Nhỏ Phương Anh chính là biến thể hòa trộn tính cách của Trà My và Trâm Anh.
Nhỏ giống Trà My ở cái ngây thơ và khờ dại, thêm một chút nhút nhát. Chính cái ngây thơ và khờ dại này lắm phen làm tôi khốn đốn. Đại loại như kiểu:
– Phong. Cho Phương Anh hỏi xíu?
– Uhm. Hỏi gì hỏi đi? – Tôi vừa cầm sách vừa nói
– Con quay là con gì? Chơi làm sao? – Hai mắt nhỏ mở to và hỏi.
Dĩ nhiên là tôi chưng hửng….
Tôi biết con quay từ hồi nhỏ, nó được lưu truyền từ đời các anh chị. Muốn chơi quay à? Dễ ẹc. Tự nguyện đem một con quay tiện tới. Bỏ vào một cái vòng tròn nhỏ như miệng giếng. Để cho mấy ông anh thi nhau quạt quay, bổ quay mình “Hầm” đến chiều . Khi con quay sứt mẻ trên thân từng miếng một, hoặc có khi bị bổ đôi thì sẽ biết chơi.
Hình dáng nó thế nào, đầu Tu ra sao, dây cuốn thế nào? Làm sao để đóng đinh vào con quay? Làm sao để bổ quay cho chính xác, làm sao ru quay ngủ cho ngon? Tôi biết tất tần tật.
Nhớ có lần hồi nhỏ…..
– Anh Phong. Anh Phong đẽo cho em con quay đi – Thằng Nhóc gần nhà tôi năn nỉ.
– Huhmm… Có gỗ chưa? – Tôi khinh khỉnh…
– Gỗ là sao anh Phong? – Nó hỏi lại
– Trời, cái thằng này ngu thế. Mày phải đem cho Tao một khúc bằng tầm này nè… to tầm này nè… thì Tao nói đẽo được cho Mày. – Tôi hoa chân múa tay lên nói, vừa mô tả cho nó cái tầm quan trọng và kích thước của khúc gỗ.
– Em…Em…không có, làm sao bây giờ – Nó ngây thơ…
– Huhm….
– Anh giúp em đi… – Nó kéo tay tôi năn nỉ…
Tất nhiên là tôi mủi lòng, tôi kêu nó về vườn nhà tìm lấy gốc cà phê hoặc gốc ổi nào có kích thước như tôi nói, mang tới đây, tôi sẽ đẽo cho nó một cái quay thiệt đẹp.
Thằng nhóc có vẻ hí hửng lắm.
Một lúc sao, nó chạy vù về hiên nhà tôi. Ngay cái ghế gỗ tôi ngồi học bài. Kéo theo là cả một cành ổi to có đầy đủ lá, hoa và cành xum xuê. Tôi phát hoảng
– Mày lấy đâu ra vậy thằng kia? – Tôi quát.
– Em chặt ở nhà bà Sáu… Chứ vườn nhà em không có… – Vừa gãi đầu gãi tai nó vừa nói.
Ơn trời là giờ này nhà bà Sáu đi vườn hết, nếu không thì chắc bả sẽ chặt chân nó, thậm chí là cả chân tôi chứ chẳng chơi. Cái tội “Hạ” nguyên cây ổi xá lị đang ngon lành ở vườn nhà Bả. Tôi cắn răng chặt phi tang cành ổi thật nhanh, rồi hì hục đẽo cho nó một con quay. Đóng đinh xong đem ra đồng hồ xem , quay “Ngủ” được những tầm hơn một phút rưỡi. Thế là đủ chơi rồi đối với một thằng Nhóc như nó…
…
Nhưng chuyện ”Biết” so với chuyện đem cái “ Biết” đó mô tả cho một đứa chưa bao giờ ngó thấy con quay như Nhỏ Phương Anh quả thật còn khó hơn lên trời.
Mặt tôi cứ đực ra như ăn phải giấm chua.
Môi tôi tính mấp máy mấy lần rồi lại phân vân không nói…
Rồi có lần, đang giờ ra chơi, nhỏ chạy ra chỗ tôi ngứa ngáy hỏi :
– Phong. Phương Anh hỏi cái này nè?
– Gì nữa trời. Nói lẹ đi…
– Chơi Năm mười dẫm cứt là chơi làm sao? Bữa nào chỉ mình chơi với.
Tôi xém té xíu ngay trong lớp.
