnh đang ngồi trên ghế, chăm chú xem phim và dường như em không chú ý đến cuộc đối thoãi vừa rồi. Nhưng tôi đã lầm, mắt em mặc dù đang dán chặt vào ti vi nhưng vẫn biết tôi đang rón rén vào nhà.
– Ai vậy anh?
– Bạn anh!
– Ừ!
– Em về chưa để anh chở!
– Thôi em cũng về luôn, hôm nay mệt quá!
Tôi chở Hạnh về mà mắt cứ láo liên, hi vọng là không đụng người quen vào lúc này, sợ thật! Chở em về, tôi cứ lang thang ngoài đường với một nỗi sợ mơ hồ mà bấy lâu nay đang đeo đuổi lấy tôi. Tấp xe vào một quán nước, không nên chạy xe khi đầu óc mình không tỉnh táo và nhất là chiếc xe của tôi thuộc loại quái vật, ngồi một chỗ nghĩ cách có lẽ tốt hơn, tôi tin là vậy. Uống ngụm cà phê đắng nghét, tôi dựa lưng vào ghế, mắt nhìn chằm chặm lên trần nhà, cái quạt máy xoay mòng mòng càng khiến cho đầu óc tôi rối bời thêm. Chợt thở dài, không biết chuyện gì sẽ đến với mình nữa đây?
Yến gọi, tôi không biết có nên trả lời hay không? Tôi lặng lẽ ngồi ngắm nó hồi lâu, em gọi tới hơn chục lần, chắc là có chuyện gấp đành phải nghe thôi.
– Anh ơi!
– Gì ?
– Yến bị té xe chỗ hồ Con Rùa, anh qua chở yến về được không?
– Ừ! Chờ chút!
Tôi tính tiền và đi ra khỏi quán. Em vẫn còn gọi điện được, chắc là “hộp số” vẫn còn nguyên vẹn. Tới nơi, em đang ngồi trên bờ hồ, mặt nhăn nhó, chiếc xe dựng bên cạnh. Tôi thấy xót xa quá! Không biết em có bị gì không?
– Sao té vậy?
– Yến bị quẹt xe!
Tôi đành phải dắt xe cũa em tới một tiệm sửa gần đó, nói là gần đó cho vui chứ tôi phải dắt bộ gần tiếng đồng hồ mới có tiệm, biết vậy hồi nãy kêu ba gác chở quách cho rồi.
– Cảm ơn anh nha!
– Ừ.
– Mình đi đâu đi anh!
– Chân giò vậy mà còn đòi đi nữa!
Nói vậy thôi chứ tôi chở em ra ngoài tiệm, chờ sửa xong xe rồi đường ai nấy đi cho gọn. Em ngồi trên ghế, mặt khẽ nhăn lên vì đau, giờ tôi mới để ý: miếng gạc đang quấn quanh bắp chân một cách vội vã đang rỉ máu. Chắc là em đau lắm. Tôi ngồi xuống, nâng chân em lên, chắc phải vào bệnh viện thôi, nhiễm trùng chết, mẹ cái thằng nào đi ẩu thật. Còn cái xe của em, cub 85 chẳng ma nào thèm luộc đâu! Cứ để ở đây chút ra lấy!
– Để anh chở em đi bệnh viện!
– Thôi! Tốn tiền lắm! – em khẽ nhăn mặt.
Tôi nắm chặt tay em và lôi đi, em nhăn nhó nhảy lò cò theo ra đến tận xe. Tôi nhẹ nhàng bế em lên, rồi nổ máy. Em ngồi sau thỉnh thoảng lại khẽ rên lên một tiếng, nhắm chừng em đang đau lắm thì phải! Tôi ngồi chờ ở ngoài với một tâm trạng rối bời, tại sao tôi không tới sớm hơn? Sao tôi lại dửng dưng trước tình cảnh của em? Mệt thật. Hôm nay bao nhiêu chuyện. May mà vết thương của em cũng không sâu và chỉ trúng phần mềm nên thay băng là ổn, may thật. Tôi chở em về nhà, gọi cho thằng bạn đi lấy xe của em. Xong nhiệm vụ, lười về nhà quá, đành đi lòng vòng ngoài đường tiếp vậy.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36