Mình chốt thật chặt cửa cổng rồi chạy vào sân, thấy ngay cái mặt Vi lò dò ở đầu nhà, nhọ nhem nhọ thỉu, hai bên mép đen sì.
– Vi đi đâu mà mặt như mèo thế kia hả?
– Em sang nhà Hải Li rán bánh ăn.
– Bánh cứt trâu à mà đen hết cả mồm thế kia? Đi rửa mặt rồi vào ngủ ngay không.
Mình lôi em ra giếng, bơm nước lên cho em rửa mặt. Vừa làm vừa giả vờ quát cho oai:
– Hư thân mất nết. Không có anh là tót đi chơi thế à?
– Hê hê…
– Hê con dê, để bà ở nhà một mình, giỏi nhỉ?
– Đâu, bà sang với em mà. Nhưng bà về trước em.
– Hả cái gì? Thật á?
– Thật, bà cũng thương hai đứa Hải Li còn bé mà bố mẹ bỏ nhau.
Mình với lấy khăn mặt treo trên dây lau mặt cho Vi rồi dắt em lên nhà. Trời tháng Sáu nóng bức. Tay em ướt nhẹp mồ hôi. Cái mắt buồn ngủ cứ lờ đờ cụp xuống như người nghiện đói thuốc. Tóc thì phủ đầy bụi tro bếp nhưng đêm rồi mình không dám bắt em gội đầu vì sợ bị cảm lạnh. Lớn từng này tuổi mà sao em cứ như đứa trẻ thế này. Vừa bực vừa thương.
– Mai cho đi chơi với anh nhé!
– Thật không?
– Ừ, mai sang nhà thằng Học bắt cá.
– Thế có được bơi không?
– Dở à? Nhà nó toàn ỉa xuống ao. Vi xuống mà bơi…
– Khiếp, thế mà em thấy bác Tị toàn mang rau ra ao rửa.
– =)) Hôm nào anh mang rau sống ra ao rửa rồi cho Vi ăn.
– Không…
Mình vào nhà ôm chầm lấy bà nũng nịu, bị bà cấu cho một phát tím cả mông. Vào giường cài màn cho bà và Vi thì nghe thấy tiếng thằng Học cứ tắc kè ngoài cổng. Lại phải chạy ra.
– Cái gì nữa thế? Mày không ngủ à?
– Cho tao ngủ với. Nhà tao quạt hỏng nóng quá!
– Nhà bà tao cũng chỉ có 1 cái quạt thôi. Làm nào giờ?
– Tao với mày trải chiếu ra thềm nằm.
– Ờ vào đây.
Đang định chạy vào lấy khóa cổng thì thằng chó nó đã nhảy phốc lên tường rồi tụt xuống sân.
– Dm lại rách quần rồi, mai tao nhổ hết mẹ mảnh sành trên tường nhà bà mày.
– Đừng, mày nhổ xong bà ở nhà một mình trộm nhảy vào cướp thì sao?
– Thì tao sang cứu.
– Tướng mày thì cứu cái cứt. Cấm nhổ. Bố giết!
Hai thằng mình trải chiếu nằm bên thềm. Gió từ vườn thốc vào tung cả ống quần đùi, mát dựng hết lông từ ngoài vào trong. Thằng Học nằm chiếm mẹ mất hai phần chiếu, gác đè lên chân mình. Nó nằm gối lên tay, mặt ngửa lên trời, thủ thỉ với mình đủ thứ chuyện.
– Thu nhà tao thích ăn củ sống. Bọn tao suốt ngày vừa chăn trâu vừa đào trộm củ, bẻ đôi ra bỏ mồm nhai rôm rốp. Thích lắm! Bình thường khoai chất đầy nhà tao chả thèm đụng. Thế mà ăn khoai sống với Thu thấy ngon thế.
– Ăn thế giun đầy bụng đấy. Mày phải chỉ người yêu cái gì sạch sẽ mà ăn chứ.
– Kệ, giun thì uống thuốc tẩy. Tao đéo quan tâm sạch bẩn. Thu vui là được. Ngày xưa hồi bé không biết gì tao còn bốc cứt ăn vã cơ mà.
– Thôiiiii. Mày tha cho tao đi. Cứ kể mấy cái ý mai tao đéo ăn được cơm.
