Chúng tôi là một gia đình Hồi giáo chính thống, sống ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ba tôi tên là Saifuddin Khan, 50 tuổi, là một thợ mộc, ông ta làm việc ở Dubai đã hơn 10 năm nay. Chúng tôi sống trong một ngôi làng ở gần Lucknow. Mẹ tôi tên là Kulsum Khan, 47 tuổi. Chị tôi tên là Salma, 28 tuổi. Còn tôi là Ahmed Khan, 22 tuổi và là sinh viên của một trường đại học ở địa phương.
Chị tôi đã lập gia đình và sinh sống ở ngôi làng gần bên. Giống như hầu hết những gia đình người Hồi giáo ở Ấn độ, trừ tôi ra thì cả nhà chúng tôi đều có học vấn thấp. Chị tôi chỉ học hết lớp 10, còn chồng chị là một giáo viên dạy tiếng Urdu ở một trường tôn giáo của địa phương.
Chị tôi đã kết hôn được 8 năm nhưng đến giờ vẫn chưa có con. Đây là vấn đề lớn nhất của gia đình chúng tôi trong những ngày này. Trong xã hội Ấn độ chính thống, không có con cũng là vấn đề lớn nhất trong cộng đồng làng. Chị tôi là một người phụ nữ rất đẹp và đầy đặn. Chị rất đoan trang và dễ thương, hết mực thương yều chồng và gia đình nhà chồng, nhưng do ăn ở đã lâu mà chưa có con nên chị đang gây ra vấn đề phiền não cho gia đình nhà chồng.
Nhiều lần, tôi thấy mẹ nói chuyện với chị hàng giờ liền qua điện thoại. Tôi biết rằng gia đình đang gặp phải vấn đề lớn vì chị không có con. Là một người em của chị tôi nên khó mà nói về chuyện này với mẹ và chị được, vì theo Hồi giáo chính thống và xã hội của chúng tôi thì không thể nói những chuyện như thế giữa mẹ và con trai hoặc anh chị em với nhau. Tình cờ tôi nghe được là mẹ chồng chị rất buồn vì không có cháu nội và bà ta muốn con trai mình ly dị chị để tái hôn. Nếu chị không đồng ý thì phải chấp nhận cho chồng lấy thêm vợ, vì người Hồi giáo cho phép kết hôn 4 lần.
Điều này gây sốc và gia đình tôi rất bực dọc. Tôi biết anh rể tôi là người đàn ông tốt và anh ta yêu chị tôi rất nhiều, nhưng vì áp lực từ gia đình và xã hội mà anh ta đành chấp nhận chìu theo ý gia đình mình.
Chị tôi thường về thăm nhà và lần nào về nhà mẹ tôi đều dẫn chị đi đến những đền thờ trong thành phố của chúng tôi để cầu tự. Nhưng đến giờ công việc này vẫn là điều vô ích.
Dạo này tôi thấy mẹ tôi trong tâm trạng rất ảm đạm khi biết rằng bên nhà chồng đang bắt đầu tìm kiếm một cô gái khác cho anh rể tôi. Tôi cũng rất buồn khi biết chuyện nhưng không biết làm gì khác. Tôi thấy mẹ nói chuyện qua điện thoại với chị lâu hơn trước, mà còn nói nhiều lần trong ngày.
Nghe lỏm cuộc nói chuyện của hai người, tôi biết rằng tất cả những xét nghiệm của vợ chồng chị đều dương tính. Chị tôi không có vấn đề gì về sức khỏe cả và chị có thể có con. Chỉ là do anh rể tôi có số lượng tinh trùng thấp, nhưng vẫn đủ để làm cha. Do đó có lẽ là chưa đến thời điểm thích hợp hoặc do thánh Allah không muốn họ có con. Như bác sĩ đã nói, đó chỉ là vấn đề thời gian và chị tôi sẽ có thai.
Một ngày nọ, mẹ đang ngồi trong phòng khách và đăm chiêu nghĩ ngợi. Tôi cảm thấy rất tội nghiệp cho mẹ, vì bà phải đối mặt với vấn đề này một mình khi ba tôi đi làm ở xa quanh năm suốt tháng. Tôi biết là không đúng để nói chuyện với mẹ về chị tôi nhưng tôi nghĩ nhiệm vụ của tôi là phải nói chuyện với mẹ.
Do đó tôi cầm một ly trà đến gần mẹ và hỏi chuyện.
“Mẹ à, con thấy mẹ dạo này buồn bã và luôn nghĩ ngợi. Có chuyện gì không ổn hở mẹ? Làm ơn cho con biết đi, có vấn đề gì vậy mẹ? Con đã lớn rồi còn ba thì vắng nhà hoài, con ở đây để chia sẻ và giúp đỡ cho mẹ mà”
Mẹ quay về phía tôi, bà vẫn đang suy nghĩ như thể không biết có nên nói cho tôi biết chuyện của chị hay không. Sau đó, như thể mẹ đã quyết định điều gì đó và nói:
“Ahmed ơi, con thấy đó, con không còn là một đứa trẻ nữa, giờ con đã trưởng thành rồi. Hơn nữa ba con thì đi làm xa ít khi về nhà nên không còn ai khác ở đây để cho mẹ chia sẻ những vấn đề trong gia đình. Mẹ nghĩ cũng đến lúc con nên biết những chuyện đang diễn ra trong gia đình và con nên đề xuất những gợi ý vì dù sao thì con cũng là người có học.
