Nằm phía cuối khu nhà lầu sang trọng là một con hẻm nhỏ, quanh co ra đến tận bờ sông dưới chân cầu. Nơi đây chẳng biết từ bao giờ đã được đặt cho một cái tên gọi đã toát lên hết ý nghĩa của nó, xóm Đáy. Khu lao động nằm gần như cách biệt trong con hẻm ngoằn ngoèo. Những căn nhà lụp xụp nằm san sát nhau, là nơi trú ngụ của những gia đình đông đúc thành viên. Có nhiều người chỉ là người thuê trọ từ những miền xa đến đây.
Gần cuối con hẻm sát bờ sông là một ngôi nhà gỗ có gác, khá rộng. Chủ nhân ngôi nhà này là của một gia đình ba mẹ con. Thịnh nằm một mình trên căn gác, gió ngoài sông thổi từ phía sau nhà thẳng lên đây mang cái mát dịu của những ngày trời Sài Gòn se se lạnh. Nó đã về nơi này cũng ngót nghét 4 tháng rồi. Căn gác là nơi ở của cả 4 người, ba mẹ nó cùng với nó và một đứa em gái học lớp 4.
Kể cũng xem như đây là một bước thụt lùi của gia đình nó. Ba mẹ nó kinh doanh làm ăn thất bại, ngôi nhà 3 tầng khang trang của gia đình nó đã phải bán đổ bán tháo để trả nợ cho người ta. Còn dư lại một chút vốn liếng ít ỏi, ba mẹ nó thuê một gian hàng ngoài bìa chợ để buôn bán quần áo “si – đa” theo kinh nghiệm dẫn dắt của một người quen lâu năm của mẹ nó.
Vào những năm cuối thập niên 80, và đầu thập niên 90 là thời kỳ hưng thịnh của những người buôn bán mặt hàng này. Nghe đến hai chữ si – đa, một căn bệnh thế kỷ ghê gớm trong mắt nhiều người. Nhưng quần áo “si – đa” không có gì liên quan đến căn bệnh đó. Đồ “si – đa” (nhiều nơi gọi là đồ xi hay đồ second – hand) là tên gọi chỉ những thùng quần áo cũ được một tổ chức nhân đạo của Thụy Điển mang tên Sida mang viện trợ cho các nước nghèo, gặp thiên tai đói kém. Đó có thể những quần áo cũ, cũng có thể là những quần áo mới hoàn toàn còn đầy đủ niêm mạc lủng lẳn với giá tiền hẳn hoi. Toàn bộ những thứ này đã được quyên góp cho từ thiện, rồi không biết bằng cách nào đó các tay lái buôn đưa về nước bán lại cho những người như ba mẹ của Thịnh.
Nguồn hàng chủ yếu từ Campuchia được những tay buôn đầu nậu đưa về qua biên giới với những kiện hàng quần áo to lớn. Từ đây, nhiều người buôn bán lẻ sẽ đến lấy hàng. Có người sẽ hốt trọn từng kiện như vậy với giá theo kiểu sỉ khá rẻ. Tuy nhiên theo những gì mà nó nghe được từ ba mẹ mình, mua đồ si – đa theo kiện như vậy cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi lẽ trong một kiện hàng đóng kín thế kia, có thể quần áo bên trong không được mới hay đẹp hợp thị hiếu của đại bộ phần khách mua. Lợi thế duy nhất chính là giá rẻ, may mắn trúng được kiện hàng đẹp thì vô mánh lớn với tiền lời to.
Ba mẹ Thịnh không chọn cách mua nguyên cả kiện hàng như vậy. Họ chọn mua hàng lựa nước nhất, tức là khi khui kiện hàng ra và người đầu tiên lựa chọn thì đó chính là hàng nước nhất. Ba mẹ nó ngồi hàng giờ đồng hồ, có khi cả buổi chỉ để tranh với nhiều người khác, và sau đó là thời gian dành để tuyển chọn tận tay tận mắt từng cái áo cái quần theo đúng như ý mình. Hàng nước nhất luôn có giá cao nhất, nhưng chắc chắn sẽ không hề lo sợ bán không được giá tốt.
