Truyện sex ở trang web truyensex68.com tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả các truyện sex 18+ ở đây đều chứa nội dung người lớn, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi truy cập vào trang web chúng tôi để đọc truyện.

Phần 15

– Anh ơi?
– Gì?

Tiếng nó làu nhàu qua điện thoại khi bị thằng đệ đánh thức lúc 8h sáng, đêm qua có thẳng dở hơi nào làm sinh nhật quậy quá trời làm nó lên phường tới tận 5h các anh mới tha cho về.

– Anh giờ còn làm cầm đồ không?

– Không, thời gian đâu mà làm. Cầm gì? Lấy số thằng Hải nhé.

– Dạ không, em có chút chuyện nhờ.

– Nói nhanh, bố mày vừa mới ngủ.

– Thằng bạn em, dưới Tân Mai, làm mấy phát bóng giờ bị người ta đến thu nợ. Anh ra mặt nói giúp em mấy câu được không?

– Mày hâm à? Chuyện tiền bạc nợ nần rõ ràng. Nếu bị thổ địa hành, tao có thể qua hòa giải, chứ giờ nó dây vào tín dụng bảo tao qua nói thế nào?

– Thằng này nó hơi ngu, cứ nghĩ trốn được nên chày bửa, ai ngờ bị bọn nó vác dao đến tận nhà. Đây dẫu sao cũng là đất nhà anh, anh ra mặt nói giúp em một tiếng cho nó giả nợ, bọn em đang xoay tiền. Chứ giờ ra ngoài thì chỉ có bị chém chết. Bọn em không xin cắt lãi, không xin khất nợ mà muốn anh qua xin cho nó được trả nợ. Nó sợ rồi. Đang đái ra máu rồi đây này.

– Thế đang ở đâu? – Nó làu nhàu

– Ở nhà em anh ơi. Anh qua đi. Chúng nó đang ngồi kín ngõ nhà em rồi đây này.

Nó uể oải ngồi dậy nhặt hết cái áo trong gầm giường tới cái quần trong nhà tắm, cái thắt lưng ở chân cầu thang, rửa qua loa cái mặt cho tỉnh táo rồi lếch thếch xuống Tân Mai một mình trên con wave ghẻ. Nếu không vì quá nể thằng em – đứa duy nhất vẫn gọi là nó anh, nước nôi điếu đóm cho nó khi nó mới sa cơ thất thế ở trại về. Thì chắc nó chả bao giờ nhọc công thế…

Luồn lách qua đoạn Trương Định, đâm sâu vào mấy khu tập thể. Mới đến được cái ổ của thằng kia. Dưới quán nước ở sân khu tập thể. Đúng là lố nhố vài thằng đội mũi lưỡi trai, tay dính mực. Nó cũng khéo léo khoác thêm cái áo chống nắng của chị gái che đi cái tay bẩn. Khu này sao lắm nhà tập thể phát hoảng, loay hoay mãi mới gửi được cái xe, xong lại hì hục leo lên tầng 5. Đến là oải, nó nhớ ra là tối qua nốc kha khá rượu và sáng nay chưa bỏ gì vào bụng…

– Thế làm sao kể anh nghe xem nào? – Nó hất hàm vào thằng ku đang ngồi co ro trong góc, mặt tái mét đi vì sợ.

– Em… đang nợ 50 triệu anh ạ…

– Sao nợ?

– Anh hỏi thằng kia kìa. – Ku con chỉ tay sang phía thằng đệ nó.

– Mày lại đổ tao? – Thằng kia sừng sổ – Sao lúc thắng cầm tiền không kêu khổ mà giờ đổ tao, tao đã bảo trận đấy Man nó rùa lắm, mày không tin, cứ phang nhiệt tình cơ. Giờ lại bảo hỏi tao là sao?

– Mày rủ rê tao… – thằng cu con mếu máo chực khóc.

– Ờ…ờ…đứa nào cứ thích thể hiện là am hiểu bóng bánh cơ. Bố tổ sư con gà. Đã gà còn tham.

