Truyện sex ở trang web truyensex68.com tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả các truyện sex 18+ ở đây đều chứa nội dung người lớn, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi truy cập vào trang web chúng tôi để đọc truyện.

Phần 23

Kết thúc bữa nhậu, khi Thìn đang chầm chậm cho xe bon bon trên đường Thanh Niên thì cậu hơi ngoảnh lại phía sau nói với Thụy Kha:

– Chủ tịch muốn về nhà chưa?

Có hơi men trong người, lại đang hưởng gió mát từ hồ Tây thổi vào, không khí thật sảng khoái dễ chịu, Thụy Kha dang rộng tay mình ra để thể hiện sự phấn khích:

– Chưa, chưa muốn về, đi chơi tiếp đi.

Nghe vậy thì Thìn mừng rỡ trong lòng, hôm nay cậu tự cho phép mình được buông lỏng bản thân một tí, vẫn còn một vài tiếng nữa mới hết ngày, Thìn muốn đến một nơi, cũng là nơi mà cậu có nhiều kỷ niệm với bản thân mình, và với cả Trâm Anh nữa.

– Vậy tôi đưa chủ tịch đến một nơi này nhé?

– “OK, tới luôn đi. Ha ha ha. Tự do muôn năm”, Thụy Kha nói như hét lên, cô mở hết họng mà đón gió căng đầy lồng ngực nhưng vội ngậm mồm lại ngay, gió hồ Tây mang theo cả mùi cá.

Thìn tăng ga phóng vút đi để lại một số ánh nhìn thèm thuồng cho người đi đường.

Bạn đang đọc truyện Người bảo vệ tại nguồn: http://truyensex68.com/nguoi-bao-ve/

Ven sông Tô Lịch có một quán café rất đông đúc vào mỗi tối thứ 7 và Chủ Nhật. Những ngày khác cũng đông nhưng không bằng những ngày này, bởi một lẽ, vào hai buổi tối cuối tuần ở đây có tổ chức hát nhạc sống, mà nhạc thì duy nhất là các ca khúc của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, tên quán café được khắc thanh mảnh nhưng có hồn lên một tấm gỗ: Trịnh quán.

Thìn dẫn Thụy Kha len lỏi giữa những chiếc bàn nhỏ để tìm cho mình một chỗ ngồi trong góc khuất phía xa, ở trên sân khấu, một cô gái đang ngồi trên một chiếc ghế cao giống ở quán bar, cô đang như ôm micro vào lòng mà nhả từng chữ da diết của bài: “Chiều một mình qua phố”, bên cạnh là một người đàn ông đứng tuổi tóc để khá dài giống chất nghệ sĩ đang đệm đàn ghia cho cô hát.

Không giống như nghe thể loại nhạc khác, ai biết nghe nhạc Trịnh đều chìm đắm trong lời ca, điệu nhạc. Chìm đắm để chiêm nghiệm, chìm đắm để tìm đâu đó trong bài hát những triết lý sâu sắc về đời, về người, và có khi có cả của mình ở trong đó.

Từ lúc Thìn len lỏi đi vào đã nhận được sự chú ý của nhiều ở đây rồi, không hẳn là cậu và Thụy Kha đang xen vào bài hát du dương làm ảnh hưởng đến họ mà chính là đi đằng sau cậu chính là một phụ nữ rất đẹp. Nhưng có một người để ý đến Thìn, là bà chủ của quán này. Thấy Thìn đã yên vị chỗ ngồi, bà chủ cũng tiến lại kéo ghế nhựa ra ngồi xen giữa Thìn và Thụy Kha, bà chủ tên Thu nói:

– “Thìn, mấy tháng rồi mới thấy em ghé quán đấy”, rồi bà chủ quay sang Thụy Kha: “Bạn gái em đây à?”, Nói xong bà chủ háy mắt về phía Thìn.

Thìn đang định trả lời là không phải thì Thụy Kha nói chen vào:

– Anh Thìn hay đến đây lắm hả chị?

Thụy Kha nói xong thì Thìn nói:

– Chị Thu, quán dạo này có đông khách không?

Chị Thu là một người phụ nữ cởi mở, quảng giao, nhìn khuôn mặt khá dễ nhìn nhưng đôi mắt thì đúng là một đôi mắt buồn, nó ám luôn cả vào cuộc đời chị. Ấy thế nên chuyện gia đình không được yên ả rồi chị trở thành một phụ nữ đơn thân sống một mình cả chục năm nay rồi. Chị buồn lắm và nhạc Trịnh như một người bạn tâm tình với chị hàng ngày, cũng bởi yêu nhạc Trịnh nên chị mở cái quán café này vừa để kiếm miếng cơm cũng là để thỏa cái sở thích của mình. Chị trả lời Thìn:

– Nhìn thì biết. Hi hi hi.

