Truyện dựa trên những sự việc có thật của đời tôi, nó đã đi xa nhưng luôn là một phần kí ức đẹp với tôi. Tôi viết câu chuyện này cho những người muốn có được tình yêu đích thực của mình, chứ không dành cho ai xem tình yêu là trạm xe buýt của cuộc sống. Để rồi mỗi khi nó dừng trạm, người kia lên người nọ xuống.
Đường đời ai chả có lần vấp ngã, lúc nhỏ ta thường vui chơi vô tư chuyện trầy xước. Khi lớn một tí ta mới trân trọng cảm giác đau của cơ thể. Rồi đến với trưởng thành là khi chúng ta nếm được vị xót xa của tâm hồn. Bước qua những chặng đường dài con người mới biết nhận thức. Khi có nhận thức là sự bắt đầu của thay đổi, hay họ chỉ chấp nhận với những thứ cũ kĩ vì sợ phải đối diện với cái mới.
… Bạn đang đọc truyện Cơn mưa Sài Gòn tại nguồn: http://truyensex68.com/con-mua-sai-gon/
– Lên lẹ đi, dòm cái gì nữa. – Tiếng một người phụ nữ trên xe vọng xuống.
– Dạ.
Có bao giờ ta nghĩ đắm mình trong bãi cứt, ta mới trân trọng những tháng ngày mồ hôi nhễ nhại để rồi mong muốn tới nhiều lúc thơm tho khác. Dù gì ta cũng phải chấp nhận các cuộc hôi thối nào đó, tôi không gọi tình yêu cũ là hôi thối chỉ vì nó chẳng đi tới đâu mà miếc tôi vào cặn bã. Chỉ vì nó đã cho tôi những lần thơm tho, những cuộc “lao động” đầy hăng say cho tình yêu. Từ đó mới nhận ra rằng: Gương trái để nhìn đường, gương phải tôi không gắn vì hết muốn thấy mặt em tự khi nào.
Có ai từng trải qua đời sinh viên mà không thấy chán nản đôi lần, có ai từng bảo thời cấp ba không đáng để sống lại với nó cho mong đợi, có ai nói tuổi thơ là gì đó xa xỉ chỉ cho những người thích mơ mộng sống dựa vào quá khứ… Đừng bắt tôi lảm nhảm với mấy điều trên, vì còn nhiều thứ tôi chưa kể hết được. Biết đâu một ngày guồng quay đổi chiều, ta trong cơn mơ về một thời ta từng nhớ.
Tất nhiên là một trong nhiều cơn đê mê dẫu trời đã sáng, tôi bắn mình dậy vì hôm nay là buổi sinh hoạt công dân đầu khóa đầu tiên của lớp mình chứ không phải vài tháng trước. Tức là hôm nay là ngày đầu tiên đến lớp, mong cô giáo như mẹ hiền, thực sự là lớp đại học.
Lần đầu tiên vào Sài Gòn, ý lộn thành phố Hồ Chí Minh tôi đã bị ném đi một mình lên xe buýt.
– Lên lẹ đi, dòm cái gì nữa. – Tiếng một người phụ nữ trên xe vọng xuống.
– Dạ. – Tôi bước lên chiếc xe buýt đầu tiên của cõi đời mình.
Đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi tại đất người ta. Chuyến xe buýt số 8 thật kinh hoàng, nó tràn đầy “nhựa sống” bởi mấy chục người đang trút từng hơi thở lên nhau bao gồm cả gái lẫn trai, đương nhiên người già và trẻ em được nhường ghế đâu đó. Thật sự mong sao chuyến đi này chóng qua để tiếp tục con đường học tập đầy hứa hẹn ở phía trước.
Xe buýt dừng ở trạm 27 tháng 7 gì đó, thấy cả đám người đi xuống xe, chỉ toàn là con gái mới lạ chứ, tôi mừng thầm đã thoát được những mớ hỗn độn chèn ép tôi nãy giờ. Thế nhưng nào ngờ ông đi qua bà đi lại, một toán người hầm hổ bước lên xe để thay thế đám trước.
Cứ thế cứ thế mãi, đến trạm kí túc xá nào đó, tôi thấy nhiều học sinh đi xuống xe quá, nên bèn xuống theo chứ không là lạc mất đám đông. Nhưng xuống rồi mới biết, đây là kí túc xá khu A, còn trường tôi phải đi một đoạn dài nữa mới đến.
