Truyện sex ở trang web truyensex68.com tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả các truyện sex 18+ ở đây đều chứa nội dung người lớn, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi truy cập vào trang web chúng tôi để đọc truyện.

Phần 8

Vậy là chỉ một mẹ góa là tôi và một con côi 5 tuổi là Ngọc Vượng ở lại đây.

Cô vợ Ba, vợ Tư của chồng tôi cùng 4 đứa con (3 trai, 1 gái) thì xa lắc bên trời Âu. Nhưng thường niên thì hai con gái tôi (Bảo & Khánh) vẫn thay nhau đưa các cháu về thăm bà, thăm mẹ & em.

Mùa hè, tôi báo tin cho Bảo & Khánh rằng 2 mẹ con tôi qua bển thăm gặp là chính, đồng thời tôi có ý định co bớt thị trường và mặt hàng truyền thống trong nước, bỏ hẳn khu vực sinh học, ươm trồng vì đã có Bảo Ngọc rồi. Chỉ giữ lại và phát triển mảng hàng mỹ nghệ.

Một tuần cả ba vợ của chồng tôi và lũ con rất vui vẻ. Cả mấy đứa đều gọi ba người đàn bà là mẹ.

Về nước là tôi thực hiện ngay những ý định đã bàn bạc thống nhất giữa tôi với Bảo & Khánh.

Kinh doanh cả hai nơi đều có hiệu quả.

Ba anh em cu Ngọc Vượng, Ngọc An, Ngọc Khang đều đã vào lớp 1. Ngọc Lộc mới lên 2 & Ngọc Hạnh Phúc vừa qua 1 tuổi. Sinh nhật ba mẹ con tôi – ba cô vợ của bố chúng tôi – cũng như sinh nhật của các con đều được tổ chức vui vẻ, đầm ấm nhưng tất nhiên phải qua mạng Internet.

Xưởng mỹ nghệ của chồng tôi không sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thô mà chỉ là tái chế, hoàn thiện, trang trí bổ xung để tung ra thị trường. Từ khi ông mất thì tôi gặp khó khăn không nhỏ trong việc tìm kiếm các mặt hàng mỹ nghệ thô cho đầu vào. Nên dần càng ít việc, ít thành phẩm đầu ra. Đã có 3 trong số 8 ng có tay nghề cao xin nghỉ việc.

Tôi gửi con 1 tuần nội trú tại trường để đi các tỉnh miền núi tìm nguồn hàng.

Tôi dò hỏi các mối cũ để tìm mặt hàng mới, lạ có thể xuất sang châu Âu cho Bảo và Khánh chào mời.

Cũng chẳng tìm được thứ gì khác với những mặt hàng cũ.

Ngày cuối cùng, tôi dừng chân ở thành phố Pleiku (Gia lai) ghé nhà bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Đang mải mê ngắm nhìn các tác phẩm thủ công rất phong phú và sống động. Thì có chàng trai trẻ chừng xấp xỉ 30 đến đứng cạnh và cùng ngắm nhìn các bức tượng đẽo bằng rìu, bằng dao rất thô nhám nhưng rất đẹp. Tôi tự nói với mình: “Có những thứ này trong tay và thêm 1, 2 thợ xịn nữa thì… Ước gì…”. Chàng trai vỗ nhẹ vào vai tôi. Tôi quay ra, một chàng trai to khỏe nhưng đen nhẻm vì nắng gió. Một giọng Bắc pha tiếng Quảng lơ lớ:

– Con chào cô! Cho con hỏi cô có nhu cầu tìm mua những bức tượng gỗ mỹ nghệ ạ? Con có mấy bức mẫu, cô xem giùm con…

Tôi chau mày. Ủa! Mình già lắm rồi ư mà cậu ta gọi cô xưng con vậy?

– Ừ! Tôi ghé qua đây chút xíu để tham quan thôi. À! Mà cậu nói cậu có bức tượng hả? Đâu? Cho tôi coi…

Chàng thanh niên mở cái túi vải đeo sau lưng và lôi ra hai bọc giấy bọc nhựa mở ra. Một mùi hương quế thoang thoảng, nồng nàn thơm ngọt tỏa ra. Tôi hít hà thấy nhẹ cả người.

Một bức hình một cô gái Tây nguyên mang gùi trên lưng. Hoa văn của khăn, của áo, của váy rất rõ nét và cực đẹp. Bức kia là một chàng trai đóng khố đang gõ cồng chiêng. Cũng đẹp như bức tượng cô gái.

