… Đêm đã khuya, đèn điện vẫn sáng trưng, không gian hoàn toàn tĩnh lặng. Hàng tù nhân nằm úp thìa ngủ say như chết. Chỉ có hai con người đang trằn trọc không thể vào giấc, đó là lão Tứa và anh chàng tù “con so” kia.
Với lão Tứa là nỗi niềm về quê hương trào dâng trong lòng khi được Bình khơi lại ban nãy. Còn với Bình, lúc này làm sao anh có thể ngủ được. Cuộc đời đang tươi sáng với sự nghiệp ngời ngời, vợ đẹp, con xinh, tự nhiên lại dính án. Chưa kể vết đau ê ẩm bởi màn chào buồng từ chiều tới giờ vẫn còn ê ẩm, rỉ máu.
Chốc chốc Bình lại trở mình.
– “Thằng kia, có nằm yên ngủ không bố mày lại táng chết cha mày bây giờ”
Thằng Huấn quát lớn từ sàn trên khiến một số tù nhân tỉnh giấc tuy nhiên họ lại nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Bình nằm co quắp người lại, không dám thở mạnh.
– “Thằng Bình lên đâu tao bảo”
Lão Tứa nói vọng xuống.
Qua những sự việc từ chiều tới giờ, Bình cũng phần nào hiểu được vai vế của ông già này ở trong tù. anh lặng lẽ lách người đi lên sàng trên tới gần chỗ lão Tứa lúc này đang ngồi khoanh chân đợi sẵn.
– “Mày ngồi xuống đây”
Lão Tứa ôn tồn nói.
– “Kể tao nghe sao mày phải vào đây?”
– “Dạ…”
Bình bắt đầu kể về quá trình từ lúc mình gặp biến cố đến lúc phải vào đây. Tốt nghiệp, ra trường anh cưới vợ. Gia đình vợ có điều kiện nên hùn vốn để vợ chồng anh mở một shop thời trang bán buôn kết hợp bán lẻ ở thành phố. Công việc kinh doanh khá thuận lợi. Tuy nhiên thời gian gần đây xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ, ngoài ra còn diễn ra tranh chấp với một đối tác. Sự việc giải quyết nhùng nhằng mãi không xong. Phía đối tác liên tục có những hành động gây khó dễ cho công việc kinh doanh của shop.
Đỉnh điểm là ba tháng trước, họ cho người kéo đến gây rối tại cửa hàng. Bình có gọi một số bạn bè tới hỗ trợ đánh đuổi nhóm người gây rối. Hậu quả khiến hai người của nhóm kia bị thương tích nặng, suýt mất mạng.
Bình bị khởi tố tội danh cố ý gây thương tích với tình tiết tăng nặng là có tổ chức và sử dụng hung khí nguy hiểm, gây tỷ lệ thương tật cao cho đối phương…
… Lão Tứa vừa nghe vừa trầm ngâm.
– “Án của mày cũng nhẹ thôi. Chịu khó ngồi ngoan trong này độ 2 năm là được về à”.
– “Dạ, vâng. Giờ cháu cũng chỉ biết chịu án thôi chứ biết làm sao ạ”
… Dần dần câu chuyện chuyển sang các nội dung liên quan đến quê hương, chòm xóm của hai người. Qua lời kể của Bình, lão Tứa cũng biết thêm được một số thông tin về cha mẹ lão những ngày cuối đời, mặc dù thông tin cũng chỉ là bập bõm kiểu chuyện trong làng ngoài xóm giữa những người láng giềng với nhau.
Mắt lão Tứa rưng rưng khi nghe những mẩu chuyện về cha mẹ qua những thông tin vụn vặt, chắp vá của thằng Bình. Mấy chục năm trời xa quê, xa cha mẹ, và giờ là không còn cha mẹ, những tưởng thời gian cùng với cuộc sống tù khắc nghiệt có thể khiến lòng lão chai sạn, tim lão hóa sỏi đá. Nhưng không, những tình cảm trong lòng lão hướng về quê hương, cha mẹ không hề mất đi, nó chỉ bị nén lại, luôn chờ cơ hội để được bung ra mà thôi.
Tuy vậy, với bản lĩnh của một tên đầu buồng, cảm xúc của lão cũng chỉ thể hiện có một chút xíu. Chả ai có thể nhận thấy điều đó, ngay cả Bình, ngồi đối diện lão những cũng chỉ dám cúi gằm mặt nói chuyện.