– Không hiểu tại sao mấy người kia làm gì mà xuống chỗ đó đông thế không biết? – Tôi chửi thầm trong lòng.
Tôi hỏi han đường đến trường, tới nơi thì nhận ra có gì đó không ổn sau lưng. Thật khốn nạn thay, chiếc xe số 8 chạy ngang qua trường tôi. Nhìn cổng trước mới khan trang làm sao: Đại học Khoa học tự nhiên.
Bỏ qua những thứ râu ria khác, những ngày đầu tới lớp thật chán nản, lớp toàn “đực rựa” với nhau. Nhìn quanh quất lác đác vài người con gái. Đến một hôm nọ, đang mải nhìn ngoài cửa sổ của lớp, có một cô gái bước vào với dáng vẻ yêu kiều, khuôn mặt tinh khiết quá đỗi. Lần đầu sau ngần ấy thời gian, con tim tôi lại trở nên xao xuyến lạ thường. Là từ khi tôi đã quá miễn cưỡng chấp nhận người cũ, để một ngày không thể chấp nhận thêm được nữa. Nhưng tôi xin phép không nhắc lại vấn đề này trong chặng đường đời hiện tại.
Tôi vốn nhát gái bẩm sinh, điều này không ai biết nhưng với tôi đã quá rõ ràng. Còn với việc làm quen bạn mới thì đâu thể nào bỏ qua được, với lại từ mấy ngày nay tôi đâu có trò chuyện với người bạn nào trong lớp.
– Chào bạn. – Tôi quay khều bạn nữ phía trên.
– Hở! À mình tên Linh. – Nhỏ quay lại đáp với giọng tựa như tiếng Huế mới chạnh lòng làm sao. Chả là tôi thích tiếng Huế từ xưa giờ, quả này khó lòng mà tôi qua khỏi.
– Mình tên Trường, bạn ở Huế hẳn?
– Không phải, mình ở Quảng Trị. Bạn ở đâu vậy? – Nhỏ cười mỉm hỏi, nét cười rất dung dị.
– Mình quê Bình Định, bạn…
– Chào hai bạn, cho mình làm quen với. – Đang nói thì bị con nhỏ nào đó bên cạnh Linh chen vào.
– À, ừ. Hi. – Tôi và Linh tất nhiên đều đồng ý rồi.
Rồi ba đứa trò chuyện với nhau, nhỏ Ánh đến từ Khánh Hòa. Tôi không biết kể như thế nào vì những câu chuyện làm quen thì ai nấy đều hiểu rồi, sơ sơ mọi thứ thôi. Điều quan trọng là Linh ở kí túc xá, tôi lại ở trọ. Tuy không có trắc trở gì cho sự mơ mộng của tôi lắm nhưng cứ thấy sao sao ý.
Từng ngày trôi qua, tôi càng hiểu hơn về Linh và cả nhỏ Ánh cũng trở thành bạn thân tự lúc nào. Một tháng học quân sự làm tôi rời xa Linh gián tiếp, Ánh và Linh thì bên đại đội 35, tôi ở đại đội 36. Biết sao được bây giờ, lâu lâu thăm hỏi vài câu rồi nhìn em từ xa chứ đâu thể ngồi tán dóc như mọi khi trong lớp.
Trở về với hiện tại, bây giờ đã là thằng sinh viên năm 3 vài ngày nữa đến cuối mùa đại học. Tôi vẫn ngồi trước cửa phòng trọ nhìn lên khu chung cư to bự bên cạnh. Đời tôi 3 năm qua trôi dạt về đâu không rõ nữa, trong khi bạn bè đứa thực tập, đứa lo sốt vó thực tập. Còn tôi não trống rỗng, chẳng có gì làm vốn.
Không phải tôi không biết suy nghĩ định hướng gì. Mà tại cuộc đời tôi chỉ thấy những thứ mơ hồ không rõ ràng tí nào cả. Bởi những đứa bạn xung quanh, toàn những kẻ chán đời, buông thả vào số phận, không thấy sự phấn đấu nào của chúng nó. Ai nghĩ thì mặc kệ, tôi biết là điều tốt sẽ không đến với người an nhàn. Nhưng thôi.