– Tượng này cậu mua ở đâu đấy? Cho tôi địa chỉ nơi sản xuất được không? Tôi rất thích và muốn…
– Dạ! Nhà con ở Bắc Trà My, rảnh thì con mời cô qua nhà. Cô ưng thì nhà con cung cấp cho cô. Toàn tượng bằng gỗ quế, gỗ trầm thôi cô…
– Ừ! Mà này cậu, giờ tôi về Đà Nẵng cậu có về cùng không? Qua Trà My tôi ghé qua nhà cậu coi cho biết…
– Dạ được!

Thế là tôi thuê Taxi đi cho nhanh, kịp tối về tới Đà Nẵng.

Dọc đường, qua câu chuyện xởi lởi giữa tôi và cậu.

Tôi biết cậu 27 tuổi, quê ở Thị trấn Trà My bắc, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp ở Sài Gòn 3 năm trước. Giờ về nhà mở xưởng mộc và chế tác tượng theo yêu cầu.

Tôi nhẩm ra cậu ta chỉ hơn con gái lớn của tôi 1 tuổi. Gọi tôi là cô xưng con cũng phải. Nhưng… tôi không thích.

Tôi hỏi:

– Thế sao em không làm ở các cơ sở văn hóa của Nhà nước mà làm tư cho cực?
– Dạ! Gò bó lắm… chị!

Một tư cách ưa phóng khoáng của người dân vùng núi đại ngàn đây mà, tôi thầm nghĩ.

Tới nhà cậu, câu kêu to:

– Bố ơi! Nhà có khách ạ!

Một ông già lụ khụ, chống batoong ra gật đầu chào tôi.

– Cháu chào bác ạ! Cháu tới thăm bác và muốn tìm hiểu công việc của con trai bác để xem có thể mua các sản phẩm của…
– Thịnh. Tên em nó là Thịnh, cô ạ. Nó cứ làm vì ham thích nghệ thuật chứ chả kinh doanh. Ai biết thì tìm đến, ưng thì mua. Mấy nay không có nhiều người mua nên nó mang mẫu đi chào ở khắp nơi.

Ông rót nước mời tôi. Thấy tôi cứ thỉnh thoảng lại liếc đồng hồ vẻ sốt ruột.

Ông gọi to:

– Thịnh ơi!

Cậu ta chạy lên, tay cầm mấy mẫu vật. Tôi ngắm kỹ từng cái và đưa lên mũi ngửi. Tất cả đều hương quế. Tôi bảo:

– Tôi mua trước mấy mẫu này để cầm về.

Tôi sẽ sớm liên hệ với cậu sau nhé. Tôi vội về kẻo muộn, trời sắp vào mùa mưa rồi.

Tôi hỏi giá. Cậu ta gãi đầu:

– Chị cứ trả theo giá trị thực mà chị định giá thôi. Em chỉ lấy thị trường làm basise (cơ sở) giá.

Tôi quá hiểu giá trị của những bức tượng và tranh khắc này. Ngoài giá trị lao động, giá trị nghệ thuật ra còn cái giá của nguyên liệu là không hề thấp. 4 bức tượng và phù điêu tôi trả 10 triệu và xin số tài khoản của cậu ta để thanh toán theo hình thức chuyển khoản. Tôi đọc thấy tên người thụ hưởng là Trần Phú Thịnh. Số TK xxxxx76. Ngân hàng MB, chi nhánh Bắc Trà My.

Ngồi nói chuyện với ông bố của Thịnh. Tôi biết ông là CCB, cựu SQ hàm Đại tá nghỉ hưu, ông bị nhiễm dioxin thời chiến tranh nên vợ ông sinh mấy lần nhưng không giữ được đứa con nào. Em gái ông làm ở bệnh viện xin một đứa trẻ sơ sinh cho anh chị nuôi. Đó là Thịnh. Bà vợ ông mất khi Thịnh 14 tuổi. Một mình ông nuôi con, có sự giúp đỡ không nhỏ từ vợ chồng cô em gái. Em rể ông chính là người bạn chiến đấu cùng tiểu đội trinh sát của Sư đoàn 2 nổi tiếng ở chiến trường khu 5…

Tôi đứng dậy thắp nén nhang trên bàn thờ. Một bức ảnh tạc bằng gỗ hình một người phụ nữ. Một bức ảnh đen trắng đã loang lổ, không rõ nét hình một anh bộ đội bên một cô gái cũng là bộ đội.

– Đó là em gái và em rể tôi đấy. Chụp từ hồi mới giải phóng. Giờ cô chú ấy cũng mất cả rồi. Có đứa con gái thì lấy chồng Úc, giờ sống bên đó. Ở lại chỉ còn 2 bố con tôi… Nay tôi xấp xỉ 90 rồi cô ạ! Sống nay, chết mai, chỉ mong con có vợ mà nó cứ…

Ông giơ tay cầm khăn chấm nước mắt.