– Ha ha. Thế tao kể nốt cho nghe. Ngày xưa uống Fucaca tao ỉa ra con giun đũa to bằng ngón tay, dài ngoằng. Đúng lúc nhà tao có đám cưới, tao sợ quá cứ ôm đít dính con giun chạy khắp rạp gọi bà. Có mấy đứa con gái lớn lớn còn suýt nôn. =))
– Dm thằng mất dậy. Bố đã bảo không kể nữa rồi. =)) Thằng chó.
– Tao ra giun đằng đít còn đỡ. Ông Cu nhà tao còn nôn đằng mồm.
– Thôiiiii. Dm mày đồ bẩn bựa. Bố đéo chơi với mày nữa. Ọe Ọe.
– Ha ha. Bình thường như cân đường hộp sữa mà.
Hai thằng dở hơi cứ kể đủ chuyện kinh tởm rồi ôm nhau cười. Cho đến tận bây giờ mình vẫn nhớ quay quắt quãng thời gian chơi cùng thằng Học. Chưa có thằng bạn nào có thể thay thế vị trí của nó trong trái tim mình. Một thằng bạn mà mình có thể tâm sự đủ thứ chuyện vui buồn trên đời mà không bị phán xét hay chê trách, một thằng bạn vô tư hồn nhiên như lá non không bám bụi, thằng bạn tình nghĩa tới mức sẵn sàng lao vào bảo vệ mình khỏi lũ côn đồ bặm trợn trong khi nó cũng sợ vãi đái ra quần. Nhiều khi chẳng cần ruột thịt, trái tim ta cũng tự khắc xuất hiện những yêu thương kỳ lạ, không gắn bó nhưng bền chặt. Như mình và thằng Học. Thằng chó, nó có kiểu nằm ngủ cứ phải có gì gác mới ngủ được, nên mình khổ kinh khủng. Chân nó nặng như chân trâu, cứ một tảng to thù lù mà đen thùi lùi, lại còn có lông nữa. Đêm ngủ thi thoảng mình lại giật mình dậy bê chân nó ra rồi ngủ tiếp, nhưng cứ sáng đến là đã thấy nó gác lên tận ngực. Có khi vì nó mà mình toàn mơ bị yêu quái lông lá như trong Tôn Ngộ Không bắt về ăn thịt. Dm nó!
Tính thằng Học rất buồn cười, nghe nó kể chuyện mình luôn chuẩn bị tinh thần ôm bụng cười ngặt nghẽo. Nhưng cũng có lúc nó kể những chuyện buồn nó đã trải qua, nghe chân thành lắm. Mình chỉ biết im lặng mà không dám nói gì cả. Bởi nó khiến mình nhận ra trong một con người, chẳng bao giờ có một khuôn mặt cười được mãi.
Thằng Học trẻ con vậy mà thi thoảng nó khiến mình lặng đi mãi vì những câu triết lý riêng của nó. Kiểu như: “Tao cũng là người, nghĩ sao mà vui được cả ngày hả mày? Cái miệng biết cười còn đôi mắt thì biết khóc. Mắt tao có bị liệt đâu…”. Ngày hôm mấy mình hiểu rằng, trong tâm hồn những đứa trẻ quê ngày ngày gắn với đồng ruộng trâu cày, cũng có những khoảng lặng, có những ước mơ mà có lẽ cả đời sẽ chẳng với được đến vì cứ cắm mặt xuống bùn nước quanh năm suốt tháng nên chẳng thể học hành cho tử tế mà đi xa.
– Tao biết yêu từ năm mẫu giáo cơ. Hồi ấy tao thích con Thảo. Nó có hai bím tóc lắc lắc xinh xinh. Nhà nó giàu, váy vóc lượt là. Nó thích chơi ngựa gỗ. Suốt ngày tao đứng canh không cho đứa nào dám bén mảng đến con ngựa gỗ ấy để dành cho nó ngủ trưa dậy là được chơi. Thế mà nó đéo thích tao. Còn chê tao mặc quần thủng đít. Thế là tao buồn. Hồi đấy cả ngày bố tao bật nhạc vàng, có cái bài “có lẽ tôi nghèo nên người ta mới phụ tình” đấy. Tao nghe quen nên thuộc. Bế giảng lớp mẫu giáo để lên lớp 1, tao xung phong lên hát. Các cô nghĩ tao chỉ hát mấy bài “hai bàn tay của em tay em múa cho mẹ xem”, nhưng nào ngờ tao đứng như ca sĩ, cầm mic hát “có lẽ tôi nghèo nên người ta mới phụ tình, có lẽ tôi nghèo nên người ta mới bỏ tôi, con đường tình hoang mang, đã dành sẵn cho mình, nên yêu đương không thành thì tôi đành dở dang ang ang ang…”. Cô giáo tao tái mặt còn phụ huynh thì cứ bò ra mà cười vì tao đặt tay vào tim, mặt đau khổ hát như đúng rồi.
