Ten tèn tén ten, Nghĩa một mình một xe cong mông đạp đến nhà cô Cẩm Tú, giờ này Nghĩa đã có xe đạp rồi cơ đấy, cái xe đạp thồ có một miếng cao su ở bánh trước làm phanh, ở đằng sau hai bên còn được hàn thêm 2 thanh sắt để gia cố phần đuôi xe nhằm chở được những hàng hóa nặng, đôi bánh thì đã mòn, xích hình như cũng bị dão rồi, nhưng không sao cả, cái xe này vẫn còn tốt hơn cái xe của mẹ ở quê.
Nghĩa vừa đạp xe vừa cười thật tươi, cậu thấy cuộc đời thật đẹp, thấy cuộc sống mình cũng không đến nỗi nào, mới lên Hà Nội làm được vài ngày thôi nhưng mọi việc hanh thông, tiền kiếm được vẫn còn đang nóng hổi trong túi, vừa rồi còn có thêm 500 nghìn, xe đạp thì đang ở dưới mông.
Đến nhà cô Tú, cửa ngoài vẫn khóa im lìm, không khó để Nghĩa đoán được rằng mẹ con cô Tú vẫn đang ở trong bệnh viện, chắc là từ hôm qua đến nay chưa có ai về nhà. Vì cô Cẩm Tú đã đưa cho Nghĩa chìa khóa cổng nên Nghĩa cứ tự động mở cửa bước vào thôi. Công việc làm vườn vẫn còn đang dang dở từ buổi sáng ngày hôm qua, nay Nghĩa tiếp tục. Theo như kế hoạch, chắc phải 2 – 3 ngày nữa mới xong phần xây dựng ở khu vườn này.
Đất ở vườn vẫn còn tốt, vẫn tơi, vẫn xốp và đỏ au phù sa, không cần phải đổ thêm vào. Việc đầu tiên là hoàn thành đường đi dạo quanh vườn, việc thứ 2 là làm giàn hoa, việc thứ 3 là làm hệ thống tưới nước tự động.
Không nghĩ nhiều, Nghĩa mải mê với công việc ngay từ lúc đến tới tận sẩm tối, con đường lát gạch đỏ rộng chừng 60 cm lòng vòng uốn lượn khắp khu vườn đã hoàn thành, ở chính giữa còn có một khoảng trống hình tròn rộng khoảng chục mét vuông cũng được lát bằng gạch, xung quanh khoảng trống hình tròn này được Nghĩa xây bờ kè bằng những viên gạch đỏ xếp chéo chéo nhìn rất bắt mắt. Mới hoàn thành một xúm công việc nhưng có vẻ như đã có nét tinh tế, hài hòa rồi.
Cũng chuẩn bị dọn dẹp đồ để về thì Nghĩa thấy cửa cổng bung mở, ngoảnh ra nhìn thì thấy cô Cẩm Tú và con gái cô ấy, hai người một xe đi về. Cô Cẩm Tú thì vẫn vậy, cô mặc một chiếc quần dài, bên ngoài khoác chiếc áo gió. Còn con gái cô thì mặc một chiếc quần bò dài, áo khoác mùa đông có mũ trùm lên tận đầu.
Cô Tú loáng thoáng nhìn Nghĩa rồi nhìn ra khu vườn, cô gật đầu và miệng hơi mỉm cười. Nghĩa chào:
– Cháu chào cô ạ!
Cẩm Tú gật đầu chào lại rồi cong mông đẩy chiếc xe máy vào nhà, Thủy Tiên lững thững đi theo sau không nói một câu gì, khuôn mặt trắng bệch nhợt nhạt nhìn lướt qua Nghĩa một chút, không hiểu Thủy Tiên có cảm giác gì mà đôi mắt mở to lên một chút, đôi môi giật giật một cái, nhưng Thủy Tiên tịnh không nói gì, cứ thế đi thẳng vào trong nhà.
Cô Cẩm Tú cũng lầm lũi đi theo con gái.
Không nói Nghĩa cũng biết hoàn cảnh của hai mẹ con, vừa trải qua một biến cố lớn như thế, Nghĩa không hiểu là vì nguyên nhân gì nhưng chắc chắn cái không khí u ám buồn buồn này không khó để giải thích.
Khi Nghĩa chuẩn bị dắt cái xe đạp thồ ra đến cổng thì Cẩm Tú mở cửa nhà gọi lại:
– Nghĩa, chờ cô một chút.
