Lúc này thì bạn quên mình đi nhé, mình hết việc trong chuyện này rồi, còn lại mình sẽ kể bằng ngôi thứ 3 để câu chuyện được sinh động.
Trưa thứ 3 thì Mẫn đích thân dẫn con bé đi đăng ký học ở trung tâm, do đã có nhắn nhủ trước, thủ tục làm cực kỳ gọn, chỉ cần căn cước của con bé là xong việc. Xong rồi ổng bàn giao cho con bé cái xe đạp, chỉ đường cho nó tự đi mua văn phòng phẩm, áo dài cũng chỉ chỗ cho con bé tự đi. Công bằng mà nói thì lão rất tâm lý khoản này, Tiến Sĩ Phẫu Thuật Thần Kinh có khác, lão tự để con bé đi mua đồ, đi may đồ nhưng hướng dẫn rất tận tình, thái độ lúc xa lúc gần làm con bé vừa kính vừa sợ, nhưng tuyệt nhiên không thân mật với con bé dù chỉ một chút. Với một số đứa may mắn khác được tài trợ để ở cho nhà có đủ tụ, lão cũng duy trì thái độ tử tế nhưng tuyệt nhiên không nhiệt tình như con bé, và tất nhiên là không chi tiền.
Việc nhập học của con bé Diệu diễn ra thuận lợi. Con bé quả nhiên học rất giỏi, gần như giáo viên trong trường không thể trả lời nổi mớ câu hỏi của con bé, nhưng nếu chỉ có thông minh mà không được dìu dắt đúng cách thì còn lâu mới đậu nổi bác sĩ của Đại Học Y Dược TP. HCM, vốn khét tiếng gần xa về chuyện 9 điểm 1 môn còn rụng càng. Vì vậy, lão Mẫn trở thành nơi để con bé bám vào mà hỏi, lão quả nhiên hấp thụ bài học của thằng T. Mập theo ý nghĩa mà T. Mập còn không hiểu nổi, này nhé, lão tuyệt nhiên không mua sách tặng, nhưng lão mua… sách cũ hay kêu đám đệ tử đưa rồi cho mượn, mượn xong phải trả và viết một bài luận ngắn giới thiệu nội dung trong sách. Đồ dùng học tập thì thỉnh thoảng lão thấy con bé thiếu gì là tặng, hên là con nhỏ nghèo quá lại ngu ngơ, đưa gì lấy đó chứ nó mà biết coi hiệu thì dám ngất xỉu với lão già lắm, viết lông kim với chì bấm tặng con nhà nghèo mà lão dám mua Parker, thước thì Montblanc, cặp… Samsonite! Rốt cuộc món bèo nhất trong cặp con nhỏ chắc có cái máy tính Casio! Ngoài ra, lão thỉnh thoảng sẽ kiểm tra bài bất chợt của con bé, đương nhiên những chỗ lão kiểm tra thì chắc chắn là kiến thức trọng tâm của chương trình đại học. Nhiều kiến thức lão truyền cho con nhỏ làm cả thầy cô trong trường còn trố mắt ra chứ đám bạn học thì miễn bàn.
“Thầy ơi, con cảm ơn thầy, thầy giúp con quá chừng” – con bé rụt rè nói trong một buổi chiều qua trả sách.
“Giúp con thì học cho đàng hoàng, ráng đậu bác sĩ” – lão ngước lên nhìn rồi lại cúi xuống đọc sách tiếp, thủng thẳng nói.
“Thầy ơi, mẹ con con mang ơn thầy, mẹ con có nấu sẵn hủ tíu mời thầy” – con bé chạy về phòng rồi cầm qua.
“Ừ, để trên bàn cho thầy đi” – lão gật đầu xong phẩy tay cho con nhỏ đi ra.
