Tôi vẫn chưa từng có bằng đại học.
Cũng đôi lúc nghĩ mình nên bổ sung, rồi cũng thi lại, rồi cũng đậu. Nhưng ruốt cuộc chẳng kiên trì. Thỉnh thoảng đọc báo thấy tranh luận của các tiền bối và các bạn trẻ về câu chuyện ”Bằng Cấp” liền tặc lưỡi lảng xa. Biển học mênh mông, thôi thì xem như học ở trường đời. Bài học tuy đắt nhưng xắt ra miếng. Mà nghĩ lại cũng lạ. Cái giấy phép “ Cho ra trường sớm” cũng cắc cớ lắm….
Mùa hè của Sài Gòn đầu tiên.
Gia đình báo lên, ba tôi tái phát bệnh, chữa trị tỉnh tìm không ra nguyên nhân. Ban đầu ai cũng ỷ y không nghĩ tới, nhưng dấu hiệu ngày một nặng. Cả nhà sắp xếp tiền bạc cho Ba xuống thành phố. Tô lo làm và thi học kỳ, có nghe tin nhưng chỉ nghĩ là khám bệnh thông thường nên gọi điện về động viện mẹ, thôi thì ba xuống con lo. Ba đi khám ngày thứ bảy hẹn rồi về phòng trọ anh tôi ở tại Bình Dương( Anh xuống Dĩ An học tiếng Trung)
Quãng thời gian này, Tôi và Trà My tìm mọi dịp để có thể thăm và gần gũi. Em hẹn với tôi như sau: Tối thứ 7, Anh chạy xe đạp ra em, gửi xe ở siêu thị Coopmart rồi rông bộ xuống, sống chết gì em cũng ở nhà. Bằng hẹn ước vậy nên ” Thứ bảy máu chảy về Tim”. Khi thì cuốc bộ ngược lại tới siêu thị hóng máy lạnh, Em mua tôi ít đồ dùng cho cuộc sống hàng ngày như Xà Bông, dầu gội, Sữa tắm hoặc có khi là bình siêu tốc. Ít có khi nào xảy ra tình trạng giành trả tiền, Khi hiểu nhau đâu còn câu nệ điều đó. Khi thì nắm tay ra công viên quận 9, ngồi ngắm trời đất. Nói chung, vấn đề nằm là khi “Tình Yêu”, còn lại chuyện đi đâu, làm gì, ở đâu cóc có quan trọng. Đi chung, làm chung và thậm chí là ngủ chung là được. Tôi xin nghỉ việc giữ xe. Ngày cuối tuần khách đông, buộc phải chọn công việc làm thêm thích hợp hơn để có thời gian ra thăm Em. Một kỉ niệm vui khi đi tìm chỗ làm mới. Ngày đó các trung tâm giới thiệu việc làm cho sinh viên nở rộ. Tôi ngu dính phải, lấy mất 50.000đ rốt cuộc dẫn đi một công ty đa cấp mỹ phẩm Thụy Điển.
Bốn tuần đầu tiên khá thuận lợi. Em luôn chờ đợi và tôi luôn đúng giờ
Tuần thứ 5 là tuần ba tôi xuống, để tranh thủ ngày mai về Bình Dương. Tôi làm đúp ca nhưng lại quên báo cho Trà My biết. Lúc ở chỗ làm mới nhớ, vậy là đành tặc lưỡi thôi kệ, hi vọng rằng Em chờ đợi và không giận tôi. 8h tối mới hết giờ làm. Tôi co giờ lên chạy.
Ra đến Siêu Thị, Chú bảo vệ nói:
– Gửi xe rồi mua đồ nhanh mà ra nghen con. Sắp đến giờ đóng cửa rồi.
– Dạ. Cảm ơn chú
Chạy bộ về hướng nhà Em đang ở. Ghé nhà đã thấy đứa con gái ngồi tu lu trước sân, hai mắt đỏ hoe. Tay đang cào cấu mấy bông hoa mọc vội.
