Men theo con đường đê uốn lượn theo dòng sông Hồng, Thủy Tiên mở cửa xe oto để nhìn cho rõ phong cảnh quê của Nghĩa, cô nhớ, có lần hai đứa đứng trên cầu Long Biên, Nghĩa có nói “Quê tôi đẹp lắm”, quả đúng như vậy. Đôi mắt Thủy Tiên bị cái kính đen che mờ rồi, nên không ai nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe ấy đang nhìn về những vùng đất bãi xanh mượt những cây ngô, nhìn dòng sông Hồng chầm chậm trôi mang trên mình những con thuyền hàng lớn nhỏ ngược xuôi. Cứ độ dăm phút cô lại bấm vào số máy chị Mận vừa cho, nhưng đáp lại lời cô chỉ là những tiếng “tút tút tút” ngắn ngủn mà thôi.
Đến đoạn đê xã của Nghĩa, hai mẹ con xuống xe, trên tay họ cầm theo một túi quà rất to mà hai mẹ con chuẩn bị lúc ở nhà. Dặn anh lái taxi quen cứ đỗ ở trên đê chờ họ rồi lát nữa quay trở lại Hà Nội luôn.
Nhìn hai mẹ con Cẩm Tú thật khác hẳn với những người dân nơi đây. Khuôn mặt và nước da trắng ngần, mái tóc bồng bềnh uốn xoăn, bộ quần áo sang trọng đắt tiền, mùi nước hoa cơ thể tỏa ra nhè nhẹ phang phảng bay trong gió. Gặp hai người phụ nữ gánh rau đi từ trong bãi sông qua cửa khẩu để sang bên này đê, Cẩm Tú hỏi, vì người ta đeo khẩu trang, đội nón kín mít nên Cẩm Tú không biết trẻ hay già, gọi đại là chị:
– Các chị ơi, cho em hỏi một chút.
Chắc cũng tại gánh rau cần không nặng lắm, nên hai người phụ nữ chỉ dừng lại để trả lời thôi, không đặt gánh rau xuống:
– “Cô hỏi gì?”, Một người phụ nữ lên tiếng.
Cẩm Tú kéo cái kính râm lên trên cao thay cho cái bờm tóc, khuôn mặt trắng như trứng gà bóc, hai gò má hơi ửng hồng vì trời đã lên nắng trưa:
– Chị cho hỏi nhà Bừng Tươi ở trong trong xóm này phải không ạ?
Nghe hỏi đến nhà Bừng Tươi, cả hai người phụ nữ đặt gánh rau xuống đất, kéo cái khăn che mặt xuống đến cằm, tháo cái nón ra phẩy phẩy cho bớt nóng, đôi mắt họ nhìn hai mẹ con Cẩm Tú một lượt tỏ vẻ nghi ngờ:
– Có phải nhà Bừng Tươi có thằng con tên là Nghĩa đang làm trên Hà Nội không?
Cẩm Tú gật gật đầu xác nhận:
– Đúng, đúng rồi. Có phải nhà ở trong xóm Bãi này không ạ?
Nhìn thì biết ngay hai người phụ nữ hỏi nhà này là người trên thành phố xuống tìm rồi, một người chỉ về phía con đường đất chỗ cửa khẩu, con đường mà họ vừa đi qua:
– Đi theo con đường đất này, đến ngã tư thì rẽ phải. Đi thêm khoảng 100 mét nữa thì đến nhà Bừng Tươi, trước cửa nhà có trồng rất nhiều hoa Cẩm Tú Cầu xanh.
Nhắc đến hoa Cẩm Tú Cầu xanh, cả hai mẹ con Thủy Tiên đều chợt nhói lòng. Còn nhớ ngày đầu tiên mà Nghĩa đến làm ở vườn, cậu đã nói về những bông hoa Cẩm Tú Cầu, rồi khi trồng hoa trong vườn, chỗ đằng sau xích đu, Nghĩa đã trồng rất nhiều cây hoa Cẩm Tú Cầu, chẳng hiểu sao, cái Tết buồn vừa rồi, những bông hoa đó lại bung nở đẹp đến lạ kỳ.
– Em cảm ơn.