Bạn đọc sẽ cảm thấy lão này thật là biết cách kiềm chế, hay lão liệt dương rồi nên mới để con nhỏ lượn lờ cả 3 tháng trời trước mặt mà không làm gì. Thực sự là lão muốn, nhưng cũng như thằng tác giả hay bất cứ thằng nào đã học xong tiến sĩ, Mẫn cực kỳ lý trí và tự chủ bản thân. Lão lập ra một quy trình cua gái hẳn hoi, với các dấu hiệu nào thì phải làm bước nào, và lão theo quy trình cực kỳ sát, tuyệt không có màn nứng sảng hay nôn nóng quá phá bước, 30 năm trong ngành phẫu thuật dạy cho lão sai 1 ly, đi luôn 1 mạng quá nhiều rồi. Thêm vào cái tính trịch thượng đã thành bản chất chứ không phải chỉ là thói quen nữa, bạn đọc vô mấy bệnh viện thì biết, y tá hay điều dưỡng, thậm chí là cán bộ trong bệnh viện mà gặp bác sĩ thì phải gập người xuống, khoanh tay thưa Bác cực kỳ cung kính, ra chào, vô chào, đụng mặt là chào, Bác là trời, là chân lý, là lẽ sống của cái bệnh viện, nên rốt cuộc lão có thương con nhỏ hay thèm con nhỏ, thì cái cuối cùng không phải là con Diệu dạng háng ra, mà là nó trở thành một con bé phụ thuộc lão 100%, nghe lệnh răm rắp, vừa là tình nhân vừa là thuộc hạ, tuyệt đối không có ý định để con bé ngang hàng với lão, mục đích vĩ đại vậy đó!
Quãng gần Tết, con bé đang vui vẻ kể cho lão nghe là nó tiết kiệm được chừng vài trăm từ tiền trợ cấp hàng tháng, nên muốn về nhà mua gì đó cho mẹ, lão lắc đầu, con nhỏ nhìn lão khó hiểu thì lão thủng thẳng móc bóp ra 5 triệu:
“Con lấy tiền mua cho mẹ bộ đồ Tết, còn lại thì mua đồ ăn cho mẹ có dinh dưỡng chút xíu, rồi mua quần áo gì cho con đi”.
“Thầy!!!” – Con nhỏ như hét lên, cả đời nó làm gì thấy được 5 triệu – “con… con không nhận được đâu, con… con”.
“Nhận đi, mẹ con khỏe thì con mới yên tâm đi học tiếp được, coi như thầy cho mượn, khi nào có tiền thì thầy trả” – lão ngồi nhai khô bò nhồm nhoàm.
“Để con hỏi mẹ” – con bé ngước lên nhìn lão.
“Không, cầm đi, đem về đưa mẹ, chứ không phải hỏi, KHÔNG – CÓ – CÃI” – lão nghiêm giọng. Ba tháng “đào tạo” đã làm cho con nhỏ quen chuyện nghe lệnh, tự động cầm xấp tiền mà tay run run.
“Ừ, vậy mới ngoan, còn cái này cho con” – lão đưa ra một bộ đồ.
Con nhỏ run run cầm bộ đồ, tay miết lên lớn vải mềm mại. Cả đời chưa bao giờ cầm món quần áo nào đẹp vậy, cái váy ngang gối màu nâu nhạt, vải xếp ly mềm mại, cái áo thun mỏng vừa đủ, mặc vô khoe được chỗ cần khoe và che được mấy chỗ muốn che, hàng của Dior đàng hoàng.
“Đồ của tổ chức từ thiện cho, thầy lấy đại về 1 bộ” – càng ngày thiên thần áo trắng càng nói dối không biết ngượng, đồ mua trong Dior kêu đồ từ thiện, rõ ràng là đã lén lấy áo quần con nhỏ lúc đem phơi đem đi thử size mà làm như vô tình lấy trúng. Hên là phòng con nhỏ có khoảng sân phơi đồ riêng, Mẫn cầm chìa khóa phụ vô phòng lúc cả căn chung cư đi học, chứ lão mà bị phát hiện cầm đồ phụ nữ đứng ướm ướm thì lão dám nhảy lầu lắm.