… Bạn đang đọc truyện Cơn mưa Sài Gòn tại nguồn: http://truyensex68.com/con-mua-sai-gon/
Tầm 2 năm trước, khi cô bé Quảng Trị tôi đã vắt công tìm hiểu. Với tư cách là bạn thân nên việc rủ đi ăn uống chả có gì là khác lạ, nhưng khác mỗi điều là nhỏ Ánh luôn đi chung với Linh. Việc này khiến tôi vẫn chỉ là tôi, là thằng bạn khác giới cười nói vui vẻ. Nhưng trong thâm tâm tôi muốn được có một gì đó khác hơn, bởi vì tôi trúng phải làn gió tạo bởi nụ cười Linh, và cơn sóng dữ từ giọng nói miền Trung của em.
Đã có những lần, Linh với tôi đi dạo chung trong ký túc xá chỉ vì lý do là tôi không biết đường trong đó mà phải đi đá bóng với lớp. Hay những lần tôi giả vờ vô phòng của thằng bạn ở tòa A15. Nhưng đa số là tôi giả vờ, để được nói chuyện đi cạnh Linh một cách riêng tư nhất có thể, dù đó chỉ là đi giữa chốn đông người.
Ngày nọ, Linh gửi tôi vài tấm ảnh giày hỏi rằng tôi thấy đôi nào đẹp. Sau đó mới biết hai đứa đồng quan điểm, hay thay em hỏi tôi chứ không phải ai khác. Những trận bóng trong ký túc xá của tôi Linh chẳng bao giờ đi xem cho dù rủ rê nhỏ Ánh đi cùng như thế nào. Thực sự tôi chỉ muốn cho em biết là khả năng chơi bóng của mình không phải dạng vừa, tức là tôi có tài lẻ thôi.
Thời gian trôi qua thấm tháp cũng gần hai tháng đầu đi học, tôi quen dần với nhịp sống Sài Gòn, nhất là lượng người đông như “xe heo” trên chuyến số 8 mỗi sáng. Còn với Linh, không biết có phải không, em chẳng hào hứng gì với tôi. Vốn dĩ ta chưa cho nhau được điều gì tươi đẹp, nồng thắm. Những gì ta có đều là tình bạn, một cách đơn thuần.
Trong gần hai tháng qua, qua những lần ta gặp nhau trên sân trường, trong các quán ăn đều là thường lệ. Tôi học lớp 2, Linh và Ánh học lớp 1. Đã không còn các cơ hội gần gũi để nói chuyện với em, việc không gần nhau làm sao tiếp xúc được. Cũng như lửa không gần rơm, làm sao nóng vội nảy sinh.
Chuyện tình cảm không cần sự vội vàng, dục tốc bất đạt luôn luôn đúng trong mọi tình huống. Dẫu biết thế nhưng tôi luôn cảm thấy thiếu vắng gì đó ở bản thân, một hơi hướng tình cảm luôn thôi thúc trong tôi. Nhưng không điều đó không mãnh liệt quá đỗi, chỉ cho tôi sống qua ngày.
Tôi có sở thích ngồi hàng ghế bên phải hàng số 3 khi đi xe buýt vắng khách. Một lần như vậy trong giờ thấp điểm, đang mơ màng nhìn quan cảnh thân quen thì có một nhỏ con gái bước lên từ cửa trước. Nhỏ đeo khẩu trang màu trắng, mặc quần jeans và áo sơ mi với ánh mắt sắc lẹm, tôi chẳng thèm quan tâm cho đến khi nhỏ ngồi cạnh tôi trong khi còn mấy chỗ ghế trống.
Thấy làm lạ nhưng chẳng thể nào tò mò vô cớ được, họ thích ngồi đâu họ ngồi. Nhưng một hồi nhỏ lại tựa vai tôi bất chợt, tôi quay sang thì có vẻ nhỏ đang ngủ gục.