Cái trò “ Năm – Mười – Mười Lăm – Hai Mươi” này mô tả không khó như trò chơi quay. Nhưng nó khó mô tả ở hai chữ sau. Một là từ ngữ nhạy cảm. Hai là nó không phải là cách chơi. Nó đơn giản chỉ là hậu quả khi đi trốn. Ở quê tôi, nhà ai cũng nuôi chó mèo. Mà các Bạn biết rồi đó, Chó Mèo toàn chạy ra vườn để “ Giải quyết nỗi buồn” . Bọn tôi cứ tối tối tập họp nhau xong chơi trò “ Năm – Mười”. Oẳn tù xì cho có đứa nào bị đứng úp mặt vô tường. Đám còn lại chạy toán loạn vô … Vườn trốn …
Trong vườn có Bãi… của bọn chó mèo. Nên tối nào cũng có đứa… thối um. Bọn quê tôi gọi đó là trò “Năm Mười Giẫm Cứt”…
Thiệt tình là hối tiếc ghê khi chở Nhỏ đi Chùa, khiến nhỏ quen thân Tôi. Giờ hại Tôi bằng mấy câu hỏi quái gở hết sức. Tôi vừa bực vừa ngạc nhiên không hiểu sao Nhỏ chẳng biết gì hết trơn? Hông lẽ tuổi thơ của Nhỏ không giống như Tôi?
Hay Nhỏ giống Trâm Anh?
Cả hai đều có tuổi thơ chưa trọn vẹn ?
Trâm Anh cũng hay hỏi tôi cắc cớ, tất nhiên là nàng biết chút chút, nên tôi nói xíu là hiểu ra liền. Còn như Nhỏ Phương Anh. Mặc cho tôi miêu tả cỡ nào, viết ra giấy ra sao. Hoa cả chân, múa cả tay thì nhỏ vẫn lắc đầu nguây nguẩy. Hại não … hại não…
…
Nhỏ hay Trâm Anh học giỏi đều như nhau. Nhất là môn tiếng Anh – Tôi gọi nhỏ là cuốn từ điển sống. Từ nào Tôi hỏi Phương Anh cũng biết và trả lời trong vòng 5 giây – Tất nhiên tôi chưa loại trừ khả năng rằng nhỏ… nói phét. Vì có nói phét tôi cũng chẳng biết vào đâu mà kiểm chứng ngay. Thời đó làm gì có “smartphone”
Nhỏ còn có một biệt tài là hát hay như ca sĩ.
Thủa mà Nhỏ mặc đầm , đứng trên sân khấu trường trong ngày 20 – 11 năm lớp 10 hát bài “ Bụi Phấn “
[C] Khi thầy viết [Am] bảng
Bụi [F] phấn rơi [G] rơi
Có [Dm] hạt bụi nào
Rơi [F] trên bục giảng
Có [G] hạt bụi nào
Vương trên tóc [C] thầy
Em yêu phút giây [G] này
Thầy [Am] em tóc như bạc [G] thêm
Bạc [Em] thêm vì bụi [F] phấn
Để cho [G] em bài học hay
Mai [C] sau lớn nên [G] người
Làm [Am] sao có thể nào [G] quên
Ngày [C] xưa thầy dạy [F] dỗ
Khi [G] em tuổi còn [C] thơ
Tôi cũng đang tập tành đàn ghita bập bẹ…
Tự dưng tôi thấy tim mình khó tả…
Đây có lẽ là điểm hòa quyện – Cân bằng sự bực mình và sự hài lòng của tôi đối với Nhỏ.
Tôi thích đàn – Nhỏ hát hay.
Năm lớp 12, ở cái đêm trại cuối cùng trước khi chia tay trường học. Tôi đàn cho Nhỏ hát vài “ Tình thơ” của Minh Thuận. Cả lớp buồn buồn, rồi song ca thêm bài “Sống Chết Có nhau” của jimmy Nguyễn thì y như rằng cả đám học trò ôm nhau khóc như mưa…
Dần dần tôi với nhỏ Phương Anh ngày một thân thiết.
Hình ảnh Trâm Anh trong trái tim tôi ngày một phai dần…..
Em vẫn chiếm một vị trí đắc địa trong trái tim tôi.
Nhưng độc giả đừng thất vọng vì tôi, lúc đó tôi cũng chỉ mới là cậu học sinh lớp 10 thôi, tâm tính còn thay đổi liên miên, huống hồ sau này Trâm Anh lấy chồng về quê ở… GẦN nhà…
“Âu cũng là số trời. Đàn ông đào hoa rõ là khổ
Trâm Anh chưa đi khỏi – Phương Anh đã tới rồi…”
Hại não… hại não… thiệt là hại não hết sức !!!
Không liên quan: Bà xã ơi, chẳng may em đọc thấy truyện anh cũng đừng ghen tuông với hai ba người này làm chi nhé, huống hồ bà xã cũng biết Trà My…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39