Nói xong hai mẹ con Cẩm Tú bước theo hướng chỉ tay của người phụ nữ. Đi được vài bước chân, những lời mà hai người phụ nữ thôn quê xì xào với nhau lọt vào tai hai mẹ con như những nhát dao cứa thêm vào vết thương lòng. Nghe câu được câu chăng, đại loại là: “Chắc thằng Nghĩa lại trộm cắp gì của người ta, người ta tìm về tận đây rồi này” – “Đúng là chứng nào tật đấy, người ta nói cấm có sai, làm được lần 1 rồi thì xá gì lần 2” – “Mà cái Tươi cũng lạ, bị người ta khinh cho rồi mà còn không biết đường dạy con”.
Đến ngã tư, hai mẹ con rẽ tay phải, chắc hẳn các bạn còn nhớ, rẽ trái là về nhà Trang, còn đi thẳng là ra sông là nơi có túp lều của chú Lãm. Đi thêm độ 100 mét nữa, một căn nhà cấp 4 đơn sơ hiện ra, nó nổi bật hơn các căn nhà mọc lưa thưa xen lẫn những ruộng ngô, ruộng khoai nơi đây vì ở trước nhà, rất nhiều cây hoa Cẩm Tú Cầu mọc thành hàng rào. Giờ đã hết mùa hoa, nhưng vẫn còn lác đác vài bông màu xanh nằm ủ rũ rung rinh vì cơn gió nhẹ. Nhà không có cổng, nhưng hai mẹ con không dám bước vào mà đứng ngoài gọi to:
– Chị Tươi ơi! Chị Tươi ơi!
Trong nhà vắng lặng không một tiếng động, không ai từ trong nhà bước ra trả lời tiếng gọi của Cẩm Tú.
Bỗng ở đằng sau có tiếng nói:
– “Chị tìm ai?”, Là Tươi vừa mới ở ruộng về.
Cẩm Tú – Thủy Tiên quay người nhìn lại, một phụ nữ dáng người dỏng dỏng cao, đầu đội chiếc nón lá che đi nửa khuôn mặt, quai nón làm bằng một chiếc khăn mùi xoa, vừa có tác dụng giữ chiếc nón ở trên đầu, vừa tạo thành một dạng khẩu trang che mặt. Người phụ nữ đang gánh những cây ngô non ngắn chừng nửa gang tay, dưới rễ cây là một bầu đất nhỏ hình vuông.
Cẩm Tú ấp úng, cô linh cảm người này chính là mẹ của Nghĩa:
– Tôi… tôi tìm chị Tươi, là mẹ của Nghĩa.
Vẫn để nguyên gánh cây ngô giống trên vai, Tươi kéo chiếc khăn mùi xoa xuống đến cổ để lộ ra toàn bộ khuôn mặt, Cẩm Tú nhìn thì khẳng định đây là mẹ Nghĩa, nhìn hai người có nét gì đó hao hao giống nhau. Là con gái, lại tuổi tương đương nhau, Cẩm Tú thầm nhìn nhận mẹ Nghĩa rất xinh đẹp, có thể nói là không kém mình là bao, chỉ có điều chắc là lam lũ nên nhìn trông già dặn hơn cô, đen hơn cô, trên hai khóe mắt cũng có nhiều nếp nhăn hình chân chim.
– Là tôi đây. Chị là… ai?
Thủy Tiên từ nãy đến giờ không dám nói một câu gì, gặp mẹ anh Nghĩa, không hiểu sao cô run lẩy bẩy khắp mình…
Cẩm Tú đáp lời:
– Chị cho phép mẹ con tôi vào nhà thưa chuyện được không?
– Vâng, mời hai mẹ con vào trong nhà.
Cô Tươi gánh ngô đi trước, mẹ con Cẩm Tú theo sau. Đặt gánh ngô xuống sân giếng, cô Tưởi cởi nón và chiếc áo lao động bên ngoài ra, treo luôn lên trên quang gánh rồi mời hai mẹ con Cẩm Tú vào trong nhà.
– “Mời hai mẹ con chị ngồi”, cô Tươi rót nước trắng trong cái ấm nhôm đặt dưới chân.
Gian phòng khách đơn sơ ở phía phải của căn nhà cấp bốn 3 gian hai trái. Ở giữa đặt bàn thờ, còn ở gian đối diện có kê một cái giường, sát giường có cái bàn học của Nghĩa vẫn nằm nguyên chỗ đó. Phía trên bàn học, chẳng treo một cái gì khác ngoài 12 cái giấy khen được lồng trong từng khung ảnh, ở xa nhưng Thủy Tiên vẫn nhìn thấy dòng chữ viết tay nắn nót uốn lượn trên những giấy khen đó: “Nguyễn Trọng Nghĩa”.
