Hai cô cháu đi qua Hồ Gươm được một nửa vòng thì rẽ vào một con phố khá đông đúc, rồi từ con phố này rẽ vào một ngõ nhỏ hơn. Đi độ 3 chục mét từ đầu ngõ vào thì chiếc xe đỗ ở trước một cái cổng bằng sắt được in hình họa tiết hoa văn rất cầu kỳ, chiếc cổng có 4 cánh khá lớn, phải rộng đến cả chục mét chứ không ít. Người phụ nữ gạt chân chống cũng là lúc Nghĩa đã gần như là nhảy xuống khỏi xe. Cậu ngẩng mặt lên để tầm mắt mình vượt lên trên không gian của cánh cổng trước mặt. Đằng sau cánh cổng, một ngôi nhà kiểu biệt thự cổ cao 3 tầng ẩn khuất đằng sau. Nhìn sơ thì cũng biết ngôi nhà này rất to và rộng rồi, chỉ không biết cụ thể như thế nào mà thôi.
Người phụ nữ lấy một chiếc chìa khóa móc chung với chìa khóa xe vespa rồi mở cổng, hai cánh ở giữa có chạm nổi hình một mặt hồ hoa sen màu vàng được mở ra làm Nghĩa có cảm giác như cái hồ hoa sen trên cánh cổng được tách làm đôi. Người phụ nữ nhìn Nghĩa một lượt từ trên xuống, lúc này cô ấy mới có dịp nhìn kỹ cậu thanh niên mà mình vừa thuê về làm vườn. Tổng thể mà nói thì đó là một thanh niên quê mùa, chiếc áo bộ đội cũ sờn, chiếc quần thô màu tối, đôi dép tổ ong cũng chuyển sang màu đen đen, mũi dép đã bị rách đến gần một nửa.
Nhưng nếu bỏ qua những trang thiết bị đang ở trên người cậu ta mà nhìn kỹ rồi đánh giá thì người phụ lại có một góc nhìn khác. Mái tóc tuy xơ xác và những ngọn tóc thì đã ngả sang màu hung vàng chắc là do cháy nắng nhưng được cắt gọn gàng một cách đơn giản. Khuôn mặt đen đen nhưng không hốc hác mà đầy đặn vuông vức nam tính. Đôi mắt to sáng long lanh nằm bên dưới hai hàng lông mày rậm rạp, nếu nhìn kỹ thì còn thấy hai hàng lông mày này mọc lan sang chạm vào nhau.
Chiếc mũi to và nhô cao như là để phù hợp với kích thước khuôn mặt. Đôi môi dày nằm trên chiếc cằm vuông. Ở phía dưới khuôn mặt nổi cộm lên là cục thanh quản. Cái cổ khá dài có ẩn khuất những mạch máu đường gân mọc từ bên dưới đi lên trên. Dáng người dong dỏng cao, người phụ nữ đoán chàng thanh niên này chắc cũng cao khoảng một mét bẩy hơn một chút. Gầy nhưng không đến nỗi gò, nói chung là cân đối với tuổi cậu ta vì vẫn còn chưa lớn hết.
Người phụ nữ đứng ở bên phía trong sân nhìn nhanh ra Nghĩa nhưng cũng đủ để có những nhận xét vừa rồi, cũng đã 40 tuổi đầu rồi chứ không còn ít, lại chuẩn bị để một người lạ mặt vào nhà, đương nhiên cô cũng cần có những nhận định theo trực quan và kinh nghiệm của mình. Thấy nghĩa lơ ngơ nhìn lên cao, cô nói:
– Dắt xe vào sân giúp cô.
Nghĩa giật mình trở lại với thực tại sau khi trong đầu cậu lấp loáng ước mơ xây được một căn nhà to như thế này cho mẹ ở quê, cậu luống cuống bước nhanh đến bên cạnh chiếc xe:
– Vâng ạ.
Nghĩa đẩy xe vào, ngôi nhà to là không thể diễn tả hết, bên phải của ngôi biệt thự là một khoảng vườn rất rộng, dễ chừng phải vài ba trăm mét vuông chứ không ít. Nghĩa tập trung vào khoảng vườn này đầu tiên vì hôm nay mình được thuê làm công việc dọn vườn, cỏ mọc um tùm rất cao, Nghĩa ước lượng chắc là phải cao đến ngang buồi. Nhưng nhìn những loại cỏ dại mọc hoang này thì việc dọn dẹp cũng không có gì là vất vả, chỉ là mất thời gian thôi.
Rồi khi Nghĩa dắt xe vào đến khoảng sân trước mặt ngôi biệt thự lát bằng gạch đỏ vuông 30×30 thì ấn tượng của cậu chính là khắp quanh sân có rất nhiều những chậu hoa thủy tiên đang nở rộ rất đẹp mắt. Chắc phải có đến mấy chục chậu hoa này, chậu hoa mọc tỏa lên những chiếc lá màu xanh, còn bông hoa có đến ba lớp, lớp ngoài cùng có 6 cánh màu trắng mọc cân đối, lớp ở giữa màu vàng không phân thành cánh mà là hình tròn, lớp trong cùng là nhụy hoa màu đỏ phớt hồng.
Một cảm giác thân quen ùa về làm Nghĩa cứ mải ngắm những bông hoa ấy mãi chẳng muốn rời, cậu thốt lên:
– Hoa Thủy Tiên!