Con nhỏ rưng rưng cảm động rồi chẳng biết nghĩ gì, nhào tới ôm lão 1 cái rồi chạy biến đi, bỏ lại lão già cả đời tính toán bỗng dưng bị chập mạch, ngồi đờ ra.
“Ừm, vậy thì đẩy kế hoạch lên nhanh chút cũng được” – lão ngồi trước mặt tác giả phân tích một hồi rồi tự kết luận.
Nhưng mà chưa kịp tiến hành bước tiếp theo của kế hoạch thì một chuyện trên trời rớt xuống đã đẩy kế hoạch luôn 1 lèo tới đích. Bữa đó vẫn còn đang Tết, lão thì Tết nhất toàn đi lòng vòng du hí trên chiếc Harley – Davidson lừng danh của mình, quên nói, chiếc xe của lão 2.230 phân phối, trị giá 2, 2 tỷ, cả Sài Gòn hình như có 1 chiếc thôi, lão đi bãi giữ xe toàn quăng 500.000 VND cho thằng giữ xe rồi kêu giữ cho cẩn thận. Ngoài đi lòng vòng mấy hội chợ, hay đi ăn nhậu với anh em trong hội thì chẳng còn trò nào khác, nhưng lão cũng đã quen với cô đơn. Bỗng điện thoại của lão reo vang, tưởng kèo nhậu lão bốc điện thoại lên hào hứng quên cả coi số, nhưng rốt cuộc trong điện thoại lại vọng ra tiếng nức nở của con bé Diệu.
“Huhu… thầy ơi… hức…”.
“Con bị làm sao… Con đang ở đâu… nín đi rồi nói…” – lão quát vào điện thoại.
“… hức… hức… mẹ con… mẹ con xỉu rồi… hức… con… hức… chở mẹ… huhu… vô bệnh viện… mà họ… huhu… đòi 2 triệu… con… con còn… huhu… 1 triệu… hức… họ không… nhận bệnh…” – nói câu được câu chăng rồi con bé òa lên khóc.
“Con đang ở bệnh viện nào?”
“… huhu… con… con ở… đa khoa… Sài Gòn…”.
Mẫn cúp máy, rồ ga phóng mạnh. Cái xe của lão rồ lên thì như một chiếc máy bay đang bay thấp chứ chẳng phải xe nữa, xe bề ngang rất lớn nhưng nhờ hệ thống lái tốt nên len lỏi giữa dòng xe không đông lắm trên đường quốc lộ 1, hướng từ quận 9 về Bình Chánh, con bé nói Đa Khoa Sài Gòn nhưng chắc chắn là ở miệt Cầu Xáng chứ chả có Sài Gòn nào cả, một lần đưa con bé về nhà lão có để ý rồi.
Chừng 45 phút phóng như tên lửa mới tới nơi, con bé vẫn đang khóc ngất bên bà mẹ nằm thiêm thiếp bên… tấm mền trải trên lề đường. Lần này thì lão Mẫn thực sự giận bốc khói, bao nhiêu năm làm bác sĩ bên Mỹ, có đời nào lão thấy cảnh thê thảm vầy, lão đá chống chiếc xe, tiến lại.
“Thầy…” – con bé ngẩng lên nhìn lão kêu được một tiếng rồi nghẹn ngang, không biết nói gì.
Lão đưa tay vô cổ bà mẹ, còn mạch, nhỏ và nhanh nhưng chưa tới mức nguy hiểm, còn cứu được. Lão đứng lên, bước vô bệnh viện nói gọn: “Đóng tiền cho bệnh nhân ngoài lề đường”.
Con lễ tân nhìn lão lom lom rồi gật đầu, nói đóng trước 2 triệu, lão móc nguyên cọc 20 triệu bỏ lên bàn, nhếch mép: “Yêu cầu xét nghiệm men gan, tiểu cầu thận, chụp MRE, CT não và tim”.