– =)) Mẹ cái thằng, hát sai lời lung tung beng cả.
– Thì biết gì đâu. Cứ nhớ gì là hát thôi. Hê hê.
– Thế giờ em Thảo đi đâu rồi?
– Không biết, chuyển lên thành phố lâu rồi. Tao buồn mất mấy ngày. Xong rồi cũng bị niềm vui khác cuốn đi ngay. Trường làng ngày ấy gần ngay mẫu giáo. Đi học mà chẳng chịu cho cái chữ với con số vào đầu, lúc nào cũng chăm chăm đợi giờ ra chơi để nhảy sang mẫu giáo chơi đu quay. Có buổi chơi nhiều quá say đu quay đến mức nôn hết ra lớp. Cô giáo phải dắt chó nhà ra ăn hết. Tao bị bắt phạt sắn quần quỳ góc lớp hai tiếng đồng hồ, thế nào mà gục đầu vào tường chổng mông lên ngủ được một giấc mới ngon.
– =))
– Cô giáo tao ngày ấy tên Vượng, có cái thước gỗ dài, đầu thước còn đóng cái đinh để thỉnh thoảng cô còn gãi lưng. Hồi ấy có học hành đéo gì đâu. Cứ đứa nào ra chơi ngồi nhổ tóc sâu cho cô là được 10 điểm. Bọn tao mải chơi không chịu nhổ nên toàn được 1, 2. Tao có lần điên quá ngồi nhổ của bả cả một mảng tóc. Bị kiểm điểm gọi bố mẹ ra lớp xin lỗi vì tội vô lễ. Sau đấy thì cả tuần, mỗi lần sau buổi học tao lại phải vào nhà bả nấu cho bả nồi cám lợn mới được về. Tao cũng ngu, đổ bao nhiêu muối vào nồi cám. Khố thân mấy con lợn. Hức.
– Thương mày thế, cô giáo vậy thì mày học dốt là phải.
– Ừ, chứ học cô giáo giỏi chắc chắn tao phải thiên tài.
– =)) Thôi, tao lạy mày.
– Còn gì nữa, rồi tao sẽ làm kỹ sư bác sĩ chứ đéo phải làm ruộng. Tao sẽ giỏi như Niu Tanh.
– =)) Mẹ mày, Niu Tơn và Anhxtanh…
– À ừ thì đại loại là thiên tài.
– =)) Thôi mày đừng nói nữa để tao cười phát đã.
– Cười cái đầu bòi. Im đi…
– =))
Mình và thằng Học rủ rỉ đến nửa đêm mới ngủ. Mỗi mùa hè tới, mình lại nhớ cảm giác đêm trải chiếu nằm ngủ với thằng bạn thân ngoài thềm nhà. Để sáng tỉnh dậy ho rát cổ vì gió lạnh và mặt mũi chân tay lấm tấm vết muỗi đốt.
Sáng hôm sau Vi dậy trước. Còn mình và thằng Học vẫn mê mệt vì đêm thức khuya ngủ muộn. Em chạy ra ngồi cạnh mình. Mình trở mình quay ra thì ôm phải cái gì ấm ấm. Hé mắt thì thấy đang ôm đùi em. Cảm giác thích thích. Hi hi. Em cứ chọc chọc vào sườn mình cho đến khi mình tỉnh ngủ. Giá như sáng sớm nào tỉnh dậy, cũng có bàn tay nhỏ xinh chọc chọc quấy mình cho đến khi mình tỉnh giấc thì hạnh phúc biết mấy.
– Dậy đi bắt cá bắt cá.
– Không, buồn ngủ lắm. Tí nữa.
– Bác Oanh gọi từ nãy rồi. Dậy đi Hoàng.
– Đừng mà Vi. Cho anh xin giấc ngủ bình yên…
– Con chó Hoàng. Dậy không?