– Kìa bố!

Tôi thấy ngậm ngùi xót xa trước tình cảnh hai bố con ông.

Tôi về nhà liền gửi ngay mấy bức tượng sang cho 2 con rồi lại lao vào làm việc mong hồi phục lại sự phát triển kinh doanh như trước đây.

3 mẹ con vẫn gọi điện qua zalo video thường xuyên. Lũ trẻ thích lắm.

Bảo Ngọc báo tin những đồ mỹ nghệ đang có nhiều khách hàng quan tâm và cần thêm nhiều hàng hơn và đa dạng hơn về mẫu mã, chất liệu thì đa phần khách hàng thích sản phẩm từ chất liệu gỗ tự nhiên, không sơn màu.

Tôi cuống lên gọi các bạn hàng cũ để họ cung cấp, cải tiến mẫu hàng. Nhưng ở vào tình cảnh chung thì mọi nơi đều khó đáp ứng yêu cầu của tôi.

Đêm nằm nghĩ mọi cách, mọi đường mà vẫn thấy bế tắc. Chợt tôi nhớ tới Thịnh và các sản phẩm gỗ của cậu ta. Tôi bật dậy, lấy điện thoại gọi cho Thịnh. Chợt nghĩ ra giờ mới quá nửa đêm. Lại làm phiền người khác rồi! Tôi ngắt máy và nằm chờ giấc ngủ tới nhanh hơn vì mấy hôm nay mệt mỏi lắm bởi mất ngủ. Tôi sang phòng con, ôm cu Vượng vào lòng và lịm đi trong giấc ngủ vùi.

Đưa con sang lớp, vừa về tới nhà thì chuông điện thoại reo. Tôi cầm máy nhìn tên người gọi: THỊNH TRÀ MY.

– Alo…
– Chị ạ! Hôm qua chị gọi nhưng em ngủ say quá vả lại máy để ở ngoài. Sáng nay bố em nhắc, em mới biết và giờ gọi lại. Có việc chi không chị?
– À! Chỉ muốn hỏi là hiện nay em còn nhiều hàng không? Mang xuống Đà Nẵng ngay cho chị. Chị đang cần gấp. Và cho chị gửi lời thăm bố em nhé! Chị nhắn địa chỉ cho em.
– Dạ chị!

Hôm sau, Thịnh tìm tới nhà tôi với cái gùi chất đầy hàng trên vai. Đầu mùa mưa, buổi sáng tiết trời se lạnh. Chắc cậu ta đi đường vất vả lắm. Tôi pha nước chanh đá đưa cho cậu:

– Uống đi em, cho mát. Để chị coi hàng xem nào…
– Dạ! Còn có bấy nhiêu thôi chị. Em phải… vay của khách hàng khác để gom cho chị đấy.

Tôi hài lòng lắm! Những bức tượng gỗ quế, gỗ lát hoa… bóng bẩy, tinh vi và thơm mùi gỗ. Có hai bức còn thô những vết dao, vết rìu…

– Hai bức này em chưa kịp hoàn thiện…
– Không sao. Chị cứ gửi sang đó xem… Biết đâu…
– Dạ chị!

Tôi thanh toán tiền cho cậu qua tài khoản có phần cao hơn. Thấy cậu ta ái ngại, tôi bảo:

– Chị thêm chút để biếu bố em thôi mà!

Tôi mời cơm và tiễn cậu ta ra xe kẻo sợ tối mới về đến nhà. Vả lại, ông già có một mình…

2 tháng sau, Khánh Ngọc báo tin chào hàng món đồ tôi gửi sang rất thành công. Mọi khách hàng đều ưng ý lắm. Kể cả 2 bức tượng thô.

– Họ muốn đặt hàng ngay, mẹ ạ! Nhưng chị em con còn hỏi ý kiến mẹ xem khả năng cung ứng thế nào đã, mẹ yêu ạ! Chúng con yêu và nhớ mẹ lắm lắm, nhiều nhiều.
– Mẹ nào? – Tôi trêu vui – Cô Ba, cô Tư với chị Hai chứ.

Áng chừng 2 tháng qua, đủ thời gian để Thịnh có thêm hàng. Tôi gọi Thịnh. Máy ngắt, không tín hiệu.

Rồi một lần (thứ bao nhiêu thì tôi không đếm xuể) đầu máy bên kia Thịnh nghe máy.