– Thôi mày ngậm mẹ nó mồm vào. – Nó quát lên, rồi quay sang thằng ku con ôn tồn hỏi – Nhà em ở đâu?

– Nhà em dưới Linh Đàm anh ạ. – Thằng ku lí nhí.

– Còn đi học không?

– Dạ em học Bách Khoa anh.

– Đại học à?

– Vâng…

– Đại học sao ngu thế?

– Em xin lỗi…

– Bố mẹ có khả năng chi trả không?

– Dạ, nhà em có. Nhưng anh đừng để bố mẹ em biết. Anh để em xoay.

– Xoay thế nào?

– Em bán hết xe rồi, bán điện thoại rồi. Em xoay thêm một chút nữa là được thôi.

– Thôi không phải cố nữa, bố mẹ em biết hết rồi.

– Sao anh biết? – Thằng ku hốt hoảng mặt đần ra – Thế này thì em chết rồi, anh có chắc không? Thôi xong em rồi.

– Chắc khoảng 90%, đấy là cách dân cầm đồ cho vay làm, khi em đi trốn là em đã xác định đặt gánh nặng và trách nhiệm trả nợ lên vai bố mẹ rồi. Nếu bố mẹ em non gan hoặc bướng thì xác định là mấy ngày hôm nay nhà em toàn cứt và mắm tôm nhé, tầm tiền của em là làm được thế rồi. Còn nếu nhẹ nhàng hơn, thì cửa nhà em mấy hôm nay chúng nó cắm trại rồi. Em đi được mấy hôm rồi?

– 1 tuần ạ…

– Anh chả hiểu em nữa, nhà em ở đây, em học ở đây. Thế em định trốn đi đâu? Giờ nghe anh, sự đã rồi. Cách tốt nhất giờ là về nhà đi. Bố mẹ có thể sẽ chửi mắng, có thể sẽ thế này thế kia. Nhưng chắc chắn đó là cách giải quyết bế tắc bây giờ. Em không lắp điện thoại mấy hôm nay rồi đúng không? Anh đoán thế, vì có thể lúc đi chơi em đã xin phép là đi đâu đó, nhưng anh cá là lúc này bố mẹ em đang tìm em điên loạn hết cả lên.

– Dạ…

– Em cứ thế đi là đi à? Em không có một tí suy nghĩ gì à?

– Em sợ quá…

– Thế giờ em tính sao, anh nói này. Anh sẽ chỉ ra mặt giúp em khi mà anh chắc chắn rằng điều đó sẽ không ảnh hưởng gì đến anh và làm hại đến em, muốn như thế thì ít nhất là phải đảm bảo được lợi ích của lũ dưới kia – Nó chỉ tay xuống một lũ lố nhố dưới sân – Anh cũng là người từng đi đòi nợ. Anh hiểu. Cách nhanh nhất và an toàn nhất là giờ em về nhà, nhận lỗi với bố mẹ. Thứ nhất, em là người có lỗi, thứ hai, bố mẹ em sẽ lo cho em, thứ ba anh biết là em sợ, nhưng không bố mẹ nào ăn thịt con cả, còn chúng nó – Nó lại chỉ xuống dưới sân lần nữa – anh không dám chắc.

Im lặng một lúc lâu, im đến mức đủ nghe nhịp đồng hồ tích tắc một cách bình thản, mãi rồi thằng ku kia mới nói khẽ khàng:

– Em biết em dại rồi, anh giúp em, em không dám quên ơn…

– Anh không mong ngày anh sa cơ lỡ vận đến mức phải để các em giúp – Nó cười khẩy – Anh chỉ mong em rút ra bài học, chỗ của em không phải ở đây, em có học thì nên có khôn, đừng phí cơm gạo bố mẹ…

– Vâng…

– Em tên gì?

– Em tên Long ạ.

