5 giờ sáng, Thìn và Thụy Kha đã lục tục dậy để bắt đầu chuyến đi phượt của mình, tối hôm qua đã cơ bản chuẩn bị mọi đồ dùng cần thiết cho chuyến đi rồi, sáng dậy chỉ cần vệ sinh cá nhân rồi thay quần áo là đi thôi.
Thìn chở Thụy Kha trên chiếc moto phân khối lớn Harley Davidson, hai người ăn phở sáng rồi chở nhau đến chỗ hẹn tại đầu đại lộ Thăng Long, cổng Trung tâm hội nghị quốc gia. Đến nơi thì đã thấy mọi người đến đông đủ, cứ 2 người một xe. Thìn đếm có chục chiếc xe phân khối lớn, loại làng nhàng nhất cũng phải Exciter. Chỉ có duy nhất xe của Anh Hòa trưởng nhóm là đi cùng với anh Bình, hai người đồng giới. Còn những chiếc khác đều là cặp đôi 1 nam một nữ, nhìn điệu bộ có vẻ họ là người yêu hoặc là vợ chồng của nhau. Nhìn mặt mà đoán tuổi thì nhóm phượt này không có ai còn trẻ, toàn cứng cứng tuổi rồi.
Vừa thấy Thụy Kha đến, mọi người lúc nhúc tiến lại gần hỏi han, bắt chuyện. Kể từ chuyến phượt trước cách đây 6 tháng, mọi người chưa gặp lại nhau.
Anh Hòa trưởng nhóm phượt là một thanh niên khoảng chừng trên ba mươi tuổi một chút, nhìn anh rất phong trần, anh đi một đôi giày da màu đen cao cổ, quần ống hộp, áo phông bó, khuôn mặt nam tính điển hình, mái tóc anh bồng bềnh nhìn rất cuốn hút. Trong nhóm phượt này, anh quý Thụy Kha nhất, tại sao ư, đơn giản là Thụy Kha đẹp. Những lần trước là toàn anh xế Thụy Kha cho mọi cung đường, nên lần này anh cũng định vậy:
– Thụy Kha, em khỏe không, lâu rồi mới gặp lại nhỉ? Còn đây là…
Thụy Kha đã cởi cái mũ bảo hiểm kín đầu ra để tóc tự nhiên bay theo gió, hôm nay trời mùa hè, mới đầu giờ sáng nên thời tiết còn chưa nắng nóng, gió thổi nhè nhẹ làm con người ta sảng khoái:
– Em vẫn khỏe ạ, anh em nhà mình vẫn ổn cả chứ. Còn đây là Thìn, vệ sĩ của em. Em đã báo cho nhóm là chuyến đi lần này có Thìn đi cùng.
Anh Hòa hồ hởi vì có thêm thành viên mới, anh giơ tay về phía Thìn với ánh nhìn thân thiện:
– Chào mừng em đến với nhóm phượt của bọn anh.
Thìn thấy thái độ lịch sử, dễ mến của anh Hòa và những người khác ở đây thì cũng mừng mừng, gì chứ đi với nhau mấy ngày mấy đêm mà mặt cứ mày xưng mày xỉa lên thì cũng khó chịu thiệt. Thìn hôm nay đi theo đoàn trước là vì công việc, nhưng sau cũng là một trải nghiệm của bản thân mình. Theo lịch trình mà anh được Thụy Kha cho xem thì chuyến đi này phượt là phụ, làm những công việc thiện nguyện mới là chính. Cậu bắt tay lại anh Hòa:
– Vâng, lần đầu tiên theo đoàn, có gì anh em chỉ giáo ạ.
Theo nguyên tắc an toàn cho chuyến đi, anh Hòa cũng hỏi thêm Thìn một số thông tin:
– Giờ Thìn cho anh xin số điện thoại nhé, anh là trưởng nhóm phượt của mình nên cần lưu lại số của các thành viên.
Thìn cũng không hẹp hòi gì:
– Vâng, anh lưu vào đi ạ, số của em là 09 xx. 69. 96. 69Ạ?
Thụy Kha ở bên cạnh nghe hai người đàn ông nói chuyện, đến đoạn Thìn đọc số điện thoại thì cô tủm tỉm quay đi. Cô nghĩ bụng: “Người gì mà chọn cái số điện thoại nghe phát… thèm”.
Anh Hòa cũng nghĩ giống Thụy Kha nhưng không phản xạ gì ra bên ngoài, lưu số xong anh nháy lại số cho Thìn lưu rồi nói:
– Em đi phượt bao giờ chưa?