“Ông ơi, ông không phải bác sĩ mà ra lệnh là không được” – con bé điều dưỡng ngồi quầy lễ tân nói.
“Kêu bác sĩ ra đây!” – Lão quát vang, thấy đám bảo vệ bỗng bủa ra xung quanh thì chợt hiểu là tưởng lão đánh bác sĩ, bèn móc thêm… cái bằng ra bỏ lên bàn – “đưa cái này cho bác sĩ”.
Chừng 1 phút sau là một… đám bác sĩ rầm rộ từ trên lầu xuống, ông già nhất đi đầu tới trước mặt lão thì vòng tay thưa: “Thầy Mẫn ghé chỗ này là vinh hạnh của tụi con”.
“Tôi cần cấp cứu cho bà kia, đang nằm ngoài lề đường” – không có thời gian chào hỏi, lão chỉ ra đường.
Lão bác sĩ có vẻ là chủ bệnh viện quay lại huơ tay, đám bảo vệ lật đật đẩy ra cái giường cấp cứu rồi đẩy ra tận lề đường, bỏ bà mẹ lên rồi đẩy vô phòng, điều dưỡng xếp hàng theo sau.
“Tôi muốn xét nghiệm cho bệnh nhân này…” – thấy tạm êm thì lão nói tiếp. Con bé lễ tân thấy chuyện đã nhanh nhẹn bấm máy làm lệnh, xuất hóa đơn, cầm tiền thối tới rồi khom người đưa hai tay – “Bác ơi, cho con gửi tiền, con xin lỗi…”
Lão Mẫn gật gù, con nhỏ vậy mà giỏi, làm đúng chức trách, không kiêu ngạo không luồn cúi, được đó chớ, bèn móc 1 triệu ra dúi vô tay con nhỏ – “làm tốt lắm, lì xì con nè”.
Con nhỏ lễ tân thấy tiền như thấy lựu đạn, hoảng hồn đẩy lại – “bác ơi, tụi con không dám nhận, ở đây không được lấy tiền thêm của bệnh nhân”.
“Tao là Bác, Bác cho thì nhận” – xong chừng đang cao hứng, lão quay nhìn 1 vòng quanh sảnh, trầm giọng – “Bác nào có ý kiến gì hông?”. Nguyên 1 băng các Bác trẻ lập tức quay mặt đi chỗ khác ngay, có điên mới dám giỡn mặt lão già dịch này. Ngành Y là một trong những ngành gắt gao nhất thế giới về mặt quan hệ, 1 ngày làm thầy, cả đời làm cha, còn đứa nào hàng con cháu mà dám vả mặt cha chú thì cầm chắc là hết kiếm việc làm nổi, nhiều khi ra nước ngoài cũng chẳng ngóc đầu lên được. Nên đã biết lão là một thứ gì đó mà bác sĩ chủ cơ sở phải khoanh tay cung kính thì đám lóc chóc còn lại cũng né luôn cho rồi.
Con Diệu thấy người ta ra rước má nó vô như rước kiệu thì hoảng quá níu chặt người má, nhưng rốt cuộc làm hông lại mấy thằng bảo vệ, lại thấy lão già ra oai kinh dị quá thì nín khóc, đứng ngây ra như phỗng. Lão Mẫn bèn dìu con nhỏ ngồi xuống ghế băng cho người nhà bệnh nhân rồi chỉ chỉ con lễ tân, xong bỏ đi vô theo băng ca. Chừng 1 tiếng sau, bà mẹ đã được hồi sức cho tỉnh lại, kết quả xét nghiệm cho biết bả thiếu chất nghiêm trọng tới mức cơ thể đã tự móc men gan ra tiêu hóa làm men gan tăng cao, thêm vào đó ráng đi làm dẫn đến dây thần kinh đã hết năng lượng vẫn cố làm, cuối cùng là lăn ra xỉu vì “sập nguồn” cơ thể. Phương pháp điều trị chỉ có tĩnh dưỡng và bồi bổ, một việc vô cùng đơn giản với nhiều người, nhưng lại là một nan đề không – thể – giải – quyết với nhiều người khác, đơn giản là 2 chữ “đầu tiên – tiền đâu”. Nghèo thì mới cần ăn, mà lấy đâu ra tiền để ăn, trong khi giàu rồi thì tiền thiếu gì nên làm gì có cái bệnh này.