Nó lững thững nhấc mông lên, bước chậm rãi xuống dưới nhà đảo mắt quanh quanh một hồi, đánh giá sơ bộ có tầm khoảng 3, 4 thằng. 2 thằng ngồi quán trà đá là chắc chắn, hai thằng còn lại có thể đâu đó quanh đây làm chim lợn. Nó cũng đảo mắt nhìn xung quanh, có tầm 10 người tất cả. Mấy ông già đang đánh cờ, một bà bán nước, một ông trông xe. Và mấy ng đang ngồi tán chuyện ở sân khu tập thể. Trong đó nó hy vọng nhất ở mấy ông đánh cờ, sẽ là người hăng hái nhất lao ra can nếu có biến xảy ra với nó. Chứ không trông mong gì ở cái bọn thanh niên chỉ chực đứng xem. Hít một hơi lấy tự tin rồi mạnh dạn bước lại gần hai ông anh đang bắn thuốc lào, đây là lần đầu tiên nó sẽ thử giải quyêt sự việc mà không phải động chân tay.

– Em chào hai anh ạ?

– Mày là thằng nào? – Một ông hất hàm hỏi.

Nó hơi biến sắc chút, đáng lẽ dù là dân xã hội cũng phải có chút lịch sự khi thấy người lạ chào, nếu đối phương đã hỏi khiêu khích thế. Rất có thể, bên đó đã biết nó là thuyết khách để dè chừng. Đã thế chơi bài ngửa luôn.

– Dạ em là anh thằng Long, em em nó đang ở trên kia. Nhưng sợ nên chưa dám xuống gặp các anh. Em xuống đây là để nói chuyện với các anh ạ.

– Mày bảo nó dẫn ngay xác xuống đây. Đừng để bọn tao cáu. Tao nói trước. Chưa một thằng nào dám trốn bọn tao cả. Hỏi nó muốn sống hay muốn chết đây. – Một ông trợn mắt dằn mạnh ly nước xuống bàn.

Bà chủ quán hoảng quá lắp ba lắp bắp.

– Này… xin các chú nhé, có đánh nhau ra ngoài kia đánh để công an gô cổ lên phường, chứ đừng đập phá ở đây nhé.

– Bu cứ yên tâm. – Hai ba thằng từ đằng sau lững thững bước lại từ phía sau. Chắc tưởng nó có ý đồ gì nên kéo ra dằn mặt. – Thằng này nó mà ngọ nguậy, bọn cháu thịt luộc nó ngay. – Nói rồi một thằng cầm cốc trà đá dốc ngược lên đầu nó.

Nước chảy tong tỏng trên đầu tràn ngược xuống cổ nó. Nó cởi áo ngoài ra lau mấy giọt nước trên mặt trên cổ, và kì đi kì lại cái hình cá chép to tổ bố ở cánh tay. Cười.

– Em đến đây là để nói chuyện thôi. Nếu các anh muốn nói chuyện như anh em trong nhà với nhau – Nó vất cái áo xuống ghế – Thì em cũng nói luôn, em là con nuôi bố Hải và mẹ Oanh ở Minh Khai, em mới đi trường về, trước cũng là anh em trong ngành cả. Nếu em không nhầm dưới này vẫn là đất của bố mẹ. Còn nếu – Nó dằn mạnh câu nói – Các anh cảm thấy muốn đánh em, thì em đứng im cho các anh đánh luôn, đánh xong mà tiền của anh nó về được túi anh, thì anh cứ đánh. Còn em xác định xuống đây nói chuyện một thân một mình, thì xin lỗi các anh, em cũng phải có chút bản lĩnh.

Nó nói chuyện nửa dọa nạt, nửa ve vuốt thêm tí khiêu khích, thực ra mặt thì cứng nhưng chính nó cũng vẫn còn run run. Nhỡ chẳng may gặp phải lũ đầu đất, thì chả khác nào chọc vào tổ ong vò vẽ. May mắn thay, bọn này cũng không đến nỗi.

– Bọn anh đúng là hơi nóng. Chú hóa ra là con Bố Hải, người nhà cả. Thôi anh em mình ra ngoài kia tìm quán café nói chuyện đươc không?

– Thôi không cần đâu anh? – Nó cười nhạt – Có gì nói luôn đây anh. Nhà em ở Minh Khai luôn. Nói các anh đừng cười, chắc các anh mới làm nghề. Chứ hồi xưa, em cũng như các anh, thích động tay động chân hơn là động mồm nên toàn hỏng việc.

