Gọi là cô thôi chứ em còn rất trẻ. Tôi năm ấy 32, em mới 16. Quê gốc em ở Bắc Giang, sau theo bố mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp.
Gái gốc bắc ở Sài gòn hoa lệ, nhưng em vẫn rất ngoan và không bị pha tạp văn hóa miền Nam.
Thú thật, trong tất cả những người phụ nữ tôi quen, em là người sau này trình độ học vấn cao nhất. Rất thành công cả sự nghiệp và gia đình.
Hồi ấy biết em ở quán phở của gia đình em. Sau giờ học, em hay phụ mẹ thu tiền.(Mình thích ăn phở, nhưng thích vị nước phở miền bắc, đặm ngọt của xương, thêm vị nước mắm… không giống phở miền nam, có thể do khác biệt tập tính sinh hoạt vùng miền nên mỗi vùng lại có những cái khác nhau).
Tôi yêu áo dài. Đặc biệt là các cô nữ sinh. Ấn tượng ban đầu không phải về sắc dục đơn thuần, mà ở đấy là tình yêu về một nét truyền thống. Vừa tinh tế gợi cảm, vừa nền nã đắm say.
Gọi tạm em là em Phở.(Trong điện thoại tôi cũng lưu em là phở 1, 2. Đến độ bà xã cũng có cái nhìn, cũng đành chống chế nó trước bán phở, không lưu là phở thì lưu là cơm à? Bố khỉ, vì câu ấy mà phải lưu tên gấu chó là cơm)
Ấn tượng của cả 2 là tình cảm cố hương gặp nhau. Dân bắc có một tập tính, sống đâu quen đấy, nhưng trong sâu nội tập, cùng là dân bắc cũng dễ chịu và thân quen nhau hơn.(Cá nhân tôi cho rằng đây là tập tính vùng miền, ở đâu cũng vậy cả)
Em gọi tôi là anh, dù tôi muốn em gọi là chú. Em bảo, anh vẫn trẻ lắm, và em cũng đã lớn rồi. Phở nhà em đặc trưng phở miền Nam, có chăng hợp với tôi chỉ là phở gân bò. Tôi vốn ăn khỏe, lại là động vật ăn thịt, bữa sáng bao giờ cũng là một bát phở không người lái và một bát thịt tả pí lù(gân, tái, nạm, gầu). Lần đầu gọi như thế, cả quán ai cũng nhìn. Lúc dọn ra em còn bảo phục vụ mang cho chai rượu. Sau quen rồi, em thú thật là ấn tượng ban đầu với tôi là ghét, vì nghĩ tôi giống bố em, bợm.
Mẹ em cũng quý tôi, hay trêu là giai Hà Nội. Rồi sau những cái ban đầu, chúng tôi cũng quen nhau.(Là coi nhau hơn một mối quan hệ xã giao, không phải nghĩa quen là tìm hiểu nhau như cách nghĩ của người Nam)
Em thông minh và đặc biệt ham học. Về sự kiên trì, chắc tôi khó thấy ai hơn nổi em.
Sau này, dù biết tôi có vợ, có con(thời ấy vợ con tôi sống ở Paris rồi), nhưng em vẫn bảo, không sao cả, anh là mơ mộng tuổi trẻ của em, dù biết là không đi về đâu, thì vẫn mãi là thanh xuân của em.
Tôi coi em như người em gái nhỏ. Chăm sóc và bảo bọc. Dù quen nhau đến 3 năm, nhưng chưa bao giờ, và hiện tại, tôi vẫn tự hào về mình khi ấy đã vượt qua được thú tính, gìn giữ cho em điều quý giá nhất.
Không phải tôi không có cơ hội, hay em không cho, mà vì em quá đẹp trong mắt tôi, cái đẹp của ngây thơ và trong trắng. Tôi vẫn nói với em, hiện tại vẫn vậy, em mãi là nàng thơ của tôi, nhưng là nàng thơ trong ký ức, trong bức tranh hoài niệm về thanh xuân.
Ngày em cưới, em ôm tôi trước mặt cả chồng em và vợ tôi. Cả 4 người đều biết, tình cảm của chúng tôi là như thế nào. Tất cả đều tôn trọng điều thiêng liêng ấy, tình cảm của phở, của một hoài niệm và trong sáng.
Để hình dung về em, anh em tưởng tượng midu nhé, cũng thông minh như thế, thậm chí là hơn thế.
Suy cho tới tận cùng, phụ nữ là vậy. Ai cũng có một hình mẫu của thanh xuân(tôi may mắn vì vợ tôi coi tôi là hình mẫu từ lớp 8…). Anh em cũng đừng nên ghen vì điều ấy, nên tôn trọng thôi.