Có một sự thật rõ ràng với những người khách mua, quần áo si – đa chưa bao giờ là đồ giá rẻ. Thú chơi với người thích mua và mặc đồ si – đa chính là tính độc – lạ của những cái áo cái quần “không hề đụng hàng”. Thỉnh thoảng sau giờ học, Thịnh ra thẳng ngoài chợ phụ ba mẹ nó buôn bán. Tận mặt nó chứng kiến không ít người khách thân quen bỏ hàng giờ đồng hồ để tìm kiếm, săm soi và mặc thử lên người những “siêu phẩm” nào đó. Những người chơi đó chưa bao giờ bị mang tâm lý “mặc cảm” như mua hàng xôn, hàng sale off. Không ít khách hàng mua đồ si – đa đi chung với bạn bè, hoặc người thân để tư vấn hay giới thiệu cho nhau, rồi thậm chí vui vẻ khoe khoang về nguồn gốc quần áo của mình để nhận được những lời trầm trồ từ phía người đối diện.
Và ba mẹ nó thuê căn giá này để làm nơi tá túc cho cả gia đình nó. Thịnh nhớ ngôi nhà xưa, nó có riêng hẳn một căn phòng trên lầu 2 đủ rộng rãi cho một chiếc giường, bàn học mà vẫn còn có đủ chỗ để bày biện một hồ cá kha khá. Những lúc sau giờ học, về nhà, nó ngồi ngắm nghía những con cá ông tiên, hay những con hồng kim, hắc lũy lượn lờ bơi thong thả trong hồ. Còn bây giờ trong căn gác ọp ẹp mỗi khi có người bước đi, trần mái nhà lợp tôn không cao lắm nên luôn hừng hực hơi nóng vào những buổi trưa rực nắng. May mắn thay sàn gỗ mát rượi cùng với những cơn gió thổi từ ngoài sông vào. Thịnh thường ví von chúng là những cơn gió “cao nguyên”, mang cái mát lạnh của vùng đất Đà Lạt mà trước kia nó từng được đi du lịch cùng với ba mẹ và cô em gái.
Có tiếng bước chân người đi lên cầu thang gỗ, nó vẫn không buồn ngồi dậy. Bởi lẽ nó biết chính xác đó là người nào. Vừa tức thì một giọng kêu nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng trong không gian buổi trưa yên tĩnh.
– Anh Thịnh ơi!
Giọng cô bé Phương, con gái lớn của bà chủ nhà, nhỏ thua Thịnh 2 tuổi. Năm này Phương học lớp 10, cùng một trường với nó. Từ lúc gia đình nó về ở đây, Phương thường hay lên gác tìm cách trò chuyện, có khi đem lên vài cái kẹo dừa, hoặc một phong bánh đậu xanh… Đặc biệt khi biết Thịnh là một học sinh giỏi lớp 12 chuyên khối A thì sự quan tâm càng đặc biệt hơn. Rồi cũng không ít lần, Thịnh giảng bài Toán cho Phương. Căn gác gỗ không còn tĩnh lặng nữa, thay vào đó là giọng nói êm ái cùng với tiếng cười giòn tan của cô bé.
Vẫn nhìn thẳng lên mái tôn, Thịnh cất tiếng hỏi ngay.
– Hôm nay không hiểu bài thầy giảng ở trường phải không?
– Anh này, làm như… lúc nào em cũng dốt vậy hả?
– Không phải. Anh chỉ tưởng em nhờ…
– Không có đâu nha. Chẳng lẽ em lên đây chỉ có việc nhờ anh giảng bài hay sao? Cứ hiểu xấu… cho em không à…
Đôi môi Phương dẫu lên, phụng phịu nét dỗi hờn nhưng cũng thật tinh nghịch. Tay cô bé chìa ra, đi kèm giọng nói nhẹ nhàng.
– Em có món này cho anh nè!
Không cần phải đến lúc này Thịnh mới biết thứ gì trong tay Phương. Chính mùi thơm đã xộc thẳng vô lỗ mũi khá thính của nó từ lúc cô bé bước lên cầu thang.
– Anh ăn đi cho nóng.