Người phụ nữ chưa mở cửa chính mà ngồi xuống luôn bậc thềm được lát bằng những tấm đá xẻ, cô rất thích ngồi ở vị trí này để ngắm những bông hoa thủy tiên nhỏ xinh của mình, còn tại sao cô lại thích ngồi phệt xuống đây ư? Nếu đơn giản mà suy nghĩ chắc là vì ngồi ở đây… mát đít, vì nền bằng đá mà, còn phức tạp mà kể thì không biết là vì sao nữa. Thấy Nghĩa đọc đúng tên loài hoa mà mình thích, người phụ nữ nở một nụ cười thật tươi thích thú, cảm tình với chàng thanh niên này được vun thêm một tẹo:
– Cháu biết loài hoa này cô ạ.
– Thế hả?
– Vâng, ở quê cháu cũng có loài hoa này, nhưng cháu nói cô đừng giận nhé, hoa này ở quê cháu mọc dại ở bờ, ở bụi chứ không được trồng thành chậu và được tỉa đẹp như thế này? Sao cô lại thích hoa thủy tiên ạ?
Thêm một nụ cười nữa làm lộ hàm răng trắng bóc, ánh nắng chiếu xuyên khe phản chiếu vào hàm răng phản lại thứ ánh sáng lấp lánh, Nghĩa thoáng ngẩn người vì nụ cười của người phụ nữ cao sang đài các mà lần đầu tiên cậu tiếp xúc.
– Cô cũng chẳng biết nữa, chỉ thấy đẹp thì thích thôi. Thích một cái gì đó đâu cần lý do phải không cháu.
Hai cô cháu cùng cười. Rồi người phụ nữ như cảm thấy tâm trạng mình thoải mái hơn một chút nữa, như muốn bộc lộ thêm một chút nữa, đành không ai hỏi mà tự khai:
– Hồi xưa, cô còn thích một loài hoa nữa đấy? Cháu biết là gì không?
Nghĩa đang nhặt một vài chiếc lá hoa thủy tiên rụng ở trong một chậu cây, thấy cô hỏi thì quay hẳn người lại nhìn cô:
– Là hoa gì hả cô?
Một nét thoáng buồn làm đuôi mắt người phụ nữ tạo thành hình chân chim:
– Hoa cẩm tú cầu.
Nghĩa vô tâm hoặc là không đủ trải đời để nhìn thấy nỗi buồn ấy, cậu vô tư:
– Cháu cũng biết hoa này, đúng là hoa này đẹp thật cô ạ, nó rất đặc biệt, mỗi bông hoa cẩm tú cầu là rất nhiều các bông hoa nhỏ ghép lại thành một hình quả cầu, rồi màu sắc cũng rất đa dạng, phong phú.
Người phụ nữ thì gật gật đầu còn Nghĩa thì nhìn một lượt khắp khoảng sân như tìm kiếm một thứ gì đó nhưng không thấy, cậu nói thêm:
– Nhưng sao cháu không thấy cô trồng hoa cẩm tú cầu, chỉ toàn là thủy tiên.
Người phụ nữ tắt hẳn nụ cười trên môi, đôi mắt đen lánh hồi nãy trở sang u buồn, ánh mắt nhíu lại nhìn về phía ánh mặt trời như nhìn về quãng đời đã qua của mình:
– Cô không trồng cẩm tú cầu lâu lắm rồi. Vì nó… Vì nó… À mà thôi chúng ta vào việc đi, cũng muộn rồi đấy.
Nghĩa chưng hửng vì không được nghe cô nói lý do cô không trồng cẩm tú cầu mà chỉ trồng hoa thủy tiên, bản tính tò mò thì là vậy nhưng xét thấy hoàn cảnh của hai người lúc này thì có biết cũng chẳng để làm gì, cậu là một người lao động theo vụ việc, có khi gặp nhau hôm nay là lần đầu cũng là lần cuối:
– Vâng ạ, cháu phải dọn cái vườn kia phải không?
Người phụ nữ chống một tay xuống nền đá rồi uể oải nhấc cái mông đít lên rồi lững thững đi về phía mép vườn, thở dài một cái khi nhìn thấy mảnh vườn đầy cỏ của mình:
– Cháu chỉ cần dọn thật sạch cỏ trong vườn này cho cô. Cỏ mọc um tùm quá.
Trong lòng người phụ nữ cũng chưa có dự định gì sau khi khu vườn này được dọn cả, chỉ là không muốn cỏ mọc là nơi nuôi muỗi, nuôi rắn rết mà thôi.
– Vâng ạ, nhà mình có cuốc liềm gì không cô, cho cháu mượn được không ạ.
– Có, cô để ở hông nhà kia kìa.
– Vâng ạ, cháu làm luôn đây, cô cứ đi nghỉ đi ạ, khi nào xong cháu gọi cô.
Người phụ nữ quay lưng đi vào nhà, nhưng đến chỗ bậc thềm vừa nãy ngồi thì đứng sững lại như muốn nói thêm một điều gì đó:
– Chắc cháu làm đến chiều tối mới xong, giờ cô phải đi làm, đến chiều cô mới về. À, mà cháu tên là gì nhỉ?
Trong đầu Nghĩa đang hoạch định kế hoạch, hay đúng hơn là lên phương án dọn cái vườn, từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong, nghe thấy bà chủ nhà hỏi, cậu trả lời thành thật ngay:
– Dạ, cháu tên là Nghĩa cô ạ.
Rồi cũng buột miệng theo phép lịch sự thôi chứ thực ra nhu cầu thì không có: “Cô tên là gì ạ?”.
Chần chừ một lúc, người phụ nữ mới nói, nhưng nói rất khẽ như chỉ sợ người khác nghe tiếng:
– “Cháu gọi là cô Tú đi. Cô tên là… Cẩm Tú”, nói xong cô Tú mở cánh cửa nhà thật nhanh rồi biến mất vào trong, cánh cửa đóng lại ngay lập tức.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111