“Con cứ về chuẩn bị đi học lại, để thầy lo” – lão nhìn con bé hiền từ.
“Thầy ơi, mẹ con giờ nằm đây, lỡ chết…” – con nhỏ vừa rụt rè nói tới đó chợt câm bặt vì ánh nhìn của lão già đã híp lại như dao, quen nhau cũng mấy tháng nên con nhỏ biết ngay lão nổi cơn.
“Có tao đây mà má mày chết hả?” – Lúc này thì chả có yêu đương thèm muốn gì hết, chạm tự ái bác sĩ là lãnh hậu quả ngay.
“Con… con… con xin… xin lỗi…” – con nhỏ hồn vía lên mây lắp bắp.
“Biến ra xe ngồi, lát thầy chở về” – lão gầm gừ.
Con nhỏ như được đại xá, vọt thẳng ra khỏi phòng, quên luôn cả mẹ mình đang nằm trên giường.
“Chị thấy sao rồi?” – Lão quay lại thấy mẹ con bé mở mắt nhìn thì nói.
“Dạ… thấy đỡ… phiền thầy…” – mẹ con bé thều thào.
“Không sao, thỉnh thoảng giúp nhau cũng là cái nghĩa cuộc đời” – lão cười cười.
“Dạ… không… không nên…” – bà mẹ tiếp tục từ chối.
“Tôi nói được là được thôi, chị nằm đó đi, viện phí tôi lo, con nhỏ tôi đưa về chỗ trọ, chị nghi đi, mai tôi quay lại thăm” – lão tuôn một tràng rồi quay đi, vẫn cái tác phong làm cha thiên hạ thấy ghét!
Chuyện nằm viện thì khỏe thôi, Mẫn thì dư tiền, còn bệnh viện thì ráng kê giá thấp để lấy cảm tình với lão, nên mẹ con bé có nằm luôn 1 năm cũng chả chết ai. Bạn đọc đừng nghĩ là lão về Việt Nam làm giảng viên kiếm sống, lão làm giảng viên vì không biết phải làm gì thôi, chứ chừng 1 năm sau thì lão làm cố vấn chuyên môn cho hàng loạt bệnh viện trong và ngoài nước, ngồi nhà nhìn màn hình hội chẩn và cho ý kiến thôi mà 1 tháng lão kiếm vài tỷ là thường! Nên chuyện của hai mẹ con lão lại búng tay lo cái rẹt. Chuyện khó là từ bệnh viện về rồi sao nữa? Bà mẹ mà bị vầy thì còn buôn bán gì nổi? Mà làm quần quật từ sáng tinh mơ rồi bán tới chiều, xong lại quẳng gánh về là chiều tối, bán 1 ổ bánh mì có 15.000 VND, tiền đâu mà bổ lại sức? Lão muốn con bé Diệu đi theo lão trong quãng đời còn lại thì lo cho má nó đâu nhằm gì, chỉ là làm sao để đừng lộ ý định quá sớm hay quá lộ liễu kìa.