– À… em là em chị Linh phải không? Anh không nhớ tên, nhưng nếu ở khu ấy, thì chỉ có nhà chị Linh thôi.

– Mọi người thì biết chị và mẹ em nhiều hơn, nhưng em tên Kiên, mọi người nhớ giúp em. Em muốn đứng ra thương lượng giúp em em. Nhà nó chắc đang chày bửa, nhưng hoàn toàn có khả năng trả.

– Nhà nó có chút quan hệ với xã hội đỏ, nên tạm thời không làm gì được. Giờ chỉ có bắt ông con nôn tiền ra thôi. Thi thoảng dính vài nhà thế này rất mệt.

– Em hiểu, nhưng em sẽ tím cách để thuyết phục nhà nó. Mà tạm thời nó cũng gom gom được ít rồi. Cho em 3 ngày, nếu 3 ngày em không giải quyết được. Tùy các anh xử lý.

– Ok. – Một ông đưa tay ra bắt tay nó.

– Ok – Nó vui vẻ đáp trả – Anh em trước lạ sau quen, anh chắc cũng biết bar nhà em, lúc nào rảnh mời anh lên, lên cứ bảo phục vụ gọi em. Giờ em thay chị Linh ở đấy.

– Rồi rồi, anh hứa. Ở Hà Nội thêm bạn bớt thù, bọn anh cũng chỉ là dân làm ăn. Có gì thất thố em thông cảm.

– Vầng. – Nó rút máy gọi cho thằng đệ, giọng lành lạnh – Đưa thằng Long xuống nói chuyện.

Một lúc sau, thằng đệ đã dẫn ku em xuống ngồi run run bên cạnh. Bà hàng nước có vẻ đã quen với mấy chuyện thị phi, này nên coi như không tham gia, miễn là chả ai động chạm gì tới quán của bà là được. Mấy ông anh thấy nó đứng đấy cũng không hăm dọa nhiều, chỉ để mình nó nói.

– Em xem, anh đã đứng ra nói giúp em. Giờ em có 3 ngày để lo trả nợ. Trả thế nào thì anh em bàn bạc với nhau rồi. Em làm thế nào đừng để mất mặt anh thì làm.

– Dạ… – Nó lí nhí.

– Anh cũng nói trước với chú em, chú em trốn bọn anh thế là không được. Phải người khác thì trà hay không bọn anh cũng phải dạy cho một bài học trước đã. Còn 3 ngày sau, dù có dù không chú cũng phải có lời với bọn anh. Bọn anh không thừa cơm mà chạy lông bông khắp nơi tìm chú. Còn nếu không, chú đừng trách bọn anh ác. Chú ở Hà Nội, chú có chân chạy nhưng nhà chú thì không có chân chạy được. Anh sẽ thay mặt anh chú dạy dỗ lại chú. Anh em có thể nể nhau 1, 2 lần. Nhưng dính đến tiền, dính đến miếng cơm manh áo là không nể mãi được đâu…

– Em biết ạ…

Mấy ông anh nói xong cũng dông xe đi thẳng. Nó mới hất hàm quay sang ku em.

– Thôi về chứ hả?

– Em sợ mẹ lắm anh ạ.

– Có bằng sợ mất mạng không? – nó nhếch mép.

– Thôi con ạ. Bu bảo – Bà hàng nước hóng hớt – Bu thấy mày nhìn cũng hiền lành ngoan ngoãn, đừng dây vào chúng nó mà phải tội con ạ. Về bảo bố mẹ trả cho rồi cạch chúng nó ra. Chúng mày nhỏ như con cháu bu mà sao dại thế hả con…

– Nói chung anh nghĩ là bố mẹ dù có đánh chửi, mắng mỏ hay làm gì, thì cũng vẫn muốn điều tốt nhất cho em. Em còn nhỏ, không hiểu được đâu. Nhưng rồi sau này em sẽ hiểu, và sẽ không hối hận vì hôm nay đã về nhà. Nếu em sợ, anh sẽ đi cùng em.