Mình biết là không thể yên ổn với con lợn Vi mà. Em đứng dậy túm chiếu kéo xuống sân làm thằng Học đang ngủ bị lăn lông lốc xuống bậc thềm. Nó hùng hổ đứng dậy, mặt nhìn ngu như bò tót.
– Tiên sư thằng nào phá bố đấy?
– Thằng Vi này, được không bố?
– Ơ… Dạ được!
Mình cười rũ. Còn thằng Học mặt nhăn nheo chảy xệ, lảo đảo đi ra giếng rửa mặt. Cho chừa cái tội buôn chuyện đêm khuya.
Lũ trẻ đã tụ tập đông đủ ở ao nhà thằng Học từ bao giờ. Trẻ con là ham vui. Mặt thằng nào thằng nấy cứ hớn hở đợi chờ. Mình với thằng Học khiêng máy bơm về cho bác Oanh nối dây còn chuẩn bị hút nước. Thằng Đạo nó đã lôi đâu được mấy cây gỗ buộc ghép vào nhau rồi đứng lên bơi ra giữa ao rồi, bọn còn lại thì đứng trên bờ chửi “Thằng chó vào đây cho bố đi thuyền với”. Ầm ĩ hết cả một góc xóm. Vi rủ hai đứa Hải Li xé lá làm thuyền rồi thả xuống nước chơi. Còn mình thì vào uống nước với bác Oanh trước khi bắt tay vào công việc. Đang khát nên mình cầm ngay chén nước trên bàn uống ực một phát. Thấy thiu thiu, mình quay ra bảo thằng Học:
– Mày pha nước kiểu gì mà uống kinh thế?
– Ôi ngu rồi. Cái cốc nước thừa mấy hôm chưa đổ, mày không ngửi mà uống luôn à?
– Thằng chó sao không bảo bố sớm. Mẹ mày.
Đang đau khổ thì bác Oanh cầm đĩa bánh khoai từ dưới bếp lên mời mình.
– Ăn đi lấy sức giúp bác. Hề hề.
– Dạ, nhưng sao miếng này dính nhiều đất thế bác?
– Ôi zời, bác lỡ tay làm rơi. Nhặt lên phủi phủi rồi đấy. Mày cứ ăn đi không sao đâu. Bác thì thích phiên phiến thôi. Bọn trẻ ở quê khỏe thế này là do ăn bẩn đấy. Hề hề.
Hic. Cháu không thích khỏe như thế đâu bác. Mình nhón lấy miếng bánh sạch nhất rồi cho tọt vào mồm nhai. Miếng bánh ngọt lịm trong miệng. Thằng Học vỗ vai mình an ủi…
– Ăn đi, mẹ tao làm bánh sạch chứ không như làm bún đâu. Ở thành phố không có mà ăn ý. Ăn nhiều vào. Sáng làm việc, tối bọn mình đi rình phá mấy đôi trong xóm. Tao mới biết được tin này hay lắm. Tối tao bảo.
Mình gật gù. Ngoài sân lại ào ào vào một tốp người đi xe đờ zim, chở hai sọt to đợi đựng cá đem đi bán. Ai nấy cũng bắt tay hỏi thăm nhau rối rít. Đông vui như có hội. Mình nhón thêm miếng bánh khoai nữa cho vào mồm. Thằng Học lại bá vai mình thủ thỉ:
– Hôm nay bán cá là tao sẽ được mua quần áo mới đấy. Quần áo tao sờn vai bạc đít hết cả rồi. Lại xin được ít tiền mua kẹo cho Thu nữa.
Mình vừa nhai bánh vừa cười. Ấm áp tràn về từ niềm vui nho nhỏ của những người mình yêu quý.
Ngày hôm ấy bà nội có một người anh em nhờ sang trông giúp cô con dâu mới bị sinh non nên hôm ấy chỉ mình và Vi ở nhà. Mình thì bận bắt cá cùng nhà thằng Học, em thì cứ quấn lấy hai đứa bé mới quen. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu tới gần trưa Vi không đùa nghịch ở ngoài cổng và va phải đám thanh niên ngoài thị xã vào làng tán gái. Mình bận, chả chú ý, nghe em kể lại thì chỉ có mỗi chuyện em chạy ra cổng nhặt bóng cho thằng bé Hải, va vào mấy thằng mặt ngựa ý, xong rồi chúng nó túm lấy tay em bắt xin lỗi, em trừng mắt cãi: “Va vào người ta còn bắt xin lỗi, thần kinh à?”. Thế rồi chúng nó cười hô hố lên bảo “Cô em con gái nhà ai mà vừa xinh vừa dẻo mỏ thế này?”. Vi sợ quá vùng tay ra chạy vào nhà luôn. Lũ chúng nó cứ đứng ngoài cổng nhà thằng Học ngó nghế vào mãi. Kể ra chuyện này mới có lời khuyên dành cho anh em đàn ông mình là nếu có người yêu xinh mà mang về quê thì đừng có lôi ra ngoài đường để bọn thanh niên mất dậy nó nhòm ngó thấy.