Thìn đúng là chưa đi phượt bao giờ, cuộc sống cậu có dư giả về tiền bạc và thời gian bao giờ đâu mà chơi được cái thú vui tao nhã này, thích thì có thích nhưng giữa thích và làm được lại là hai câu chuyện không giống nhau:
– Em chưa đi bao giờ.
Nghe Thìn nói vậy thì anh Hòa cũng có chút băn khoăn, chuyện đi phượt qua những cung đường đèo đầy gian nan hiểm trở trong cả chuyến đi không phải là đơn giản, việc đặt an toàn cho bản thân, cho cả nhóm được anh ưu tiên hàng đầu. Thấy anh có chút phân vân, Thụy Kha nói xen vào câu chuyện:
– Anh Hòa, có chuyện gì không ổn phải không ạ?
Anh Hòa lần này phải nói thật lòng mình, mặc dù anh biết điều anh nói ra có thể làm Thìn và Thụy Kha mất lòng:
– Cũng không có gì nghiêm trọng lắm, anh chỉ lo rằng Thìn lần đầu tiên đi phượt, chưa quen đường và chưa có kinh nghiệm xử lý những đoạn đường đèo dốc nên nguy hiểm. Hay là thế này đi. Thìn lên xe anh Bình, còn anh sẽ chở Thụy Kha giống như những lần phượt trước. Như vậy có được không Thụy Kha?
Ý anh Hòa là muốn đổi tài vì chưa tin tưởng vào năng lực lái xe của Thìn, đó là phần lớn. Còn phần nhỏ chính là anh muốn được gần hơi người đẹp trong suốt hành trình, anh cố tình đi cùng Bình, một người đàn ông cũng là lý do đó, chứ anh và anh Bình không phải bê đê như một số người nhìn vào mà suy đoán.
Anh Hòa cũng tinh tế khi hỏi Thụy Kha chứ không hỏi Thìn, anh muốn Thụy Kha quyết định chuyện này vì Thụy Kha bản chất là bà chủ của Thìn.
Nhưng Thụy Kha lại nghĩ khác, cô đã tin tưởng tuyệt đối vào Thìn trong những chuyện như thế này, ngồi sau xe Thìn trên oto, moto cũng không phải là lần đầu. Cô đẩy câu trả lời sang cho Thìn, cũng là một liều thuốc thử phản ứng xem tên vệ sĩ chết tiệt này có chịu nhả mình sang cho một người đàn ông khác không? :
– Chuyện này phải để Thìn quyết định. Em thế nào cũng được ạ.
Nghe chủ tịch nói thế, Thìn cũng không dại gì mà buông bỏ chủ tịch cho một người đàn ông đẹp trai phong độ như anh Hoà:
– Anh Hòa yên tâm đi ạ. Thú thực là em không tin tưởng ai ngoài bản thân mình có thể đảm bảo an toàn cho chủ tịch.
Thìn nói thế thì anh Hòa cũng không thể đôi co thêm, muốn và được rõ ràng là hai câu chuyện chả liên quan gì đến nhau, có chút tiếc nuối nhưng anh Hòa cũng đành chịu:
– Vậy thì như thế này. Em chở Thụy Kha nhưng nhớ là hết sức cẩn thận, bọn anh sẽ đi chậm hơn, em đi khoảng giữa đoàn nhé. Bám sát nhau để còn kịp thời hỗ trợ những lúc cần thiết. Lưu ý là không được tách đoàn trong mọi tình huống. OK?
– “OK”, Thìn lập tức đáp lời.
Anh Hòa miễng cưỡng về lại xe của mình, một chiếc Kawasaki, trên đó lủng củng đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho những trường hợp khẩn cấp. Có thể sửa chữa xe máy nếu gặp sự cố, có thể sơ cứu vết thương nếu ai trong đoàn bị xòe, có một số loại thuốc men phổ biến thông thường. V. V.
Thụy Kha đội lại chiếc mũ bảo hiểm kín đầu của mình, cô gập cái kính lại để che đi một chút ửng hồng trên đôi má. Vừa rồi, câu trả lời anh Hòa của Thìn sẽ làm cô nhớ mãi, một câu nói của công việc nhưng ẩn chứa trong đó tràn đầy sự yêu thương, tràn đầy tình cảm. Một vài tia lửa nhen nhóm trong lòng thời gian vừa qua được câu nói ấy tạo thành một ngọn lửa nhỏ cháy trong tâm hồn cô. Phụ nữ là vậy, cái họ cần ở người đàn ông của mình đôi khi không phải là thứ vật chất tầm thường, cái họ cần có khi đơn giản chỉ là một cảm giác an toàn khi ở bên người đó mà thôi. Cái này thì Thìn đã làm được rồi.