Im lặng một hồi rất lâu, cuối cùng thằng bé cũng hít một hơi thật sau và thở dài.

– Vâng, em sẽ về ạ.

Một dãy biệt thự dài và im ắng bên trong, rợp bóng cây xanh và không hề có một tiếng xe máy nào chạy ở đây ngoài xon wave cà tàng của nó. Khu trong này khác hẳn với chỗ nhà hàng bên ngoài kia. Hoàn toàn yên tĩnh, biệt lập và cách ly. Những căn biệt thự kiểu cách, xa hoa, dù đóng cửa im im và khép mình ở một góc nhưng vẫn như đang mở miệng ngạo nghễ khoe cái sự giàu sang của khổ chủ. Nhà thằng bé nằm ở một góc khuất gần ngã tư. Căn nhà 3 tầng rưỡi bề thế xây kiểu cách tân. Trước nhà bố trí phong thủy bài bản với hòn non bộ, cầu qua hồ cá nhỏ…

Nó thở phào, ít ra chắc chắn là bố mẹ ku cậu có khả năng chi trả, có điều là muốn hay không thôi. Cu cậu đứng tần ngần một lúc khá lâu, rụt rè cứ toan đưa tay lên bấm chuông rồi hạ xuống. Nó lấy hết cam đảm gạt phát thằng bé ra bấm đúng ba hồi chuông dài. Một người phụ nữ tầm trung niên mở cánh cửa gỗ hé mắt ra nhìn, dáng vẻ mệt mỏi nặng nhọc và dò xét. Sau khi thoáng thấy bóng thằng bé, bà ấy hoảng hốt chạy vội ra mở cổng, nhìn trước nhìn sau rồi đẩy vội thằng bé cùng với nó vào nhà, nói nhỏ “vào đi, cứ vất xe đấy, có camera, khu này không có trộm đâu”. Vừa bước chân qua cánh cửa gỗ, bà ấy đã đóng sầm lại mếu máo.

– Giời ơi, cháu ơi là cháu, cháu đi đâu làm gì mấy hôm nay để người ta đến nhà đập phá, bố mẹ sinh bệnh thế này?

– Mẹ cháu đâu, bố cháu đâu? – Thằng bé hốt hoảng.

– Mẹ cháu mấy hôm nay không ăn uống gì rồi, đang truyền nước trên nhà, bố cháu vừa ra ngoài, về ngay bây giờ đây.

Rồi bà ấy lật đật dẫn nó và thằng bé lên tầng, một người đàn bà áng chừng 40, đang nằm trên giường, 1 tay duỗi thằng cắm ống truyền. Một tay vắt lên trán, đang thở đều đều. Bà ấy khẽ lay lay người phụ nữ.

– Cô ơi, cô. Cháu nó về rồi đây này. Không sao rồi cô ơi.

Người phụ nữ nhấc tay ra khỏi trán, ngước ánh mắt mệt mỏi lên, gương mặt xanh xao hốc hác, hai môi trắng nhợt khô khốc khẽ lắp bắp

– Long ơi, con về rồi hả con… – tay người phụ nữ níu lấy tay bà kia – gọi cho anh Phúc ( có lẽ là tên chồng) bảo Long nó về rồi, anh ấy không phải đi tìm nữa. Nhanh lên bác. – Nói rồi nước mắt lăn dài cứ lã chã rơi trên mặt bà ấy.