… Bạn đang đọc truyện Tình muộn tại nguồn: http://truyensex68.com/tinh-muon/
Sau buổi tối đầu tiên đó, mặc dù chỉ là “nhân dân” nhưng Bình được lão Tứa dành cho khá nhiều ưu ái. Từ vị trí nằm, chế độ ăn uống, phân công lao động… Có lẽ vì là chỗ đồng hương, lại là người cung cấp những thông tin có giá trị về gia đình lão nên lão có phần ưu ái cho Bình.
Điều đó khiến cho không ít phạm nhân khác cảm thấy khó chịu, nhất là thằng Huấn. Nó vừa không có cơ hội thể hiện toàn bộ cái uy của nó trước mặt Bình, lại vừa phải ngang hàng với Bình trong một số “chế độ” đãi ngộ. Tuy vậy, vì là sự sắp xếp của lão Tứa nên tuyệt nhiên không có một tù nhân nào dám thể hiện thái độ khó chịu ra mặt cả.
Mất gần một tháng Bình mới bắt đầu quen với nề nếp sinh hoạt, ăn uống, lao động ơ trong Tù. Con người anh đã thực sự “chấp nhận” hoàn cảnh hiện tại của mình. Thậm chí anh còn tự thấy mình còn có phần may mắn khi gặp được quý nhân ở trong tù như lão Tứa nữa.
Cũng kể từ ngày có Bình ở đây, cơ mặt lão Tứa cũng giãn ra nhiều, lão mở lời nhiều hơn, cười nhiều hơn. Đặc biệt buổi tối, lão đều cho Bình lên nằm gần chỗ lão. Một đặc ân mà ngay cả đám “trách nhiệm”, “mân trên” đều chưa từng được hưởng. Đêm nào hai người cũng tâm sự như hai người bạn tâm giao chán chê rồi mới đi ngủ.
… Thông tin lão Tứa nằm trong danh sách những người được ân xá đợt này của trại cũng được công bố chính thức. Cả trại ai cũng mừng cho lão. Lão đi tới đâu cũng nhận được câu chào kèm lời chúc mừng của mọi người.
Thế nhưng càng gần đến ngày ra tù, lão Tứa càng thấy bồn chồn lo lắng. Có lẽ tâm thức của lão đã quá quen với môi trường bị giam cầm nên lúc này tự nhiên ý thức của lão lại thấy “sợ” được tự do chăng?
Không khó để Bình nhận ra sự lo lắng của lão. Và lão cũng không ngại để mở lòng với thằng bé đồng hương lúc này.
Theo những lời kể của các phạm nhân mới vào và sự tự hình dung của bản thân, lão Tứa cũng có thể mường tượng ra được cuộc sống xã hội ngoài kia giờ đã rất khác so với những gì lão từng trải qua ngày xưa. Xã hội văn minh hơn, con người hiện đại hơn, tiện nghi nhiều hơn, cuộc sống trẻ trung thời thượng hơn…
Liệu lão có thể hòa nhập được với thế giới đó không. Lão sẽ đi đâu, về đâu? Về quê thì chắc chắn là không rồi. Nơi đó không còn ai đón chờ lão nữa. Về đó chỉ để cho người ta cười vào mặt lão thôi. Rồi lão sẽ ở đâu, làm gì mà sống…
Những câu hỏi cứ bay loạn xạ trong đầu lão cả ngày lẫn đêm.
Buổi tối, khi cả buồng giam đã vào giấc. Như thường lệ, lão Tứa và Bình vẫn chưa ngủ.
– “Thế bố định đi đâu sau khi ra tù?”
Thằng Bình quay sang hỏi lão Tứa.
– “Tao cũng chưa biết nữa”
Lão thở dài ngao ngán.
– “Hay để con bảo vợ con ở ngoài đó bố trí tìm chỗ ở và công việc giúp bố nhé”
– “Một thằng tù già như tao thì ai người ta mướn hả mày?”
– “Bố cứ nói thế, bố còn sung lắm”
– “Mẹ cha mày, sung cái con khỉ” – Lão cười khì khì.
– “Con nói thật. Bố mới có gần 60 chứ mấy. Ngoài kia đầy việc cho bố làm. Quan trọng là bố có chịu làm không thôi. Chưa kể bố còn phải cưới vợ, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái nữa chứ”
Đang vui tự dưng Bình nhắc tới chuyện vợ con khiến lão Tứa trùng mặt xuống. Với đa số tù nhân, chuyện vợ con là chủ đề rất nhạy cảm, nó khiến cho phần lớn trong số họ phải chạnh lòng. Riêng với lão Tứa điều đó còn khiến lão nao lòng hơn.