Mấy thằng đầu trâu mặt ngựa ấy mà để tả lại thì không có một lời nào có thể tả được hết nỗi xấu của nó. Mặt thì rỗ răng thì hô. Tóc bổ đôi lại còn vuốt keo bọt trông cứ như bôi mỡ lên đầu. Thằng Học nhìn thấy rồi thầm thì với mình:
– Thôi bỏ mẹ, thằng Hảo ngoài thị xã chuyên vào làng mình tìm gái tán, gặp đứa nào là cả lũ quây vào góc tường bóp vú sờ mông.
– Cái gì?
– Tốt nhất là tối nay mày đừng có đưa Vi ra ngoài đường.
Thật 100% luôn là ở làng quê bây giờ có đầy thằng khốn nạn kiểu này. Hức. Mà mình chẳng hiểu chúng nó làm thế thì được cái quái gì? Mông với vú thì chỉ là nhúm thịt chứ có là cái quái gì đâu. Sao chúng nó không vào chuồng mà bóp vú với sờ mông lợn ấy. Tay của mấy thằng đầu trâu ấy chỉ hợp với lợn thôi. Cơ mà nói thế lại xúc phạm mấy con lợn quá.
Đó là chuyện của buổi sáng và hậu quả của nó sẽ bùng nổ vào buổi tối. Nhưng mình chỉ lo lắng một chút nhưng rồi cũng bị cuốn đi vì nhiều việc. Mình và lũ trẻ giúp nhà thằng Học, vừa làm vừa nghịch vừa đùa nhau cười ầm ỹ. Đó cũng là lần đầu tiên mình biết cầm nơm úp cá. Cá bị lùa vào một góc ao rồi cầm nơm ụp một cái là được khoảng ba con cá to. Mình cứ cầm lên tay khoe là nó giẫy một cái lại tuột xuống ao bơi mất. Vui kinh khủng đối với một thằng con trai thành phố như mình. Vi cũng quên đi mấy thằng khốn nạn em vừa va phải mà cứ chạy đi chạy lại quanh góc ao mình úp cá mà gọi:
– Hoàng ơi chỗ này, chỗ này nhanh lên… Chỗ kia kìa, con cá to đùng đen thùi lùi kìa… Zời ơi Hoàng úp cá ngu thế, úp nhanh vào nó mới không chạy được.
– Bà nội giỏi xuống mà úp này!
Nói bực thế không ngờ nàng sắn quần nhảy tùm xuống ao thật. Chạy ra giằng ngay lấy cái nơm của mình đang cầm rồi cứ thế mà ụp với oạp. Làm rồi mới biết khó. Cầm cái nơm mà cũng phải nghiêng ngả cả người. Ụp trăm cái mà chả bắt được con cá nào rồi lại đổ cho mình đứng ngu làm cá nó chạy hết.
– Thấy chửa? Cứ làm như dễ lắm ý. Dẹp ra.
– Không!
– Bẩn hết quần rồi. Đi lên bờ ngay!
– Đưa nơm đây em thử lần nữa nào.
– Anh bảo không là không, đi lên bờ!
– Hoàng đưa không?
– Không!
– Nói xong mình cầm nơm quay lưng đi.
– Tiên sư Hoàng!