Thằng Long thấy thế cũng ôm chầm lấy mẹ khóc như mưa. Nó dị ứng với mấy cảnh sướt mướt này nên theo bà giúp việc ra ngoài phòng khách ngồi đợi. Nhìn thoáng qua mấy tấm ảnh gia đình trên tường, chỉ thấy ba người. Người phụ nữ trong ảnh trẻ đẹp, sang trọng chứ không hốc hác và mệt mỏi như nó vừa thấy. Trong chiếc tủ kiểu châu Âu đặt đủ thứ đồ kì lạ nhưng nổi bật và trang trọng nhất là đống bằng khen lồng khung kính ghi tên Nguyễn Bá Long, đủ thứ, từ học sinh giỏi cấp thành phố tới giải sáng tạo của báo gì gì đó. Nó lắc đầu chán nản, nào phải đứa hư hỏng, chơi bời gì cho cam mà giờ như thế này… Cửa nhà sộc mở ra, một người đàn ông dáng tầm 50, đậm người chạy hùng hục vào quát bà giúp việc:
– Nó đâu, thằng Long đâu?
– Nó ở trên nhà chú ơi, chú bình tĩnh, cháu nó về là mừng rồi.. – Bà giúp việc run rẩy.

Ông ấy hồng hộc chạy lên cầu thang, cũng chả buồn nhìn nó một cái, coi như không tồn tại. Chắc sợ có chuyện nên bà giúp việc chạy lên theo. Nó cũng lững thững đi theo vì sợ… ở một mình tầng dưới nhà nó tí kêu mất cái gì đè nó ra bắt đền thì ốm xác. Lên tới nơi chỉ thấy bà giúp việc đừng ngoài cửa nên nó cũng đứng theo, chỉ thấy mấy tiếng thì thào bên trong và khóc rưng rức. Khoảng 15 phút sau thấy bố nó nói:

– Con ra ngoài nói chuyện với bố cho mẹ nghỉ.

– Anh ơi, anh đừng mắng con, nó sợ… – Vẫn tiếng mẹ nó thều thào.

– Em nghỉ đi, dạy con là chuyện của anh.

Tiếng cửa khô khốc mở ra sau đó. Người đàn ông bước ra đầu tiên, sau đó là đứa con mắt đỏ hoe lủi thủi đi sau. Ông ấy đứng chậm rãi lại nhìn nó một lượt từ đầu đến chân, xong nói bằng thứ giọng khinh khỉnh:

– Bác dẫn thằng Long và cậu bạn đây xuống dưới nhà giúp tôi. Tôi xuống ngay.

Nói rồi ông ấy quay lưng bước lên lầu, thằng ku vẫn còn run như cầy sấy và nấc nhẹ. Bà giúp việc dẫn hai đứa nó xuống nhà, pha mỗi đứa một cốc nước chanh. Một lúc sau thì thấy ông kia cầm một cục tiền xuống ném toẹt vào mặt bàn và nói với nó:

– Đây là 50 triệu, cậu đếm lại và bước ra khỏi nhà tôi. Sau này xin nhớ tôi và thằng này không còn liên quan gì đến nhau. Nếu nó có nợ nần chết đường chết chợ ở đâu, đừng tới làm phiền gia đình tôi thêm một lần nào nữa.

– Chắc bác hiểu nhầm…

Nó cười đểu trong bụng nhưng không thái độ ra mặt, vì nó biết nếu gây căng thẳng bây giở chỉ làm mọi chuyện thêm căng thẳng. Làm phúc phải tội, nó cũng đã có một bài học khi phải đối mặt với chuyện này, nên ko muốn phạm sai lầm thêm lần nữa.

– Cháu chỉ đưa Long về đây thôi ạ.

– Anh ấy là anh của bạn con… lúc chúng nó đến tìm con thì anh ấy đã nói chuyện với …chúng nó và bảo con phải về nhà.

Bố thằng bé nghệt mặt ra một lúc rồi nhanh chóng lấy lại tinh thần.

– Cho tôi xin lỗi cậu – Ông ấy rút nhanh ra vài tờ xanh đặt lên bàn – Chỗ này gọi là cảm ơn cậu. Còn mày – Ông ấy ném toẹt đống tiền xuống bàn và nói – Mày cầm lấy chỗ này rồi lên phòng thu dọn đồ đạc, từ nay mày muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, đừng để làm phiền đến tao và gia đình tao. Mày kí cho tao cái giấy xác nhận này, từ nay tao và mày từ nhau, để có đứa nào đến nhà, thì tao còn có cái mà trình ra cho chúng nó.