Cẩm Tú mở lời trước:
– Thưa chị, tôi tên là Tú, tôi là người đã thuê cháu Nghĩa làm vườn cho gia đình từ hồi tháng 9 năm ngoái cho đến Tết. Còn đây là con gái tôi, cháu tên là Thủy Tiên.
Thủy Tiên lúc này mới dám mở lời, mặc dù cô chăm chú quan sát mẹ của Nghĩa từ lúc mới gặp cơ:
– Cháu chào cô ạ.
Tay bưng chén nước trắng lên miệng định uống, nhưng cô Tươi run lẩy bẩy làm nước ở trong cốc bắn ra vài giọt, cô nghĩ trong lòng: “Vậy là họ tìm về tận đây để bắt đền”. Đến nước này thì cũng đành thay con mà xin người ta tha cho vậy:
– Tôi có nghe cháu Nghĩa kể về việc làm vườn cho chị. Trước hết tôi xin cảm ơn chị đã đối tốt với cháu. Tết vừa rồi, tôi có nghe cháu kể về chuyện tiền bị mất trộm của chị, tôi cũng nghe cái Mận nó kể lại. Chị Tú này, tôi không dám bảo là cháu nó không có tội tình gì vì chỉ có mình tôi và vợ chồng cái Mận tin nó thôi. Nay chị đã về tận đây hỏi, có gì người mẹ này xin nhận hết thay con. Chị muốn mắng, muốn chửi, muốn đánh hay muốn làm gì tôi xin chịu không một lời than vãn. Chỉ mong mẹ con chị mở lòng từ bi hỷ xả mà tha cho cháu nó lần này.
Cứ thà cô Tươi chỉ thằng mặt hai mẹ con mà quát mà chửi vì đã làm Nghĩa ra nông nỗi này đi, có khi như vậy sẽ làm cho Cẩm Tú nhẹ bớt lòng. Đằng này, cô Tươi cứ cái giọng buồn buồn mà không một tiếng nói to nào, lại còn cầu xin cô tha thứ nữa chứ. Cẩm Tú không dằn được lòng nữa, cô chảy nước mắt giống như Thủy Tiên ngồi bên cạnh, Cẩm Tú đi sang phía bên kia ngồi cạnh cầm lấy bàn tay mềm mại mặc dù là người lao động của Tươi. Hai người phụ nữ đồng niên ngồi bên nhau. Cẩm Tú nhát ngừng nhát nghỉ nói vì quá xúc động:
– Chị Tươi ơi! Là lỗi của em hết. Hix hix hix. Là em trong lúc mất bình tĩnh không kịp suy nghĩ đã đổ oan cho Nghĩa lấy trộm tiền. Vừa sáng nay em mới tìm ra được thủ phạm thực sự đã trộm tiền rồi đổ vấy sang cho Nghĩa. Mẹ con em đi tìm Nghĩa nhưng không được nên đã đến gặp Mận và xin được địa chỉ của nhà mình. Nay em về đây để xin lỗi gia đình chị, mong chị bỏ qua cho mẹ con em. Em không ngờ là hành động của mình lại đẩy Nghĩa đến nông nỗi này. Em… Hix hix hix…
Thủy Tiên cũng khóc theo mẹ.
Cô Tươi mở to mắt lên ngạc nhiên, sự việc thay đổi quay ngoắt 180 độ, cô từ kẻ đi xin lỗi lại được người ta xin lỗi lại. Không tin vào những điều mà mình vừa nghe thấy, cô Tươi phải hỏi lại:
– Chị bảo sao cơ? Thằng Nghĩa nhà tôi… nó được minh oan rồi à.
Cẩm Tú gật đầu trong nước mắt, nghẹn ngào không nói lên lời:
Tươi vùng đứng dậy, mặt cô trắng bệch nhưng không phải bị bệnh mà vì quá bất ngờ, rồi cô vén tấm rido màu xanh dương che căn buồng rồi chạy vào bên trong, mẹ con Cẩm Tú không hiểu chuyện gì xảy ra, họ đi theo, đứng ở cửa buồng mà nhìn vào.