Con nhỏ đã đứng xớ rớ ngoài cửa từ khi nào, thấy lão tiến tới thì quýnh quáng cầm cái nón bảo hiểm to kềnh của lão đưa tới. Lão tỉnh bơ cầm lấy, leo xe xong kêu con nhỏ leo lên, chạy tới ngã 4 có cái xe đẩy bán nón đểu thì mua cho con nhỏ 1 cái đội cho qua mặt công an, chứ thứ nón 40.000 VND thì đỡ được cú va đập nào mới sợ. Tỉnh bơ chạy một lèo về tới quận 1, lão dắt con nhỏ líu ríu trong bộ đồ cũ mèm vô… Sheraton ăn buffet. Con nhỏ chừng hết hồn với vẻ sang trọng của cái nhà hàng mà nhà nó làm cả 3 tháng chưa chắc uống được ly nước suối, níu cứng lấy lão. Còn lão thì chắc do mệt quá chẳng nghĩ nổi cái chỗ nào nữa nên đành tấp vô cái bến quen này. Con nhỏ lễ tân thấy dáng hình cô hồn của lão thấp thoáng nơi cửa đã vội bước xuống tận thềm, khom người chào: “Chú Mẫn ghé chơi”.
“Ừa, bàn cũ, có gì ngon bưng lên, cho chú chai Rum” – lão dúi nhanh tờ bạc xanh, con nhỏ mừng khấp khởi rồi nhanh chóng khuất dạng.
Lão kè con nhỏ vô cái góc thân quen của mình, gọi là góc cho vui chứ thật ra nó là nguyên cái phòng bao thiệt, muốn ngồi phòng này, hóa đơn tối thiểu là 30 triệu VND, không đủ thì khách tự bù. Với người khác thì hơi căng chứ với lão già dịch này thì như mớ rau ngoài chợ thôi, “tiền của tao không nằm trong túi tao, mà nằm trong túi bệnh nhân tao” – một thằng cha bác sĩ cà lơ phơ phất nào đó đã nói vậy, Nhậu hết nhiêu tiền mai dũa bệnh nhân là hết chuyện!
Hai người ăn mà 4 thằng phục vụ đứng 4 góc, con nhỏ vừa trải qua 1 đêm kinh hoàng, thiếu có 400.000 VND mà bị đá ra đường, giờ lại thấy mình ở trong 1 chỗ ngang ngửa cung vua, cảm xúc xuống tận cùng rồi lên tột đỉnh làm vỡ tung hàng rào tâm lý của Diệu, con bé giờ ngơ ngác như người mất hồn, cứ ngồi đực ra đó làm lão phải chồm qua bàn sờ trán nó, tưởng điên rồi.
“Con hông sao… thầy ơi, món gì vậy thầy?” – Con nhỏ cười ngượng ngùng rồi chỉ dĩa đồ ăn.
“Salad fruit, đằng kia có dĩa cua lột chiên giòn” – lão thủng thẳng chỉ 2 cái dĩa mới bưng lên, trang trí như 2 tác phẩm nghệ thuật.
“Cua mà chiên lên thì sao ăn thầy?”
“Bỏ miệng nhai nuốt”.
Con bé lóng ngóng với mớ muỗng nĩa cầu kỳ bày trên bàn, cầm cái này tới cái kia, lão già thở dài, chỉ chỉ đôi đũa, con nhỏ chỉ biết xài cái này thôi. Kệ cha mấy cái quy định tiệc tùng kiểu Tây, ta nhà quê lên tỉnh thì ăn cho tỉnh biết nhà quê mới lên. Hết món khai vị thì tiệm chơi luôn 2 miếng cá hồi bự, rồi lão già dịch kêu thêm phần steak để con nhỏ ăn tẩm bổ. Chừng con nhỏ kêu no thì lão kêu phục vụ rót Champagne uống cho tiêu.
“Thầy ơi, con hông quen” – con nhỏ nhăn nhó nhìn ly rượu.
“Hông quen thì uống cho quen, có ai đẻ ra biết uống đâu?” – Lão đưa cái ly lên – “Tết rồi, uống xong về ngủ chứ gì đâu mà ngại.”.