Câu đầu tiên, với giọng trầm buồn, uể oải, Thịnh báo tin:

– Bố em mất rồi, chị ạ. Vừa qua 100 ngày. Em buồn đến thúi ruột, chẳng muốn làm gì…

Tôi không nói được câu nào vì xốc với tin này, đột ngột quá…

Tôi dắt theo con, bắt taxi lên Trà My Bắc ngay.

Tới nhà Thịnh thì đã xế chiều. Tôi bày hương hoa đồ lễ lên bàn thờ và bái lạy. Cả Thịnh và cu Vượng cũng đứng bên cạnh và cùng vái.

Xong, tôi giục Thịnh ra viếng mộ ông. Chút ngần ngừ nhưng do tôi giục nên Thịnh cũng đưa mẹ con tôi ra nghĩa địa. Mộ ông táng cạnh mộ bà. Những bó hoa vẫn tươi và hai bát nhang còn cắm đầy chân nhang cũ, mới.

Trên bia mộ của ông gắn tấm bia bằng gỗ lim đen còn mới, khắc chìm. Tôi đọc thấy hàng chữ: PHẦN MỘ CỤ ÔNG TRẦN PHÚ QUANG, MẤT NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2000, THỌ 86 TUỔI. Trên ngôi mộ bên cạnh cũng gắn tấm bia, cũng bằng gỗ lim đen đã cũ nhưng còn nguyên chắc qua mưa nắng, thời gian. Tấm bia ghi: PHẦN MỘ CỤ BÀ LÊ THỊ NGÁT, MẤT NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 1988, THỌ 72 TUỔI.

Vậy là hai cụ mất cùng ngày.

Tối đó, vì đã muộn, tôi ngỏ ý muốn ở lại để mai xuôi về Đà Nẵng. Tôi hỏi tìm nhà nghỉ nhưng Thịnh bảo: “Ở đây không như dưới xuôi đâu chị. Không có dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ hay khách sạn đâu. Chị và cháu cứ nghỉ tạm ở nhà em vậy nhé”. Cũng chả kịp nghĩ khác, tôi gật đầu đồng ý.

Cũng chẳng hiểu sao tôi ngủ ngon lành ở nơi xa lạ và không hề thấy ớn lạnh trong ngôi nhà mới có tang hơn 3 tháng trời.

Hôm sau, Thịnh đưa tôi xuống ngôi lán lợp tôn nhựa trong mé dưới nhà. Mở cửa, tôi nhìn quanh chẳng thấy máy móc gì. Chỉ toàn cưa, đục các kiểu dáng và 1 thứ duy nhất “công nghiệp hóa” là cá máy khoan cầm tay với vô số đá mài vứt lăn lóc trên bàn cùng mấy pho tượng nhỏ mới chuốt thô.

Thịnh lấy từ trên giá xuống bày ra bàn mấy bức tranh gỗ, tượng gỗ đã hoàn thiện, trơn nhẵn và rõ nét được bọc kín bằng màng nilon.

– Bọc lại để giữ hương gỗ đấy, chị ạ.

Tôi hỏi:

– Sao mái lán không lợp bằng tôn lạnh hay bằng thứ khác cho mát? Lợp bằng mái nhựa trong thế này thì nắng chết…

Thịnh cười:

– Phải có nắng, chị ạ! Gỗ phải để dưới nắng cho khô nỏ mới dậy mùi, mọi việc phải thao tác dưới nắng mới thấy đủ góc, hướng và nét bóng của sản phẩm. Em toàn phải đứng dưới nắng để làm đấy…

Tôi ngạc nhiên, thốt lên:

– Thế á? Chả trách mà…

Tôi bỏ lửng câu nói và giữ lại để khỏi buột miệng rằng: “Hèn chi da em đen cháy…”.

Tôi đề nghị:

– Thịnh xuống Đà Nẵng làm cùng chị đi. Chị có đủ nhà xưởng, máy móc cho em chế tác…
– Nhưng…
– Không nhưng gì sất và đừng lo. Em muốn về đây lúc nào cũng được. Vì mộ phần bố mẹ cần chăm sóc và đất nhà không thể để hoang. Về xuôi với chị nhé!?
– Dạ! Chị để em suy nghĩ rồi trả lời chị sau ạ!

Quá trưa thì hai mẹ con tôi kêu Taxi về mang theo mấy món đồ mỹ nghệ của Thịnh sau khi đã thanh toán có phần hậu hĩnh.

Tôi chờ! Sốt ruột chờ tin của Thịnh. Rồi càng nóng ruột khi cô Ba, cô Tư hối thúc chị Hai hàng tuần…

Thể loại