Đây là lần đầu tiên tôi bị như thế này, lạ thật nhưng mặc kệ thôi. Mà từ khi vô Sài Gòn tới giờ, tôi thấy đa số con gái đều đeo khẩu trang, điều này thật khó hiểu. Chả là đi xe máy không nói gì, đi bộ cũng đeo, đi xe buýt cũng đeo, ăn cơm mà còn đeo khẩu trang thì tôi bái phục quá đi mất. Dần dần tôi có sự ác cảm trong phong cách khẩu trang bao phủ toàn thành nơi đây. Chỉ là ác cảm chứ không phải miệt thị. Tới trạm suối tiên, có một cặp đôi có vẻ tầm 15 tuổi hấp tấp chạy tới nhắc bác tài xế dừng xe, vì đã sắp qua trạm nên xe đột ngột dừng cái “két”.
– Sao nãy giờ không nói sớm! – Bác Tài quay sang phẫn nộ 2 đứa nhỏ.
Trong khi đó đứa con gái nói:
– Dạ, con xin lỗi. Tại ông đó, đi theo tui làm gì hoài vậy!
– Hi, mình thích bạn đi theo không được sao. – Thằng nhỏ theo sau đáp.
– Tui không thích ông, ông đừng theo nữa.
– Điều đó không quan trọng, không lẽ về sau bạn cũng không thích mình sao? – Nhóc con trai cười nói rồi lẽo đẽo theo sau.
– Đừng có mơ, tui thích người khác rồi. Ông tránh ra hộ tôi cái. – Nói rồi nhỏ con gái cứ đi, trong khi đó nhóc trai cứ theo sau.
Lúc này bạn nữ bên cạnh đã tỉnh giấc, bờ vai tôi cũng đỡ mỏi phần nào. Tới trạm khoa học tự nhiên tôi xuống xe. Mọi chuyện vừa xảy ra làm tôi ngộ ra một điều: Khi đã thích một người nào đó, thì phải tìm cách cho họ cảm thấy tình cảm của mình, không trực tiếp thì hãy là gián tiếp.
Tôi quyết định lên kế hoạch quan tâm Linh nhiều hơn, hay đơn giản nhất là có cơ hội để gần gũi bên em. Nếu không có sự tiếp xúc, tôi đâu thể làm những điều cho em.
Vì thế, mỗi sáng tôi quyết định đi xe buýt sớm hơn thường lệ, để đến trường ngồi đợi sẵn tại ghế đá chờ Linh đi ngang qua với vẻ tình cờ.
– Hey, Linh. – Tôi mừng rỡ khi Linh sắp ngang qua tầm mắt của tôi.
– Hơ, Lít. Sao ngồi đây vậy? – Em vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi.
– Mới ăn sáng xong ngồi hóng mát tí á mà. Nay học môn gì vậy? – Tôi vờ hỏi chứ thực tế thời khóa biểu đã nắm trong lòng bàn tay.
– À, điện tử căn bản. – Linh vẫn nụ cười ấy. Rồi hai đứa cứ thế mà đi vô trường, phòng học hai lớp thì cũng gần bên nhau nên tiện đường luôn. Ngày qua ngày lại thành thói quen, tôi cứ đợi chờ Linh để được đi cùng. Thêm vào đó vài lần mua cho Linh ly nước mía, chỉ để đổi lại nụ cười của em.
Sau thời gian chờ đợi ngắn hạn vài tuần, tôi sợ Linh sẽ biết mình đợi em mỗi buổi sáng nên đành lơ đi vài hôm. Cứ một tuần 5 buổi lại cách ra 3 buổi chờ xen kẽ 2 hôm nghỉ, vậy hẳn em sẽ không nghĩ ngợi nhiều.
Nhưng sự đời đâu có gì suôn sẻ mãi được, một hôm đang đợi như thường lệ cũng vẫn thấy Linh, lần này em không đi một mình nữa mà là đi với gã con trai nào đó. Thế là tôi đành ngậm ngùi tránh né không cho Linh thấy rằng tôi đợi em hôm nay. Sau giai đoạn hỏi han điều tra, tôi biết hắn là Nam bạn cùng lớp với Linh.
Lòng có hơi chút buồn, thấy khó chịu làm sao ấy. Mong rằng Linh chỉ là tình cờ gặp người bạn cùng lớp đi chung đường thôi.