– Anh xin lỗi nghen, Anh mắc công việc đột xuất
Em ngước nhìn rồi lại cào cấu. tội nghiệp cây ghê!
– Tui tưởng Ai đó tông xe chết ngoài xa lộ rồi chứ – Giọng hờn dỗi
– Anh nói thật mà, Ba anh xuống, anh làm ca gãy……v.v….
Lúc đó hoa mới thoát khỏi thảm cảnh:
– Anh mệt hông?
Thấy tình hình đã xuôi, tôi xởi lởi rồi cười hì hì:
– Không mệt, không mệt
Em vào nhà rót cốc nước và mang bịch xốp đen đựng ổ bánh mì thịt nướng. Ngồi ngoài hè trò chuyện, cảm giác như vợ chồng mới cưới, có người mua đồ ăn cho khi đi làm về mệt. Khác nhau mỗi chỗ. Mấy ông chồng đi làm mang tiền về cho vợ. Còn tôi đi làm, lo thân chưa xong. Thỉnh thoảng Em còn viện trợ nhân đạo.
Ngày còn bé, tôi đã kể cho độc giả nghe về năng khiếu của Em phải không? – Đó là khả năng lắng nghe và khiến đàn ông thôi thúc kể chuyện, hai đứa tôi cũng thế, mỗi câu chuyện đều có một chàng trai ba hoa chích chòe, hoa chân múa tay. Một cô gái ngồi chống cằm, mắt chớp chớp, môi mỉm cười, thỉnh thoảng khúc khích. Và câu chuyện là dài bất tận. Hiếm khi nào được nghe em nói về Em. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi: Chẳng lẽ cuộc sống bình lặng đến thế sao?
Khi đứng dậy chào tạm biệt và khẽ hôn môi em thì đồng hồ đã chỉ 22h20 phút. Hoảng loạn chạy thật nhanh về nơi gửi xe. Điện đóm tối thui lui. Kết quả là đi bộ từ ngã tư Thủ Đức về tới Dĩ An. Gần 20 cây số. Ba với anh chờ cửa.
Chủ nhật hai cha con bắt xe Bus đi khám tại phòng khám tư ĐBP, chỉ xuống Chợ Rẫy. Bác Sỹ làm xét nghiệm máu, nhiệt tình kêu nhập viện gấp. nói nếu nhập trễ thêm một hai ngày thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc. Mẹ đòi xuống chăm Cha, tôi kêu thôi từ từ, để con xin nghỉ nghỉ học vài ngày xem tình hình thế nào rồi tính.
Ngày thứ 2 ở bệnh viện.
Nhịp tim Cha rối loạn, những cơn sốt cao xuất hiện, Bác Sỹ ra vào liên tục.
Ngày thứ 3
Cơn sốt đổ về chiều tới đêm, bác sỹ tiêm kháng sinh liều cao. Người cha tôi rạc hẳn, hai khóe mắt sâu và sụt ký. Tôi tất bật chạy ào về phòng trọ lấy quần áo chuẩn bị cho mấy ngày sắp tới, trong đầu cũng hình thành những suy nghĩ không hay.
Ngày thứ 5.
Bác Sỹ gọi vào phòng hỏi về tuổi tác, rồi đưa tờ giấy ký, Đại loại như giấy cam kết trị bệnh, nói rằng nếu không điều trị theo phương án đó, thì không cứu được. Ngược lại có khả năng shock thuốc kháng thể. Tỉ lệ bình quân khoảng 20-30%. Tôi ký lụi. Mẹ điện thoại hỏi sao. Dấu biếng, dặn dò bà an tâm ở nhà chăn nuôi, do bệnh phải điều trị lâu nên không cha sẽ về trễ.