Nếu về công việc làm vườn mà nói cũng chẳng đến nỗi Cẩm Tú phải gọi Nghĩa lại như thế đâu, cứ nhìn sơ qua thì đã thấy mọi thứ đúng như kế hoạch mà cô và cháu đã trao đổi rồi. Nhưng vừa rồi, sau khi đưa Thủy Tiên lên trên phòng, đắp chăn cho con ngủ tiếp rồi đi ra ngoài, nghĩ thế nào mà Cẩm Tú lại muốn xuống đây, muốn được nói chuyện với Nghĩa, cái đó trong người cô cũng không thể lý giải được một cách rõ ràng, chỉ biết rằng trong lòng mình đang mang nhiều nỗi ưu tư phiền muộn, muốn tìm một người nói chuyện giải tỏa mà thôi.
Thấy cô gọi, Nghĩa ngoảnh mặt lại rồi nói:
– Vâng ạ, cháu đây, cô có gì dặn ạ?
Bước chân xuống bậc thềm, dáng điệu của Cẩm Tú như người mất sức, cứ héo úa lã lượt ra mà ngồi thụp xuống bậc thềm, chiếc quần dài bằng loại vải co giãn làm đôi lộ chân dài thườn thượt đang duỗi dài từ bậc thềm đến tận sân:
– “Uh, cháu vào đây cô hỏi xem tình hình công việc thế nào”, là Cẩm Tú lấy lý do như vậy.
Nghĩa dắt ngược xe trở lại rồi rón rén bước lại gần cô, cậu cũng ngồi xuống bậc thềm giống như hồi hôm nọ hai cô cháu ngồi để lên kế hoạch làm vườn, mặt trời đã lặn hết chỉ còn đọng lại thứ ánh sáng hơi hơi vàng vàng, đục đục, tuy nhiên chút ánh sáng ấy cũng đủ cho Nghĩa nhìn thấy khuôn mặt có phần hốc hác, ủ rũ mệt nhoài của cô chủ. Mái tóc của cô thôi không bồng bềnh mà rịn sát vào da đầu trông thật não nề, Nghĩa trầm giọng:
– Cô mệt lắm hả?
Cẩm Tú không nghĩ là Nghĩa biết chuyện của gia đình mình, Cẩm Tú cũng không có ý muốn chia sẻ với Nghĩa chuyện này. Về bản chất, Nghĩa vẫn là người ngoài, mới quen biết có mấy hôm, trong tâm cũng có chút quý mến Nghĩa vì sự chăm chỉ, có một chút hấp dẫn vì sự trẻ trung và vì “cái kia” nữa. Nhưng đó mới chỉ là mép ngoài của vấn đề, chứ chưa đủ thân để có thể giãi bày hết tất cả chuyện trong lòng.
Nghe nghĩa hỏi, Cẩm Tú có chút cảm động vì sự quan tâm ấy, bởi dù sao Nghĩa cũng vẫn là một người khác phái, Cẩm Tú gật gật đầu kèm theo một cải cười mỉm như cố nặn ra cho nó có:
– Uh, suốt từ tối qua đến giờ… À, cô không sao? Thế nào, công việc có gì khó không?
Câu nói dở dang chưa cấu thành đủ thành phần của một câu, nhưng Nghĩa cũng không khó để đoán được ý còn lại của câu nói đó, chắc là ý cô muốn nói cả đêm qua cô không ngủ nên mới mệt như thế này, cũng phải thôi, con gái bị như vậy, cô là mẹ nếu ngủ được mới là lạ. Nghĩa lại liếc nhìn thêm cô một lần nữa, khuôn ngực của cô mặc dù trong làn áo nhưng vẫn nhìn thấy nó phập phồng lên xuống trông rất sống động:
– Cháu làm xong đường đi rồi, mai cháu làm giàn hoa và đường nước tưới.
Trong giọng nói và ánh mắt của Nghĩa không giấu vẻ tự hào:
– Uh, mọi việc cứ thế mà làm.
Rồi hai cô cháu chìm trong im lặng, không gian như vô hình cô đọng, cả hai như muốn nói điều gì đó nhưng lại ngượng ngùng không dám, chỉ có mùi hoa sữa nhẹ nhàng vẫn lảng vảng trong thứ ánh sáng mờ mờ của buổi chiều tà. Ánh mắt hai người hình như cùng hướng về những chậu hoa thủy tiên nằm rải rác khắp mép của khoảng sân trước mặt.
Nghĩa hít một hơi thật sâu rồi phá tan không gian im ắng đó:
– Bố cháu suốt ngày say rượu cô ạ.