Ba tuần trôi qua kể từ khi tôi bắt đầu ngồi đợi Linh, hôm nay lại chuyến xe buýt trễ. Cây xăng 27 tháng 7 vẫn nhiều cô gái đi xuống, tôi lại luôn thời cơ chiếm lấy hàng ghế số 3 bên phải. Một hình dáng thấy quen quen lại bước lên từ cửa trước, tôi không nhớ rõ bởi vì nhiều cô gái đeo khẩu trang quá, cô ấy ngồi cạnh tôi. Như lần trước có một cô gái, lại ngủ gục lên vai. Mà thôi lại bỏ đi.
Chiều đi ngang qua phố, trời trở Thu vội vã từ khi nào. Những cành Bàng nặng trĩu như muốn trút hết nắng lên những chiếc lá dần rời bỏ phần xanh tươi của mình. Tôi nảy ra một ý tưởng mới, khoa đang có cuộc thi “Ý tưởng I – Fetel”. Cuộc thi khuyến khích các bạn tư duy về một công nghệ giúp ích cho xã hội, chỉ cần hình thức và ý tưởng không cần tạo ra sản phẩm thực tế. Thế nên tôi đã rủ em cùng làm chung.
Câu chuyện rủ rê được lan sang tới nhỏ Ánh, nó có vẻ cũng thích thú với cuộc thi này. Đầu tiên là phải tìm ra ý tưởng, sau đó mới triển khai công việc tìm tòi chi tiết. Cuối cùng là xây dựng ý tưởng thành một bản word 5 trang và nộp.
Về nhà, bỏ công sức tôi tìm hiểu kĩ càng, thực tế là mong muốn được ai đó nhìn nhận về mình khác hơn. Tôi lên mạng, tôi hỏi han những người biết về kỹ thuật để lên một ý tưởng có tên: Chân lực.
Tả sơ qua mô hình ý tưởng, nó là một bộ nhiều trục có vòng quay ly tâm. Để dễ hiểu, ví dụ như cây lau nhà có một xô nước để dùng cây lau nhà xoay vào trong đó. Khi đè mạnh cây lau nhà xuống cái máy xoay, phần lau nhà của cây lau nhà sẽ xoay vòng. Tức là ở cây lau nhà là một hình thức của vòng quay ly tâm.
Tôi áp dụng nó vào ý tưởng của mình, thực tế hơn là các thang bộ của các tòa nhà lớn hay chung cư. Mỗi khi các bạn bước lên bậc thang thì sẽ tạo ra một lực xuống dưới bậc thang, và từ đó các thanh trục có ứng dụng vòng quay ly tâm sẽ nhận lực đó, chuyển lực xuống tuabin và tích trữ điện. Nói thì có vẻ đơn giản nhưng mà hạn chế của nó và mô hình vẽ thì rắc rối vô cùng. Ở đây tôi chỉ nói bao quát.
Vấn đề ý tưởng của tôi đã phần nào được giải quyết. Hôm mà tôi gặp nhỏ Ánh và Linh để bàn lại chốt ý tưởng, sau khi tôi đã nêu ra ý tưởng của mình:
– Đấy, hai người thấy hợp lý không? – Tôi hỏi hai đứa với vẻ mặt mơ hồ.
– Ừ, ờ. Nghe cũng được đó, nhưng… – Nhỏ Ánh nheo mắt.
– Nhưng gì? – Tôi vội chen vào.
– À Lít, hai đứa tui cũng có ý tưởng riêng với nhau hôm nay rồi. – Linh lên tiếng.
– Hở?
– Ừ thì tui có ý tưởng là máy hỗ trợ báo có người chết đuối. – Linh nói tiếp.
– Ừm, vậy giờ sao? À thì cứ làm đi, tui làm một mình cũng được, he. – Tôi gãi đầu cười để che giấu đi nỗi hụt hẫng bị cho leo cây. Mà thực chất thì có leo cây gì đâu, ai cũng có ý tưởng riêng. Nhưng tôi vẫn thấy ý tưởng mình đã vò đầu bứt tai để suy nghĩ ra nếu không được sử dụng thì còn gì thỏa mãn nữa.
– Hi hi, Lít ráng làm một mình nhen. Phải có giải đó, ai có giải thì bao mấy người khác đi ăn nhen. – Nhỏ Ánh lúc này cười nói với vẻ ngây thơ làm tôi bớt đi mối hờn dỗi. Nói đoạn, ba đứa giải tán.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41