Như sực nhớ ra điều gì, Thịnh ngóc đầu nhìn cô bé vừa đặt người ngồi xuống sàn.
– Sao chiều nay em không đi học?
– Em học có hai tiết đầu thôi à, hai tiết sau được nghỉ vì cô Văn bị bệnh đột xuất.
– À! Tưởng em cúp học chứ.
– Anh này, sao lúc nào cũng nghĩ xấu… cho người ta hết trơn.
Ngồi tựa lưng vào cái tủ quần áo gần đó, Phương lên giọng.
– Mà anh cũng cúp học hén.
– Gì mà cúp? Anh không có như nhỏ đâu nghe chưa nhỏ.
– Chứ sao chiều nay anh còn nằm nhà? À mà em lớn rồi đó nghen, nữ sinh lớp 10 à chứ không phải nhỏ nữa đâu mà cứ kêu nhỏ hoài à.
– Nhỏ… à quên, em quên là hôm nay thứ năm sao? Anh chỉ có hai tiết Hóa cuối thôi.
– Ừ hén, em quên. Nhưng sao anh không đi học đi? Gần 4h chiều rồi?
– Thầy Hóa có việc riêng nên nghỉ, đã thông báo từ hôm qua rồi.
Giật mình khi thấy chén phá lấu nguội dần đi, Phương hấp tấp giục Thịnh liên hồi.
– Trời, nguội mất tiêu rồi nè!
Lồm cồm ngồi dậy ngay ngắn, nó đưa tay cầm chén phá lấu thơm lừng. Đây chính là món ăn khoái khẩu của Thịnh từ lâu. Nhưng nó chỉ ăn ở bên ngoài, dù thường nghe mẹ hay căn dặn nó với đứa em gái tuyệt đối không được ăn món này. Vì người ta làm món ăn này không được vệ sinh cho lắm, và thêm một phần nữa là từ lòng heo vốn dĩ là một thứ cũng không được sạch sẽ.
Khi biết được món ưa thích của nó, Phương thỉnh thoảng hay mua về cho nó lắm. Một cách đền đáp lại những lần mà Thịnh giảng bài Toán cho cô bé, môn học khá yếu của Phương. Cũng nhờ có Thịnh, bây giờ môn Toán không còn là môn học đáng ghét đối với cô bé nữa. Cầm ổ bánh mì xé ra một miếng nhỏ, chấm vào chén phá lấu rồi đưa lên miệng nhai nhóp nhép, Thịnh lí nhí.
– Ngon quá!
– Hihi em mua mà, sao không ngon được!
Phương láu lỉnh vừa đắc chí vô cùng. Thịnh ăn một cách ngon lành, vì trưa nay nó chưa hề ăn gì trong bụng. Đi học về đến nhà cũng gần 12h trưa, đồ ăn đậy để sẵn trên bàn nhưng chưa có cơm. Sẵn trong người hơi mệt, nó lười biếng nên nằm lì luôn cho đến bây giờ.
– Trưa nay anh không ăn cơm hả?
– Ừ.
– Đúng là… con trai… làm biếng ghê.
Được dịp lên mặt, cô bé vừa nói vừa kéo dài miệng gần cả cây số. Đặt chén phá lấu đã hết sạch sành sanh, Thịnh đưa tay chùi vội hai mép.
– Cảm ơn nhỏ! Anh biết thế nào cũng có… đồ ăn của nhỏ mang về.
– Xạo quá chừng không chớp mắt luôn kìa? Nếu hôm nay em không nghỉ học thì làm gì có chứ?
– Nhưng anh biết mới hay, đúng hông?
Vừa lúc đó, tiếng xe máy quen thuộc dừng lại ngay trước cửa nhà. Phương vội vàng chạy ngay xuống cầu thang, giọng vọng ngược lại.
– Mẹ em về rồi!
Đứng lấp ló trên ban công căn gác nhìn xuống, Thịnh thấy cô Chinh – bà chủ nhà và là mẹ của Phương vừa dắt chiếc cub 86 vào nhà. Vào thời điểm đó, chiếc cub 86 là cả một mơ ước của rất nhiều gia đình. Cô Chinh ăn mặc rất moden. Quần jean lửng ngang tầm đầu gối, phía trên diện áo thun bó sát ngắn ngang tầm trên thắt lưng, để hở một khoảng da thịt gần vùng rốn.