Mình không ngờ Vi giang chân đạp mạnh một phát mình cắm mặt xuống ao luôn. Lúc ấy mình không hiểu sao trên đời lại có kiểu con gái mấc zậy đến như thế. Không ăn được thì đạp đổ ngay. Nhưng giờ nghĩ lại lại thấy đáng yêu. Chỉ khổ mình thôi. Lê lết vào bờ chạy ra giếng rửa mặt cho sạch bùn. Quay ra đã thấy thằng Đạo với thằng Giới đứng cạnh Vi, nháy nháy mình mấy cái. Lúc ấy mình không hiểu gì nên cũng nhe răng gật lấy gật để. Nào ngờ chúng nó xúm vào khiêng Vi quẳng xuống ao @@. Mình hốt hoảng chạy ra xem em có sao không, thấy cái mặt đầy bùn của Vi thò được mỗi hai con mắt trắng hấp ha hấp háy mà mình cười như ma làm… Đau bụng không thể tả được. Vi đứng dưới ao vẩy vẩy bùn lên chửi ầm ỹ:
– Hai thằng cứt mèo kia nhớ nhá. Hu hu… Dám vì bạn phản thầy. Mai đừng hòng chị làm Toán cho nữa nghe chưa?
Thằng Giới với thằng Đạo nghe thấy em nói thế hốt hoảng chạy xuống khiêng em lên bờ. Mình với lũ trẻ trên bờ được thêm một trận cười lăn lộn trước cái cảnh vừa bi vừa hài ấy. Vi lên được đến bờ đuổi đá mông hai thằng khỉ kia chạy quanh chuồng lợn. Hai thằng này cũng láo. Dám bắt Vi nhà mình làm Toán cho hồi nào mà mình không hề hay biết. Trưa hôm ấy mình và lũ trẻ ăn no nê cá, nhà nào trong xóm cũng được cho một con cá to đem về kho. Còn bọn mình thì đem cá ra ngoài đồng chất củi nướng ăn. Tuy hơi bẩn nhưng mà vui.
Mặt mũi mồm mép đứa nào đứa nấy đều lem nhem như chó ăn vụng. Mình cười rất nhiều, không rõ là cả lũ đã kể cho nhau nghe những chuyện gì, nhưng cảm xúc vui vẻ đến giờ vẫn còn nguyên vẹn. Cả bọn tâm sự chuyện gia đình, chuyện bố mẹ ngày xưa tán nhau ra sao, chuyện tình yêu hồi cấp một thế nào. Kể chán rồi bọn mình quay ra thi làm thơ. Đầu tiên là thằng Sỹ đứng lên bảo để tao làm cho xem. Bài thơ của nó thế này, nghe rất quen, chắc chắn nó cop ở đâu đó:
‘Nhà em có một con gà…
Mỗi lần nó gáy cả nhà đều khen…
Một lần gà ta mon men…
Đến gần gà mái làm quen.
Tức thì Anh chàng bị bạn đuổi đi…
Trong cơn bực tức đã đi bụi đời.’
Nghe xong bài thơ của thằng Sỹ mình cười như thằng dở. Thằng Đạo đứng lên tiếp luôn.
‘Bố em từ lúc mất gà…
Râu ria lún phún như già đi mấy tuôi (tuổi)
Mẹ em bảo ‘buồn cái buôi’ (cái buôi là cái gì mọi người tự dịch)
Nó bỏ theo gái kệ bà nó đi’
Lúc này mình cười tưởng chết được. Những thằng khác thì cứ bò ra đồng nhổ nhổ cỏ nhét vô mồm cho đỡ cơn cười. Tiếp theo là thằng Giới:
‘Vì em sinh năm chó…
Mẹ gọi em là Tuất…
Em thích ăn quả quất…
Và thích uống…
(Lúc này mặt nó đần thối ra vì không biết nghĩ tiếp thế nào cho vần, xong rồi nó phọt ra luôn 1 câu)
Và thích uống… nước cất’
– =)) Đm thằng ngu, nước cất là gì mày biết không?
– Ơ đéo biết, thế không uống được à?
– Thằng Giới thì nước cất đéo gì, uống nước cứt gì có.
– Ơ đm bố đã bảo bố khỏi đi ỉa rồi.
– Khỏi gì, hôm nọ bố vẫn thấy mày ỉa cứt lỏng ở bờ ao. Cả đời mày chỉ gắn với cứt thôi.
– Mẹ mày.