Ngày thứ 12 tại Chợ Rẫy
Chị hai nhờ bạn đưa điện thoại di động cho tôi cầm, tiện liên lạc. Cha nói về mafia Ý, về luật im lặng. Tôi gật đầu. Mẹ suốt ruột đòi xuống, hai chị em thông đồng với gia đình, nói giờ xuống chả giải quyết được gì đâu. Mỗi lần nghe cuộc gọi, cha ráng gồng mình – Nói bằng giọng vui vẻ và tỉnh táo nhất có thể. Thời gian này, chuyện tình cảm và học hành quên béng.
Ngày thứ 21 tại lầu 7 bệnh viện
Hai phe đối địch là đề kháng cơ thể và thuốc đấu tranh mạnh mẽ, Anh trai có mặt hóng từng giờ. Mỗi đêm tôi ngủ không quá 4 tiếng đồng hồ. Người cũng rạc như que củi. Bà con nội ngoại điện thoại liên tục, nghe mà phát mệt. Lần đầu tiên thấy tác dụng phụ của công nghệ. Bệnh viện yêu cầu đóng tiền viện lần thứ 2. Bảy triệu đồng, một con số quá ư là lớn. Kiên quyết không để nhà quê bán thứ gì, tôi gồng mình chống đỡ. Chạy lên chỗ làm xin nghỉ và nhận lương. Được khoảng năm trăm. Bà chủ cho thêm một triệu nói rằng cứ an tâm mà chữa trị, bao giờ muốn làm lại cứ báo. Mỗi nhân viên góp cho thêm 50.000đ nữa. Tổng cộng được một triệu tám. Đám bạn vào gần hai mươi đứa, lại thêm chút đỉnh.
Ngày thứ 23
Em vào thăm.
Đi một mình, tay lệ khệ xách giỏ.
– Sao anh không báo em hay? – vừa bỏ đồ vừa mắng yêu
Tôi im lặng, tính khí mình vậy rồi. Ít khi nào tôi than vãn về khó khăn đang phải, sống để bụng, chết mang theo. Còn Em, Lần đầu ra mắt cha chồng mà mặt tỉnh rụi, tay bóc trái cây ngon lành. Nằm giường bệnh, cha mỉm cười run run. Cả gia đình biết hết đám con trai bè bạn, nhưng con gái thì không. Ngoại trừ một lần Phương Anh vào nhà. Ba mẹ tôi vẫn bảo, chắc thằng này sẽ ế. Thế nên, đây là cô gái mà cha tôi nhắc đến giờ. Hai đứa dạo lang thang bệnh viện, Em thành người khác. Lần đầu tiên, em là người bắt chuyện và tíu tít kể đủ thứ. Ra về, Trà My dúi cái phong thư dầy, đủ các chủng loại tiền.
Ngày thứ 29 trong tháng.
Mọi sự an lành, Kháng sinh liều cao đè nén hết được tế bào K. Cha cũng thôi không còn sốt buổi chiều, bác sỹ cũng mỉm cười , bệnh viện không có nhiều ca bệnh tiêm kháng sinh với liều lượng quá độ như vậy, thông báo gia đình chuẩn bị đồ cho bệnh nhân xuất viện.
Chợt nhớ, mình bỏ học cả tháng.
Nhà trường cấp cho tôi giấy phép đặc biệt “ Thôi Học”. Cảm thấy cuộc sống vô vị và chán đắng. Thằng Phong tôi vác ba lô về bên gia đình và thằng bạn nối khố.
Mấy ngày đầu, ngoài chuyện ngủ tôi không làm gì khác. Ngủ đúng nghĩa như heo. Thậm chí là hơn vì Lợn còn ăn xong mới ngủ, riêng tôi ngủ 100%. Ba ngày ba đêm thì tỉnh táo. “ Cơn bệnh “đi qua cũng giúp không khí gia đình thêm yên ả, Cha thôi chửi mắng mẹ và ngoan ngoan dễ chiều hơn, cho gì ăn nấy. Anh em ở xa góp về mắc điện thoại bàn để tiện liên lạc. Tối nào cũng có người gọi. Có hôm hai đứa đi câu cá ngoài suối:
– Phong, Mày tính về đây thật à? Sao không nói bà già là đã nghỉ học rồi ?