Đúng lúc ấy thì có một em nhân viên đến, chị Thu gọi hộ luôn:

– “Em cho anh Thìn một ly đen đá không đường”, rồi chị quay sang Thụy Kha hỏi: “Em gái uống gì?”.

Thụy Kha lờ mờ hiểu rằng quan hệ của Thìn và bà chủ tên Thu này không đơn giản chỉ là khách quen, bằng chứng là còn gọi đồ hộ nữa chứng tỏ hiểu biết cũng không phải là ít, cô có chút gì đó nhen nhúm trong lòng nhưng chưa tỏ là cái gì:

– Chị cho em ly nâu đá nhiều sữa.

Chị Thu vui vẻ nói lên sự thích thú của mình:

– Đen đá không đường, nâu đá nhiều sữa, hợp nhau ghê chưa kìa.

Em lễ tân ghi vào sổ rồi quay gót bước đi. Trên sân khấu, bản “chiều một mình qua phố” cũng gần đến đoạn kết. Chị Thu nói với cả Thìn và Kha:

– Hai đứa ngồi đây nhé, chị sẽ có một món quà không biết có phải là bất ngờ với em gái hay không?

Nói rồi chị Thu không để ai nói gì mà đứng dậy tiến về phía sân khấu để lại Thụy Kha cái suy nghĩ ngạc nhiên, còn Thìn thì không ngạc nhiên cho lắm, cậu biết bà chủ này quá mà. Thụy Kha ghé vào tai Thìn nói nhỏ:

– Cậu và bà chủ thân nhau lắm hả?

Thìn nghe xong thì cười cười, đang định nói gì đó thì ở trên sân khấu, bà chủ đã cầm micro nói làm mọi người chú ý lắng nghe, giọng chị trên loa khàn khàn giống ca sĩ chuyên hát dòng nhạc này, Khánh Ly:

– Kính thưa quý vị, Trịnh Quán không chỉ là nơi dành cho những người yêu nhạc Trịnh đến để thưởng thức âm nhạc, nó còn là nơi mà chúng ta giãi bày, sẻ chia những tâm sự của cuộc đời. Kính thưa quý vị, nhiều quý vị ở đây chắc hẳn còn nhớ một giọng ca nam trầm ấm mà sâu lắng của một người miền Trung, một giọng ca đã đi cùng quán kể lúc khai trương đến giờ, có thể nói anh đã từng là linh hồn của Trịnh Quán. Và không để quý vị phải chờ lâu hơn nữa, xin được chào mừng sự trở lại của… Thìn – Diễm Xưa.

Ánh đèn sân khấu được chỉnh về phía Thìn.

Còn Thụy Kha như há hốc mồm, cô bất ngờ bởi món quà của chị Thu dành cho mình chính là được khám phá một góc khác, một góc nghệ sĩ của tên vệ vĩ. Thực tâm mà nói thì đến khi ánh đèn sân khấu chiếu vào Thìn thì Thụy Kha vẫn chưa tin là Thìn biết hát đâu, chứ đừng nói là hát hay. Nhưng bất ngờ vẫn còn ở phía trước.

Thìn biết là mình không thể từ chối được, cậu đến đây cũng chính là muốn được hát một bản nhạc Trịnh nào đó, đã vài tháng nay kể từ ngày chia tay Trâm Anh, cậu chưa từng lẩm nhẩm một đoạn nào của nhạc Trịnh rồi. Ghé vào tai Thụy Kha, Thìn nói nhỏ:

– Xin phép chủ tịch!

Thụy Kha chỉ gật gật đầu thôi, giờ cô mà không cho Thìn hát chắc cả đám khách hàng ở đây lột truồng cô ra mà hiếp mất.

Một tràng pháo tay rền vang, mọi người đã nhận ra Thìn rồi.

Thìn chững chạc và đường hoàng tiến về phía sân khấu, lên đến nơi, anh nhạc công tóc dài cũng đứng dậy và trao lại cho Thìn cây đàn ghi ta của anh. Thìn đón lấy cây đàn, đeo dây vòng qua vai rồi ngón tay cái của cậu lướt một đường từ trên xuống dưới đủ 6 dây lên tiếng, sau đó cậu chỉnh lại cái kẹp gam của cây đàn cho đúng chuẩn với tông giọng của mình, Thìn ngồi xuống ghế dành cho nhạc công, chỉnh micro cho gần với miệng của mình.

Ở dưới, Thụy Kha thêm một bất ngờ nữa, Thìn biết cả đánh đàn ghita, loại nhạc cụ mà cô thích nhất. Nhưng chưa hết đâu.

Thìn cất cái giọng trầm ấm, giờ này anh hoàn toàn nói bằng giọng miền Trung, giọng thực của mình:

– Thưa quý vị, đã lâu rồi tôi mới có dịp lại ngồi trên sân khấu này hát tặng quý vị. Nhạc Trịnh kết nối chúng ta, những tâm hồn mỏng manh trong phong ba bão táp cuộc đời. Bài hát sau đây xin gửi tặng một người với lời chúc: Chúc em hạnh phúc.