Thụy Kha ngồi lên yên sau xe, cô hơi bám vào eo Thìn một chút, lại bỏ kính lên trên, cô nói nhỏ vào tai Thìn, lúc này cậu vẫn chưa đội mũ:
– Trong chuyến đi đừng gọi là chủ tịch!
Thìn nghe vậy thì hơi ngoảnh lại một chút:
– Vậy gọi là gì?
– “Là Thụy Kha”, nói xong Thụy Kha đóng sập cái kính lại. Cô thực sự không muốn mình quá khác biệt so với mọi người ở đây, vả lại cái danh xưng “chủ tịch” không phải là tên trong giấy khai sinh của cô.
Thìn nghe nói vậy thì có một chút bỡ ngỡ, nhưng cũng hiểu mục đích của chủ tịch không phải là gọi tên cho nó thân mật thân đường gì hết, chỉ là để cho hòa đồng với mọi người thôi. Nhưng đúng là từ ngày gặp chủ tịch đến giờ, chưa bao giờ cậu nói ra miệng tên húy của chủ tịch, có chút không quen nên cậu phải tập, nói nho nhỏ để chủ tịch khỏi nghe tiếng:
– Thụy Kha! Cứ yên tâm đừng lo lắng gì.
Cái mũ bảo hiểm Thụy Kha đang đội mặc dù kín như cái nồi cơm điện nhưng có lỗ thông hơi ở phía tai, cô nghe rõ không sót một chút nào, “chết tiệt thật”, cô nghĩ vậy.
Anh Hòa dẫn đầu đoàn, ngồi sau xe do anh Bình cầm lái, anh Hòa khuất tay ra hiệu cho mọi người:
– Xuất phát!
– “Brừm, brừm, brừm”.
Vậy là đoàn xe bám sát nhau đi, tốc độ trung bình khoảng 50 km/h, theo lời anh Hòa thì Thìn luôn luôn đi ở khoảng giữa đoàn, thực tâm mà nói cậu có thể đi nhanh hơn như vậy rất nhiều, nhưng cũng vì tôn trọng trưởng nhóm nên cậu cũng không thể hiện gì nhiều.
Chặng đầu tiên chính là từ Hà Nội lên thành phố Hà Giang, khoảng hơn 300 km. Xuất phát từ đầu Đại lộ Thăng Long, sau đó theo đại lộ này đến ngã ba Láng – Hòa Lạc, rồi đi theo hướng Quốc lộ 21 lên Sơn Tây. Từ Sơn Tây qua cầu Trung Hà đến Cổ Tiết rồi qua cầu Phong Châu đi đường 32 đến địa phận tỉnh Phú Thọ rồi rẽ trái vào Quốc Lộ 2. Sau đó chạy thẳng đến thành phố Tuyên Quang.
Đến Thành phố Tuyên Quang cũng gần trưa, cả đoàn dừng nghỉ chân, ăn uống rồi lên đường theo Quốc lộ 2 đến Hàm Yên, Bắc Quang, Vị Xuyên. Và cuối cùng là đến thành phố Hà Giang lúc giữa giờ chiều.
Cả chặng đường đi không gặp sự cố gì đặc biệt, cơ bản là xe tốt, lại được chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ trước.
Nhận phòng một khách sạn ở thành phố Hà Giang, cả đoàn dành toàn bộ buổi chiều và buổi tối hôm ấy để chơi và khám phá thành phố. Mục đích chính của chuyến đi vẫn chưa đến.
Ngày hôm sau, cả đoàn lại có một chuyến đi xa, rời thành phố Hà Giang đi Đồng Văn, Mèo Vạc. Một trải nghiệm đáng nhớ trong đời Thụy Kha và Thìn, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ đến siêu thực của Hà Giang đã in đậm trong tâm trí hai người. Những cung đường đèo quanh co uốn lượn bên những dãy núi trùng trùng điệp điệp, những con vực sâu tưởng chừng như hun hút có thể làm tim ai đó đập mạnh mỗi lần xe bó cua phải nghiêng nghiêng. Họ trải nghiệm vượt qua con đèo Mã Pí Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam.