Ahmed à, vấn đề là chị con, nó có chồng lâu rồi mà vẫn chưa có con. Mẹ chồng nó đang tìm một con dâu khác cho con trai bả. Họ cũng cho chị con quyết định hoặc ly dị hoặc chấp nhận anh rể con có vợ hai. Trong cả hai trường hợp, cuộc sống của chị con đều bị hủy hoại. Nếu nó chịu sống kiếp chồng chung thì vị trí của nó trong gia đình chồng sẽ giảm xuống thành như một con giúp việc nhà tầm thường, làm những việc vặt để có thực phẩm.
Khi đó gia đình nhà chồng của chị con sẽ không tôn trọng hay thương yêu nó nữa. Mà nếu chị con ly dị thì nó cũng không còn chỗ nào để sống. Con cũng biết đó, trong xã hội Hồi giáo chính thống của chúng ta thì không có chỗ cho những người đàn bà đã ly dị và vô sinh. Ai cũng muốn tống khứ họ bằng cách gả cho những ông già hoặc góa vợ.
Chị con sẽ bị xóm làng gièm pha là một người đàn bà đã ly dị và bị vô sinh nên nó không thể tái hôn được nữa. Cho nên mẹ rất lo cho cuộc sống của chị con, không biết phải làm sao đây. Ba con thì đi làm xa, mà ổng cũng chẳng thể giúp gì được”
Nói xong mẹ bắt đầu khóc nức nở. Tôi cũng cảm thấy rất tội nghiệp cho mẹ và chị. Tôi rất tức giận gia đình nhà chồng của chị. Trong giọng nói bực tức, tôi hỏi mẹ:
“Mẹ à, chuyện này rất sai trái. Làm thế nào mà họ lại làm như vậy với chị con? Chỉ có lỗi gì? Họ nên gặp một bác sĩ giỏi và giờ đây với sự tiến bộ của y học thì chuyện này không thành vấn đề, nó có thể được chữa trị khỏi mà”
“Họ đã tham khảo nhiều bác sĩ rồi, người nào cũng nói cả hai vợ chồng đều không có vấn đề. Có lẽ là thời gian chưa tới thôi, có vài vấn đề nhỏ với anh rể con nhưng cả hai vợ chồng vẫn có con được. Vậy mà bà mẹ chồng của nó cứ đổ hết tội lỗi cho nó và đòi chồng nó phải kiếm vợ khác”
Tôi như chết lặng và không biết phải nói gì. Tôi biết sự phân biệt đối xử trong xã hội Hồi giáo của chúng tôi nên biết là mẹ nói đúng. Họ có thể tái hôn và ném chị tôi ra đường mà thậm chí pháp luật cũng không giúp được gì. Đó là một tình huống khó xử lý. Hai mẹ con tôi im lặng và cố suy nghĩ tìm giải pháp cho chuyện này, nhưng không biết có cách nào.
“Mẹ à, mẹ đã dẫn chỉ đi đến rất nhiều đền thờ mà không được gì. Mẹ thấy sao? Theo con thì mẹ nên tìm một cách điều trị y học tốt hơn, dù rất tốn kém và cơ hội cũng không luôn được 100%, nhưng còn hơn phải ngồi yên nhìn cuộc sống của chị con bị hủy hoại. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến mấy bà hàng xóm xem, biết đâu họ sẽ có những gợi ý hay”
Mẹ tôi ngập ngừng một lát như thể không biết có nên nói gì đó cho tôi biết hay không. Sau một hồi lâu im lặng, mẹ quyết định nói:
“Ahmed à, con biết đó, đây là một chuyện rất riêng tư, thật khó bàn luận chuyện như vầy với con. Nhưng mẹ không biết phải làm gì và không còn ai khác để chia sẻ mối quan tâm, nên mẹ nói cho con biết luôn. Mẹ đã bàn luận chuyện này với mấy bà bạn của mẹ rồi mà không có giải pháp nào. Dì Shabnam thậm chí có đề xuất một giải pháp thật kỳ lạ. Bà ta nói vấn đề là do anh rể con có lượng tinh trùng hơi thấp mà ra, chứ không phải chị con, nên chị con hãy ngoại tình và có thai từ người khác. Điều đó thật là sai trái nên chúng ta thậm chí không thể nghĩ đến điều đó”
Tôi cắt ngang lời mẹ và giận dữ nói:
“Đó là một giải pháp rất không bình thường. Nếu đổ bể ra thì danh dự của gia đình mình tiêu tan luôn. Dì Shabnam nên xấu hổ về điều đó”
Mẹ ngăn tôi lại và nói:
“Ahmed này, con sẽ không tin rằng trong tình trạng tuyệt vọng mà mẹ đã nghĩ đến giải pháp này. Mặc dù rất sai trái khi nói những chuyện như vầy với con trai của mẹ, nhưng mẹ không còn cách nào khác. Con nói đúng, điều đó rất sai trái. Ngay cả nếu chị Salma của con làm theo cách này và không ai biết thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người đàn ông đó có thể hăm dọa chị con ngay cả sau khi có con, hắn có thể yêu cầu tiếp tục được quan hệ hoặc tống tiền chúng ta. Một vấn đề khác nữa là nếu chị con qua được chuyện hăm dọa kia thì đứa bé không giống anh rể con sẽ làm cho bên nhà chồng của chị con nghi ngờ thì sao? Mà tìm đâu ra một người như vậy để giúp nó? ”
Tôi cũng rất ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên, mẹ thảo luận những vấn đề này với tôi. Trong tâm trạng u ám, mẹ đã nói với tôi những chuyện mà chúng tôi còn không nghĩ đến là sẽ bàn đến trong gia đình. Tôi biết vị thế của mình nên đành im lặng và suy nghĩ để tìm cách khác, nhưng không thấy giải pháp nào khả dĩ.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12