– Tao chưa biết nữa mày ơi. Ở đó không biết làm gì.- Tôi lên tiếng đáp lời Tiến
– Uhm. Tùy mày, có khi về lại hay. Tao với mày có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Mày ở Sài Gòn tao cũng buồn – Giọng đầy nghiêm túc
– Hihi…thằng chó, lòi đuôi rồi nhé. Muốn bố về chứ gì?
Không hiểu sao lời thằng Tiến như làm tôi bừng tỉnh. Không thể cái cảnh” Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo” xảy ra nữa. Nhất định mình phải giàu lên, nhất định phải trở thành thủ lĩnh. Nhất định phải thành công vượt trội.
Nghĩ vậy nên hai ngày sau đó tôi vác ba lô đi. Tiễn ra xe vắng mất Sơn Mụn. Nó đang xây nhà cho thầu tuốt Đức Trọng.
Sài Gòn chào đón đứa con hoang về bằng một cơn mưa tầm tã từ chiều đến tối, Hàng Xanh, Bà Triệu, Nguyễn Hữu Cảnh tơi bời vì ngập. Tôi về lại lô cốt TVĐ xin ở tạm vài ngày trong khi đi tìm nơi ở mới. Bà Dì tươi cười, hớn hở dọn chỗ. Hình như đang yêu thì phải, yêu một anh chàng bác sỹ miền Tây. Nghe bảo tốt lắm. Tôi lấy làm mừng cho Quỳnh Anh. Người như thế đáng được hưởng. Ở nhà suốt chẳng làm gì, tôi bắt chuyện với cô bé mới từ Đồng Nai lên Sài Gòn bán quán cà phê, mười tám tuổi, xinh xắn ở gác đầu nơi mấy chị và Dì đang cư ngụ. Có bữa trèo lại lan can đàn hát, chợt nhớ cô bé hàng xóm chẳng biết giờ thế nào. Lấy đèn pin ra rọi lung tung. Không có hồi âm. Chắc đã chuyển nhà hoặc yêu thằng khác.
Cuối tuần, tranh thủ ra thăm Em. Chẳng hiểu sao, tình cảm trong tim cạt kiệt. Xem như chìm tàu nắm lấy phao để bơi. Em thì vẫn vậy, vẫn nghe tôi tâm sự, vẫn mỉm cười, vẫn quan tâm lo lắng. thỉnh thoảng mua đồ rồi hai đứa đi cà phê. Còn mua đồ cho tôi nữa. Cũng quãng thời gian này, lần đầu tiên mượn tiền đàn bà một cách chính thức. Có hôm, hai đứa nhớ kỷ niệm căn gác trọ Phan Văn Trị. Trà My chủ động bỏ tiền thuê nhà nghỉ. Bước vào mà chân run lập cập, sợ bị đuổi ra. Bước lên cầu thang tim đập thình thỉnh. Nhưng rồi vẫn Lao vào nhau như con thiêu thân, say mê và cuồng dại. Tiếc là hành động của tôi không còn nâng niu chiều chuộng, mà đơn giản thỏa mãn tính thú hoang. Thêm một hai lần như thế, tôi đâm nghiện – Có chuyện gì buồn bực, tìm việc không ra. Tôi lại muốn gặp mặt Em, muốn xả Stresst vào tấm thân Em. Trà My cũng mơ hồ nhận ra sự thay đổi đó, nhưng dường như nàng mặc kệ, miễn sao để tôi vui vẻ và ra thăm. Ai ngờ chàng trai năm ấy ngày thành một con người khác, ham phú phụ tình.
…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39