Ở bên chiếc giường gỗ cũ kỹ, Tươi òa khóc lay lay thật mạnh vào vai chồng đang nằm im bất động:
– Hu hu hu!!! Anh Bừng ơi! Thằng Nghĩa được minh oan rồi. Thằng Nghĩa nhà mình không phải kẻ ăn trộm đâu anh ơi. Anh dậy mà nghe người ta nói đây này. Hu hu hu hu!!! Em đã bảo rồi mà, em tin lời con. Hu hu hu hu!!! Anh Bừng ơi, anh dậy đi.
Không thấy chồng có phản ứng gì, Tươi lại như một người điên, cô chạy ra ngoài buồng, vượt qua mặt hai mẹ con Cẩm Tú rồi chạy ra sân, phi ra cổng. Đứng ở ngoài sân nhìn theo bóng cô Tươi tất tưởi vừa chạy vừa hô:
– Bớ làng nước ơi! Thằng Nghĩa nhà tôi được minh oan rồi. Bớ làng nước ơi, thằng Nghĩa nhà tôi không phải là thằng ăn trộm. Bớ làng nước ơi, đến nhà tôi mà nghe người ta nói đây này. Bớ làng nước ơi.
Cô Tươi chạy đến từng nhà, từng nhà, cô chạy ra cả ngoài ruộng để kêu hết những người dân xóm Bãi cho thỏa nỗi lòng chất chứa bao tháng nay. Ai đã từng sống ở quê mới hiểu, cái tiếng xấu nó vang xa lắm, nó có sức mạnh kinh khủng biết nhường nào, nó có thể làm một người đang yên đang lành bị mang tiếng xấu sẵn sàng uống thuốc sâu, treo cổ, nhảy sông, nhảy giếng mà tự tử.
Rồi người dân xóm Bãi, cả người trong làng nghe tiếng cũng ùn ùn kéo đến nhà Tươi, báo hại mẹ con Cẩm Tú giải thích minh oan cho Nghĩa đến sùi bọt mép. Chỉ tội anh lái taxi phải chờ đến tận chiều muộn mới đón được mẹ con Cẩm Tú về lại Hà Nội.
Về đến Hà Nội cũng hơn 7 giờ tối. Mẹ con Cẩm Tú về thẳng xóm trọ cũ của Nghĩa luôn. Ở tại đó, thông qua chị Mận làm trung gian, mẹ con Cẩm Tú cũng giải thích cặn kẽ tường tận câu chuyện hiểu lầm vừa qua cho mọi người nghe. Không cái gì lật nhanh bằng chính suy nghĩ của con người. Vừa mới đây thôi, những người trong xóm trọ, những người quê của Nghĩa còn dùng toàn bộ vốn ngôn ngữ của mình mà nói Nghĩa thế này, Nghĩa thế kia. Ấy vậy mà khi vừa mới được minh oan, chính mồm họ thốt ra: “Đấy, tôi đã bảo mà, thằng Nghĩa nó ngoan, chắc là bị hiểu lầm gì đó thôi” – “Lần sau thì đừng có vội phán xét người khác nhé” – “Tội nghiệp thằng bé”.
Vậy đấy các bạn ạ, sau cơn mưa trời lại sáng, sự thật đã được phơi bày cho toàn bộ bàn dân thiên hạ được biết, Nghĩa đã được minh oan, trong con mắt của mọi người, Nghĩa đã trở lại lợi hại hơn xưa. Vẫn là một chàng trai thật thà, chăm chỉ, cần cù, thông minh. Giờ lại còn thêm tiếng là trọng nghĩa, trọng tình, thương người, vị tha, nhân hậu nữa chứ.
Chỉ có duy nhất một người là vẫn chưa biết chuyện này, oái oăm thay, đó lại chính là Nghĩa, nhân vật trung tâm của câu chuyện. Trời xui đất khiến thế nào, hay là ma trêu quỷ ghẹo mà cái điện thoại của Nghĩa không biết là tại sao lại bị hỏng từ ngày hôm qua, cậu đang đi sửa ở cửa hàng phải cuối tuần mới lấy được. Rồi thì nhận được luôn việc làm đến tận ngày thứ 6 nên không phải ra đón việc ở chợ lao động. Báo hại Thủy Tiên gọi liên tục đến mấy trăm cuộc đều không thể liên lạc được.
Và có cả cô nàng Tuyết nữa chứ, ban ngày gọi cho Nghĩa không được đành để buổi tối cuốc bộ sang nhà Nghĩa hỏi thăm dăm ba câu rồi mới chịu về nhà ngủ.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111