Họ đã đến cột cờ Lũng Cú, điểm cực bắc của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu, nằm trên độ cao 1.470m so với mực nước biển. Nhìn ngọn cờ đỏ sao vàng phần phật bay trong gió, ai cũng tràn đầy niềm tự hào về quê hương Việt Nam tươi đẹp, hiền lành, hiếu khách, nhưng cũng anh hùng bất khuất không tiếc máu xương để bảo vệ toàn vẹn non sông lãnh thổ. Thìn, Thụy Kha, anh Hòa, anh Bình và rất nhiều người khác nữa, tất cả họ đều nghẹn ngào khi đặt tay lên ngực trái của mình và cùng nhìn lên lá cờ đỏ sao vàng đang hiên ngang tung bay trong gió. Lá cờ được nhuộm đỏ bởi không ít máu xương của ông cha, của các cô các chú, các anh. Họ tự hứa với lòng mình: “Nếu tổ quốc cần, chúng cháu, thế hệ trẻ của Việt Nam sẵn sàng noi gương các bậc tiền nhân, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo non sông Việt Nam, chúng cháu xin hứa!”
Ấn tượng nữa sẽ chẳng bao giờ phai trong trái tim mỗi người, đó chính là được tiếp xúc, gặp gỡ và nói chuyện với bà con dân tộc Mông, Dao, Tày. Bà con nơi đây hiền lành, thật thà, đôn hậu, chất phát nhưng rất hào sảng và hiếu khách.
Đêm đầu tiên ở giữa núi rừng, nhóm phượt không chọn cho mình nghỉ chân tại nhà sàn của bà con dân tộc mà chọn một bãi đất trống cạnh bản để dựng lều, họ dự định qua đêm giữa thiên nhiên nơi đây.
Chập tối, đám thanh niên đã dựng xong 2 chiếc lều bạt cơ động, dự tính là nam 1 lều, nữ 1 lều. Thìn mặc dù lần đầu tiên tham gia nhóm nhưng nhìn thao tác anh dựng những chiếc cột chống, đóng những cái móc xuống đất và nhìn vào nút thắt anh buộc mọi người đều trầm trồ thán phục, đó là những nút thắt của dân thuyền chài, rất đơn giản nhưng cực kỳ chắc chắn.
Phụ nữ thì dọn dẹp, chuyển đồ vào trong lều. Xong xuôi đâu đó đám nam nhân lại vào rừng kiếm những cành củi khô. Anh Hòa chỉ đạo làm đống lửa thật to ở giữa, bên cạnh đống lửa có hai cái trạc để đặt một thanh sắt mượn của dân bản, mục đích là để nướng mấy con gà và một con lợn mán nhỏ vừa đặt mua của người dân, họ làm thịt sẵn cho. Cuộc vui đêm nay sẽ rất đáng nhớ.
Khi mặt trời đi ngủ đằng sau những dãy núi, màn đêm yên tĩnh bao phủ toàn bộ không gian, ngọn lửa được nhóm lên, ngồi xen lẫn giữa những người trong nhóm phượt là bà con dân bản, họ cũng đến để chung vui với những người từ miền xuôi lên đây. Già có, trẻ có, đàn ông có, đàn bà có. Chẳng có phân biệt dân tộc Kinh, Mông Tày Nùng. Không phân biệt giàu hay nghèo. Bên ánh lửa bập bùng, mùi thịt nướng thơm phức được hòa quyện với rượu men lá mà dân bản mang theo góp vui, họ cùng nhau trò chuyện, cùng nhau ca hát, cùng nhau nhảy múa. Ai cũng no, ai cũng ngà ngà say, ai cũng vui. Ở đời mấy ai được sống trong không khí như vậy cơ chứ.
Bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bài hát cuối cùng khi sương đã nặng làm ướt tóc, đêm đã về khuya. Tất họ cùng nắm tay nhau rồi chạy vòng vòng múa điệu xòe hoa, điệu múa này gốc là của người dân tộc Thái, nhưng giờ đã trở thành điệu múa chung của các dân tộc anh em vùng tây bắc, trở thành biểu tượng tình đoàn kết giữa các dân tộc. Những tiếng nổ lách tách phát ra từ đống lửa như những là tiếng nhạc giúp lời ca bay cao, bay xa vào núi rừng.
Đêm thứ 2 này đáng nhớ hơn đêm thứ nhất ở thành phố Hà Giang.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92