Thìn không giới thiệu tên bài hát, bởi đối với những người ngồi đây thì điều đó là thừa, chỉ cần nhạc dạo là đã biết đó là bài gì rồi.

Thìn lướt tay mình trên phím đàn như rồng bay phượng múa, những ngón tay dẻo quẹo như một nhạc công chuyên nghiệp, và chính anh cùng với tất cả người ngồi trong khán phòng này bắt đầu chìm đắm vào một thế giới khác, một thế giới huyền ảo như ma mị. Tiếng đàn dạo như sâu lắng, như đam mê, như ai oán não nề. Đó là bài “Diễm Xưa”.

“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ.

Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao.

Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ.

Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ.

Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua.

Trên bước chân em âm thầm lá đổ.

Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.

Chiều nay còn mưa sao em không lại.

Nhớ mãi trong cơn đau vùi.

Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau.

Bước chân em xin về mau.”

Đoạn 1 của bài hát kết thúc cũng là lúc chị Thu ngồi xuống cạnh Thụy Kha, bên tiếng đàn réo rắt phát ra từ cây ghita Thìn đang cầm trên tay, chị Thu nói:

– Em biết không? Thìn đã từng làm thêm ở quán chị mỗi tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần đấy. Chị nghe nói cậu ấy học nghề gì đấy chỉ có thể làm ở quán hai ngày cuối tuần. Rất nhiều người đến đây chỉ để được nghe cậu ấy đàn và hát.

Thụy Kha hoàn toàn bị chinh phục bởi chất giọng miền Trung mộc mạc gần gũi của Thìn, lại còn tiếng đàn như cộng hưởng như hòa nhập vào lời ca, cô vẫn chăm chú lắng nghe tiếng đàn dạo giữa bài nhưng có ý hỏi một thắc mắc trong lòng:

– Chị Thu, sao Thìn không làm ở đây luôn cùng chị?

– Cái này chị cũng mời mấy lần nhưng Thìn không đồng ý. Mà chị nghiệm ra từ nhiều người khác, rất hiếm người dùng giọng ca của mình mà kiếm tiền từ nhạc Trịnh được. Chỉ có những người với cuộc sống bình thường mới có thể hát nhạc Trịnh nghe vào tai được.

Câu này của chị Thu nói là đúng, chỉ có những ai có trải nghiệm cuộc sống bên ngoài rồi ứng nghiệm vào câu hát thì mới hát hay được. Hai người dừng lại cuộc nói chuyện, vì ở trên sân khấu Thìn đã bắt đầu hát đoạn 2:

“Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động.

Làm sao em nhớ những vết chim di.

Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng.

Để người phiêu lãng quên mình lãng du.

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động.

Làm sao em biết bia đá không đau.

Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng.

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.”

Tiếng vỗ tay nhè nhẹ của khách, ở đây người ta không vỗ tay to giống như nghe rap, một bài hát hay được một thể hiện rất có hồn, rất đi vào lòng người. Tự bản thân mỗi người đều cảm nhận lời ca theo một lẽ khác nhau tùy vào tâm trạng, tùy vào hiểu biết của từng người.

Thìn chỉ hát một bài, cậu cũng là không muốn chủ tịch phải ngồi một mình lâu, anh nói vào micro:

“Xin cảm ơn quý vị, xin mạn phép phục vụ quý một bản trong chùm các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà tôi thích nhất, bản Diễm Xưa. Tôi mong rằng sẽ được gặp lại quý vị ở một dịp khác tại Trịnh Quán này. Xin cảm ơn!”

Nói xong Thìn bước xuống tiến về phía bàn của mình trong tiếng vỗ tay cảm ơn của mọi người, anh giống như một ngôi sao trong cái không gian nhỏ bé của quán.

Nhấp một ngụm café của mình, Thìn nói Thụy Kha:

– Chủ tịch, hay không?

– “Dở ẹc à?”, Thụy Kha bĩu môi.

Nhưng Thụy Kha đúng là không có khiếu nói dối, Thìn nhìn rõ trong ánh mắt, trong giọng nói của chủ tịch không thật tí nào.

Bạn đang đọc truyện Người bảo vệ tại nguồn: http://truyensex68.com/nguoi-bao-ve/

Đêm hôm đó, Thụy Kha lại đặt tay vào bướm mình để tự đưa vào giấc ngủ, trong đầu cô vẫn còn vẳng vẳng câu kết của bài hát Diễm Xưa: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. Cái đinh trong đầu về cuộc sống tự do của cô đã bị lung lay nhè nhè, cô chợt chiêm nghiệm: “Đến sỏi đá cũng cần có nhau nữa là con người, chẳng lẽ mình cứ vậy mãi hay sao, cái tên vệ sĩ chết tiệt này, lại còn biết đàn hát nữa chứ”. Thụy Kha chìm vào giấc ngủ với nụ cười còn chúm chím trên môi.

Thể loại