Nó không biết tuổi chính xác của cô, chỉ nghe đâu cô tầm khoảng 41 hay 42 gì đó mà thôi. Tuy nhiên với ngoại hình, vóc dáng của cô Chinh đi cùng cách trưng diện kia thì chẳng ai có thể đoán ra được tuổi cô hết. Họ chỉ có thể ước chừng đâu đó cô khoảng 35 tuổi. Cô có nước da không trắng cũng không đen, đặc thù của phụ nữ Sài Gòn vào những năm đó khi nền kinh tế đất nước hãy còn nhiều khó khăn.
Dáng người chắc, mái tóc hơi quăn về phía gần vai, môi tô son đỏ quyến rũ. Một điểm đặc biệt nhất của cô Chinh, mà Thịnh vô cùng ấn tượng, đó chính là mùi nước hoa của cô sử dụng. Với một anh chàng lứa tuổi như nó, chưa biết nhiều về đặc trưng mùi hương của các dòng nước hoa, thì đó là nét lôi cuốn từ xa của cô Chinh mỗi khi cô xuất hiện ở trong nhà.
Chẳng ai biết được công việc chính của cô là gì, chỉ phong phanh nghe ba mẹ nó nói chuyện với nhau, hoặc qua vài người hàng xóm gần nhà thì cô làm bếp cho một nhà hàng sang trọng ở trung tâm thành phố. Mỗi tuần, cô thường về nhà vào chiều thứ năm. Chỉ ở lại nhà với hai đứa con gái của cô được một vài ngày mà thôi, có khi thì chiều thứ 6 đi lại, còn lâu lâu thì đến sáng thứ 7 cô cũng rời khỏi nhà.
Thịnh đi vào nhà, lôi sách vở ra làm bài tập. Đồng hồ trên tường cũng gần 5 giờ chiều, ba mẹ nó sắp dọn về rồi. Nhanh chóng mở xô đựng gạo đong đổ vào nồi rồi đi xuống tầng dưới ở sau hè nhà vo gạo. Tiếng ríu rít của Phương với mẹ ở trong phòng vọng qua khe ván hở vang ra ngoài, cô bé chỉ có thể quấn quýt lấy mẹ vào dịp hiếm hoi trong một tuần như vậy.
Cũng vừa lúc tiếng líu lo như chim sáo của hai cô bé ngay vào sân trước. Em gái Thịnh cùng cô em gái của Phương tan học về, cả hai đứa nó cùng học chung lớp 4 ở ngôi trường cấp 1 và 2 nằm không xa khu xóm Đáy này lắm. Với một đứa trẻ cấp 1 như em gái Thịnh, chuyện gia đình nó sa sút không khiến cô bé đánh mất đi được sự hồn nhiên và ngây thơ trên gương mặt đáng yêu. Nhưng với nó, một đứa học sinh cấp 3 đã bắt đầu biết thổn thức, biết so sánh cùng bè bạn thì thật đây là một điều rất khủng khiếp.
Đã gần nửa năm kể từ khi chuyển về đây, nó giấu hết tất cả bạn bè không có đứa bạn nào có thể biết được chỗ ở mới này của gia đình nó. Duy nhất một thằng bạn chí thân mà thôi, là được nó tiết lộ bí mật “xấu xí” này. Nó cảm giác mọi thứ xám xịt lại, trở nên lầm lì hơn. Trong mắt nhiều người, thì đó là triệu chứng của một thằng con trai đang tuổi dậy thì. Nhưng với nó thì lại khác, nó đang cố chui vào trong một cái kén, hạn chế các cuộc vui của chúng bạn. Mới đầu nhiều đứa trong lớp cũng thắc mắc, nhưng cuối cùng rồi mọi sự quan tâm dành cho nó cũng nhạt dần. Bây giờ nó thấy thoải mái hơn trong lớp vỏ mới, đến lớp ngồi học, hết giờ thì về thẳng nhà không la cà đâu nữa. Cuộc sống đang dần trôi theo hướng tẻ nhạt đến vô vị.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24