Thằng Giới lao vào đấm thằng Học túi bụi. Mình thì vẫn cười. Đến mức nằm lăn ra đất há mồm cười hô hố, bị Vi nhặt đá thả vào mồm, ngồi dậy bỏ đá ra rồi lại há mồm cười tiếp. Nhưng chỉ cười vui một lúc thôi. Mình nhận ra có một điều gì lạ lạ. Đó là thằng Lực. Thằng Lực là thằng lớn tuổi nhất trong cả đám vì nó năm nay đã học đến lớp 12. Nhưng vì trong làng không có thằng nào cùng lứa nên toàn chơi với bọn lớp 9 như thằng Học. Bình thường nó là thằng góp vui nhiều lắm, nhưng hôm nay nó chẳng nói gì cả, chỉ ngồi khêu khêu củi để giữ lửa nướng cá thôi. Còn đâu mặt nó buồn thiu, chẳng hề chú ý đến mọi người nói gì.
Mình huých tay thằng Học, nó nháy mình đi theo nó xuống sông bê nước lên cho cả lũ rửa tay để hai thằng có không gian riêng nói chuyện…
– Tao với thằng Hoàng đi xách nước nhé.
– Ờ biến. Mà thế đéo nào thối thối thế nhỉ…
– Tao vừa phọt rắm đấy…
– Đm thằng chó. Cút ngay.
Thằng Học cười phá lên còn cả bọn thi nhau cởi áo quạt. Mình đứng dậy chạy theo nó nhanh không ngửi tí rắm của nó là ngộ độc khí não ngu đi mấy phần.
– Sao thế mày? Có chuyện gì thế?
– Mấy nay nó khóc suốt. Con trai mà yếu đuối vãi cả cứt.
– Bị người yêu bỏ à?
– Không. Nó là con rơi mày ạ. Mẹ nó ngày xưa cặp với ông Hào công an huyện rồi đẻ nó. Năm nay nó học hết 12, muốn thi công an. Hồi trước làm hồ sơ nó đến nhà xin ông ý ký vào đơn xác nhận bố đẻ cho nó được thêm điểm cộng và được phép thi. Bà vợ ông ý cho người đánh nó gần chết. Bà ý sợ nếu xác nhận nó là con thì sau này sẽ phải chia tài sản cho nó.
– Thế còn ông Hào thì sao?
– Ông ý sợ danh tiếng cũng không nhận mày ạ!
– Dm thằng bố khốn nạn.
– Ờ biết sao được, người ta có quyền, người ta có danh tiếng mà. Chứ như tao, danh tiếng đéo gì. Ở lớp tao vẫn trèo lên bàn rồi chổng đít đánh rắm vào mặt bọn con gái suốt.
– Mày thì tao đéo nói làm gì rồi. Chỉ thương thằng Lực thôi. Mặt nó buồn như bánh bao thiu.
– Mấy bữa trước nó còn bị người làng rèm pha cơ. Khổ, số con hoang không bố giờ lại thêm vụ này. Nhục thật.
– Miệng lưỡi thiên hạ như đít bò mà. Mày bảo nó đừng nghĩ gì nhiều. Thi trường khác, học giỏi thì thiếu đéo gì trường.
– Ờ. Nó buồn nó khóc nhiều quá. Dỗ mãi đéo được nên tao quát, mày làm đếch gì phải thế hả Lực. Giờ mày cứ thi trường nào mà mai này làm ăn giàu có được xem nào. Rồi mày giàu có người ta sẽ nhìn mày bằng con mắt khác thôi. Sống cho mày trước đã chứ sống cho thiên hạ thì được gì? Thiên hạ bảo mày ngu – mày dốt – mày nghèo, nhưng có đứa nào cho mày được bát cơm để mày ăn cho no bụng không hay chúng nó chỉ biết nói thôi? Thế nên không phải nghe không phải bận tâm nhiều. Con chó nào sủa ra mồm rồi tai nó liền đấy phải nghe hết. Riêng tao! Đm đứa nào nói gì tao tao quẳng ra sau hết, tao coi là rắm thối sau đít tao hết.
Ơ được, thằng bạn mình thế mà suy nghĩ được. Đúng! Đứa nào thiên hạ rèm pha mình, mình cũng coi là rắm sau đít hết. Thế mà ngày xưa hồi bố mới bỏ đi. Mình cắm cúi sống cho qua ngày. Đi qua ngõ người ta chỉ trỏ: ‘Bố thằng kia bỏ mẹ con nó đi theo gái’. Mình nuốt nhục vào lòng. Ngày ngày sống với những tủi hổ nhục nhã. Giờ nghĩ lại thấy mình ngu. Làm quái gì phải thế. Ở đời được sống thoải mái là mấy mà cứ phải hành hạ mình thêm vì mồm thiên hạ. Người ta nói ngày mốt ngày hai người ta quên ngay, hà cớ gì mình phải sống với nó mãi?