Một câu nói của Nghĩa tưởng chừng như lạc nhịp với không gian và hoàn cảnh của hai người lúc này làm cho Cẩm Tú thoáng giật mình ngồi thẳng dậy, khuôn ngực thôi không ưỡn ra mà nem nép vào bên trong, đôi mắt Cẩm Tú hơn nhướn lên nhìn Nghĩa như không hiểu mục đích của câu nói này như thế nào nhưng cũng đồng thời như muốn thể hiện rằng mình đang muốn nghe tiếp câu chuyện.
Đáp ứng lòng mong mỏi của cô thể hiện qua ánh mắt, Nghĩa kể tiếp:
– Từ lúc cháu ý thức được đã thấy bố cháu suốt ngày say rượu, say từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đến sáng ngày hôm sau. Nhưng…
Ngừng ở đây Nghĩa nhìn sang cô Cẩm Tú, thấy ánh mắt cô vẫn còn nhướn lên như muốn nghe tiếp câu chuyện:
– Nhưng… cũng thỉnh thoảng bố cháu tỉnh rượu, đó là những hôm mà quán hết rượu, hoặc bà chủ quán thấy bố cháu nợ nhiều quá không bán cho nữa. Mỗi lần bố cháu tỉnh rượu thì câu đầu tiên khi gặp cháu đều là hỏi xem cháu học hành thế nào? Ở trường bạn bè có nhiều không? Sau này muốn làm gì. Nhiều lắm. Cháu có cảm tưởng như ông cố tình tỉnh rượu để hỏi cháu vậy. Thế nên cháu biết, bố cháu quan tâm đến cháu nhiều lắm, mặc dù bố cháu chẳng giúp được gì cho cháu cả.
Cẩm Tú bắt đầu lờ mờ hiểu được ý nghĩa của câu chuyện mà Nghĩa đang kể cho mình trong buổi chạng vạng này, đây không phải là lời kể khổ, cũng chẳng phải là một câu chuyện thường, trong đó chứa một ẩn ý sâu xa. Ánh mắt Cẩm Tú không còn nhướn lên nghe nữa, nhưng đôi môi lại hấp háy:
– Cháu kể tiếp đi.
Hai tay Nghĩa đang vào nhau, mắt cậu nhìn sâu vào một chậu thủy tiên màu hồng nhạt ở gần mình nhất:
– Thế nên, cháu chưa bao giờ ghét bố cháu cả, vì cháu biết rằng bố cháu rất quan tâm đến cháu. Cháu nhớ rằng bố cháu chưa bao giờ mua cho cháu một cái gì cả, toàn mẹ thôi, cũng chưa bao giờ cho cháu một cắc bạc nào, nhưng cái cháu cần nhất thì bố cháu lại cho cháu, ít thôi nhưng với cháu thế là đủ. Đó chính là sự quan tâm.
Nghĩa dừng nói, không gian lại trở về sự im lặng giống như khi mới bắt đầu câu chuyện, không biết hai người đang nghĩ gì, chỉ thấy cả hai cùng nhìn về những đóa hoa Thủy Tiên.
Lại thêm một hồi lâu nữa cứ im lìm như vậy, Nghĩa lại thêm một lần nữa phá tan cái không gian im ắng đó:
– Thôi cháu về đây ạ, sáng mai cháu lại đến làm. Cô nghỉ ngơi sớm đi.
Cẩm Tú không nói gì, nhưng trái tim cô như đập loạn cả lên, cô hồi hộp vì mình vừa mới vỡ lẽ ra một điều gì đó. Cô thấy tự ngượng với chính bản thân mình, hơn 40 tuổi đầu rồi, biết buôn bán từ năm 10 tuổi, trải qua nhiều sóng gió trong thương trường rồi trong cả chuyện gia đình nữa, vậy mà giờ đây, ở tại nơi này cô thấy mình không bằng một cậu thanh niên vừa mới bước vào đời. Cậu thanh niên ấy vừa dậy mình một bài học nuôi con, dậy bằng chính những gì mà cậu ấy đã trải qua.
Chợt bừng tỉnh ra khỏi cơn mê muội:
– “Nghĩa…”, nhưng cánh cửa cổng đã đóng lại mất rồi.
Mãi một lúc lâu xong, Cẩm Tú mới lẩm bẩm một mình: “Phải rồi, phải tự tay nấu cho Thủy Tiên một bát cháo gà thôi”. Nói xong, Cẩm Tú như lấy lại tinh thần, cô đứng dậy đi thật nhanh vào nhà. Trời đã tối hẳn rồi đấy, nhưng ánh điện trong nhà sáng choang.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111