Im lặng, thằng bé mặt tái mét không nói lên lời, ông bố thì mặt vẫn đỏ phừng phừng như gà chọi. Bà giúp việc len lén nhìn qua kẽ cửa từ phòng ăn. Nó đợi cho mọi người xuôi xuôi một chút mới nhặt mấy tờ tiền lên, nhét lại vào cục và nói.

– Cháu xin phép, cháu chỉ là người ngoài, có thể cháu nói hơi nhiều lời, nhưng mong mọi người thông cảm vì cháu động chạm vào việc không phải của mình, nhưng cũng đã trót đi đến đây rồi, thì cho cháu xin phép được nói. Nhà cháu tuy không giàu, nhưng cũng không thiếu thốn gì nhiều, tiền của bác cháu xin phép được gửi lại. Còn chuyện của bác, cháu không dám tham gia. Nhưng với tư cách như một người anh của Long cháu xin phép được nói. Có thể ngay bây giờ bác đang rất nóng giận, rất bực tức. Cháu cũng hiểu cảm giác của bác, vì ngày xưa vốn cháu cũng không phải đứa ngoan ngoãn gì. Nhưng nếu giá như ngày ấy, cháu có một ông bố nghiêm khắc như bác, giá như gia đình dang rộng vòng tay với cháu hơn thì lúc cháu vấp ngã cháu đã không phải trả giá bằng một quãng thời gian khá dài… Giờ cháu trưởng thành hơn, đã tự lập mới thấy gia đình mới là nơi quan trọng nhất, dù cho bố mẹ có thế nào tất cả cũng là vì mình cả. Long này, giờ bố em đang rất nóng giận, nhưng em phải hiểu đó hoàn toàn là lỗi của em, em không có quyền trách bố mẹ, dù bố mẹ có đánh chửi. Bố mẹ nào sinh ra con cũng khó nhọc nhưng mà nuôi nấng em lên người còn khó gấp vạn. Không bố mẹ nào muốn bỏ con cả. Nếu bây giờ bố em muốn đuổi em, em cứ đi tạm qua ở nhà anh. Nhưng hàng ngày em phải về đây xin lỗi bố, xin lỗi mẹ đến khi bố mẹ chấp nhận tha lỗi cho em thì thôi. Anh chắc chắn không bố mẹ nào muốn từ con, nhưng cũng không bố mẹ nào muốn có một đứa con hư hỏng hết. Em phải hứa là dù thế nào cũng phải xin lỗi bố mẹ bằng được. Bố mẹ em có thể không chỉ có mình em, nhưng em chỉ có một bố mẹ thôi. Hiểu chưa? Thôi em lên sắp đồ đi.

Thắng bé len lén nhìn bố rồi lại nhìn nó, cun cút đi lên nhà. Còn lại nó với ông bố, nó khẽ đẩy cục tiền vế phía ông bố
– Cháu biết chú đang rất giận. Cháu không chơi với em, mà nó chơi thân với em của cháu. Tuy mới gặp em sáng nay, nhưng cháu đoán nó là đứa ngoan. Giờ chỉ là sai lầm nhất thời, nếu gia đình cho nó cơ hội, nó sẽ là bài học với nó mãi mãi, còn không thì chẳng khác gì đẩy nó vào con đường hư hỏng từ đây. Với người lớn, 1 lời nói ra khó bề rút lại. Chú cứ để nó ở nhà cháu một thời gian. Nhà cháu ở trên Minh Khai, mặt đường ,số… Tiền này chú cứ cầm lại, cháu sẽ tạm ứng ra đưa cho bên kia. Vì cháu cũng trót hứa sẽ giải quyết việc này trong ba ngày. Chị gái cháu có nhà hàng ở ngay ngoài kia, cũng gần. Cháu sẽ bắt nó đi làm trả nợ thay vào đó. Coi như là bài học và cũng là trải nghiệm để nó biết kiếm đồng tiền không phải dễ dàng gì. Cháu hy vọng sau một thời gian chú bình tĩnh sẽ nghĩ lại. Con người không ai không vấp ngã.

Lại một lần nữa, căn phòng lại im lặng một cách lạnh lùng…

Thể loại