Những câu chuyện của thằng Học chỉ vài ba câu thôi nhưng có khi khiến mình hiểu ra rất nhiều thứ. Chuyện về thằng Lực làm mình cảm thấy thương những thân phận nhỏ bé nghèo hèn trong cái xã hội này đến thế. Nhưng đời sống được bao nhiêu, được vài ba chục năm là chết, cứ ôm ấp cái phận hèn ấy mãi mà mình không biết tự vươn lên thì chính mình đang tự hủy hoại mình và mãi ủ ê với phận sâu kiến mãi thôi. Mình vỗ vai thằng Học cái Bốp.
– Được, không uổng phí tao chơi với mày!
– Tao mà, riêng chuyện gì chứ mấy chuyện vặt vãnh này không đạp đổ được tao.
– Ờ…
… Bạn đang đọc truyện Hoàng Vi tại nguồn: http://truyensex68.com/hoang-vi/
– Học ơi Học ơi!
– Ơ, Thu…
Mẹ thằng chó. Đang vênh váo thấy Thu gọi mà nó vứt luôn xô nước chạy ngay ra vẫy đuôi như chó cún. Báo hại mình khiêng xô nước nặng vãi cả đái. Ăn uống đập phá xong xuôi, mình dắt Vi về nhà. Mình chân ngắn, Vi cũng chân ngắn! Hai đứa cứ lũn cũn đi theo đường bờ ruộng để ra đường làng. Lúc đi ra đồng vì thấy hơi nắng nên mình đã thó của mẹ thằng Học cái nón đội lên đầu cho em. Nhìn em ngộ ngộ.
– Vi nấm!
– Hoàng ghẻ lở!
– Không, nấm là cây nấm chứ không phải bị nấm mà chửi lại anh nhá…
– Hihi, em tưởng…
– Lúc nào cũng ngoạc mồm ra chửi người yêu được. Không biết đấy là cái kiểu gì?
– Kiểu tù tì!
– Tù tì là cái gì?
– Cái bánh mì!
– Con chó Vi!
– Con lợn Hoàng!
– Tiên sư Vi!
– Tổ cha Hoàng!
Mẹ. Nhiều lúc bực người yêu không tả được. Mồm cứ nhem nhẻm nhem nhẻm. Mà cứ lũn cũn từng bước thế này không biết bao giờ mới về đến nhà để ngủ trưa. Nay bà đi vắng, mình sẽ nằm ôm em ngủ, kể chuyện cho em nghe, thủ thỉ cùng em những câu chuyện và những cảm xúc thằng Học mới nói với mình. Mình và em, dù hạnh phúc gia đình đều do người lớn làm vụn vỡ, nhưng chúng mình vẫn là những đứa trẻ còn tràn đầy hạnh phúc, vì trong cuộc đời chúng mình đã tìm thấy nhau, san sẻ bớt cho nhau những mảng màu cô đơn tối xám và cùng vẽ nên những gam màu tươi đẹp hơn. Mình giơ tay tát cho Vi một phát rồi chạy trước. Em hét lên đuổi theo. Mình cứ chạy, cây nấm đằng sau cứ lũn cũn đuổi… giữa cái nắng chói chang của tháng Sáu!
Bất chợt nhớ đến một đoạn thơ mình vô tình đọc ở đâu đó nhưng nhớ mãi, bởi ngay từ khi đọc những dòng đầu tiên, mình đã mỉm cười vì nó quá giống với mình và em…
‘Chúng mình là những đứa trẻ cô đơn…
Phố đông người…
Mình đi tìm nhau mãi.
Mặt trời cất mình…
Quay lưng…
Uể oải.
Anh thấy em nằm…
Giữa một ngôi sao.
Chúng mình là những đứa trẻ cô đơn…
Mỉm cười với nhau trong giấc chiêm bao mờ nhạt…
Em khe khẽ hát…
Anh thấp thỏm lòng sợ tiếng chuông reo.
Chúng mình là những đứa trẻ cô đơn…
Thế nên đừng giận đừng hờn nhau em nhé…
Thời gian đã già…
Hai đứa mình thì trẻ…
Yêu nhau…
Yêu nhau thôi…’
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29