Con nhỏ nghe xúi dại cũng ráng theo, cầm cái ly lên ngửa cổ uống, xong nhăn mặt, rồi thấy mặt lão lừ lừ nên ráng uống tiếp. Chẳng biết lúc đó lão tính kỹ hay lão mệt quá quên hết sự đời mà cứ ăn hai ba miếng lại đưa ly lên đòi cụng, làm con nhỏ không biết uống mà lần nào cũng phải ít nhất nửa ly. Chừng tới món tráng miệng, con nhỏ ngất ngư, cầm cái ly nâng lên uống xong làm rớt luôn cái ly xuống mặt sàn trải thảm.
“Thầy… hic… con thấy… hic… kỳ quá à” – rồi con nhỏ nằm gục ra bàn.
Lão Mẫn ngồi đó gãi đầu, xỉn vậy mà leo xe ngồi thì lát rớt xuống đường chắc, còn buộc nó phía sau thì đám công an dám dí theo dẫn vô đồn lắm, với lại chiếc motor của lão thì làm gì có dây mà buộc. Thôi lỡ rồi thì ngủ lại thôi, xả láng sáng dậy sớm chứ có gì đâu, xả láng rồi nè, mai dậy sớm được hay không thì tùy.
Thế là lão bỏ ghế đi ra tiền sảnh rồi chân nam đá chân xiêu quẹo vô hướng khách sạn, tới quầy lễ tân lão bỏ passport xuống: “Cho 1 phòng”.
“Thưa ông, ông ở mấy đêm ạ?” – Cô lễ tân ngó thấy bóng hình cô hồn của lão vẫn ráng nở nụ cười.
“Một”.
“Thưa ông, ông ở mấy người?”.
“Hai”.
“Thưa ông, ông lấy phòng nào? Chúng tôi hiện không còn phòng Superior Deluxe, Club King, chỉ còn phòng Club Studio, Club Suite và Executive Suite thôi”.
“Ba” – lão già chỉ còn tỉnh mà đếm số thôi, con nhỏ lễ tân thấy lão xiêu quá rồi nên ngoắc đám vác hành lý, tính kêu tụi nó vác lão lên phòng cho rồi.
Lão lắc đầu quầy quậy rồi chỉ chỉ về phía nhà hàng: “Còn… 1 người nữa… dẫn con nhỏ theo giùm”.
“Dạ ông ngồi bàn nào?” – Thằng phục vụ đỡ hờ lão hỏi.
“Trong góc… bảo con Tuyền hỏi… Mẫn nó… nó chỉ cho” – lão hơi líu lưỡi nhưng trí nhớ thì chẳng mẻ miếng nào, xong liêu xiêu cầm thẻ vô cửa đi vô thang máy.
“Dạ tụi em biết rồi” – 2 thằng bồi cửa nghe xong đi về phía nhà hàng.
Kể ra thì cuộc đời của lão già dịch đâu mấy khi được ở khách sạn, hơn 30 năm miệt mài trên giảng đường thì nghèo rớt cái mồng tơi, bên Mỹ làm gì dám ở khách sạn, tới lúc thành danh rồi thì cũng dẹp luôn khách sạn, bệnh viện là nhà, ở bên Mỹ cũng như các nước lão tới, bác sĩ y khoa là bắt buộc tiến sĩ, và Phẫu Thuật Thần Kinh là ngành phức tạp nhất trong các ngành, nên bệnh nhân thì té đập đầu, lộn mèo, đâm xe… mỗi ngày kìn kìn vô bệnh viện cả đống, mà cả cái bệnh viện có 2 bác sĩ ngành này. Rốt cuộc thì quy định mổ 1 ca nghỉ 1 ngày chưa bao giờ được áp dụng, tiền thì cả đống chứ cái giường quen thuộc của lão là mấy cái túi ngủ kê trong phòng phẫu thuật, hay chỉ đơn giản là hàng ghế chờ của bệnh nhân, giường ở nhà thì vừa đẹp vừa sang hơn khách sạn nhưng cũng chả mấy khi nằm. Cả đời họa hoằn lắm mới được ở 1 đêm khách sạn ra hồn đó chứ!