Sống tới nay đã quá nửa đời người, lão còn chưa được nắm tay người con gái nào. Giờ đã ngần này tuổi rồi, còn vợ con cái con mẹ gì nữa (lão tự nhủ).
– “Tao hỏi thật, mày thấy như tao giờ ra tù thì làm được cái gì ngoài kia?”
– “Ý bố là công việc gì phải không ạ? Ui xời, đầy. Như bố ngoài kia người ta làm bảo vệ, lái xe, shipper, công nhân, xe ôm… Tha hồ việc cho bố làm. Chỉ sợ bố ngại thôi”
– “Đã là thân tù ra thì ngại cái gì nữa hả mày”
– “Thế bố không định về quê sống thật à?”
– “Ừ”
– “Vậy, nếu bố chưa có hướng nào thì để con bảo vợ con ngoài kia sắp xếp cho bố”.
– “Ừ, cứ biết thế đã. Lúc đó hẵng hay. Thôi đi ngủ đi”
Cả hai cùng chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.
… Hôm nay, là ngày trại cho thăm nuôi. Mấy tháng tù Bình mới được gặp vợ và con. Cuộc gặp gỡ toàn nước mắt. Đứa bé ngây thơ chưa tròn tuổi vô tư gặm bình sữa ngơ ngác nhìn cả bố và mẹ nước mắt giàn giụa hỏi han nhau qua ô cửa kính có đục mấy lỗ nhỏ.
Ngọc anh (vợ Bình) năm nay cũng 25 tuổi. Hai người là bạn học chung trường Đại học. Hồi sinh viên, nàng là hoa khôi của trường còn chàng cũng là soái ca của lớp. Một cặp trời sinh, bén duyên rồi cưới luôn sau khi tốt nghiệp.
Cu Tít thừa hưởng đủ gen trội của cả 2 người, đôi mắt to tròn, linh hoạt của bố, sự thanh tú và nước da trắng bóc của mẹ.
Hai vợ chồng tíu tít kể cho nhau nghe chuyện trong tù lẫn chuyện ở nhà.
Theo lời Ngọc anh thì sau ngày anh vào tù, bọn gây rối lần trước thỉnh thoảng vẫn đến quậy. Lúc chúng đến ban ngày, lúc chúng đến ban đêm. Mặc dù bọn chúng không dám làm gì quá đáng nhưng chừng đó cũng khiến cho cuộc sống của nàng và con khá bất an.
Nghe tới đó, Bình nắm chặt tay, nghiến răng kèn kẹt.
Chợt như nhớ tới điều gì đó, Bình nói nhỏ với vợ.
– “Trong này anh có một ông bạn tù, sắp được thả. Ông ấy cũng chưa biết đi đâu, làm gì. Có gì em ở ngoài đó bố trí giúp chỗ ở, tìm việc cho ông ý xem sao. anh nghĩ ông ý có thể giúp ích được cho mình một số chuyện”
– “Vâng, để có gì đến lúc đấy em xem thế nào đã”
Thời gian trôi qua thật nhanh. Chẳng mấy chốc đã hết giờ thăm nuôi. Hai người lại nước mắt ngắn mắt dài chia tay.
… Đêm đó, trong câu chuyện tâm sự của hai người đàn ông, Bình một lần nữa lại đề cập đến việc bảo vợ giúp lão Tứa lo chỗ ở, công việc sau khi ra tù. anh nói tới chuyện đó một cách rất quyết tâm. Dường như trong đầu anh đang có một tính toán nào đó.
Bình đâu biết rằng, tính toán đó của mình là một trong những sai lầm lớn nhất đời anh sau này.
… Thế rồi ngày lão Tứa ra tù đã tới. Sau một buổi lễ tổ chức long trọng tại sân trại. Các tù nhân lần lượt lên nhận quyết định và ra cổng để người thân đón về.
Cổng trại đông như mở hội. ai cũng xe đón, người rước. Chỉ có mình lão lặng lẽ đứng đó. Lão không ngóng ai và cũng chẳng ai đón lão.
Ngẩng mặt lên trời đón ánh nắng chiếu vào, hít những hơi thở thật sâu. Hơi thở của sự tự do, hơi thở của một con người đúng nghĩa. Từ giờ lão đã được trở lại với xã hội, cuộc đời lão chuẩn bị bước sang một trang mới.
Hành trang của lão lúc này chỉ là một ba lô trong có vài bộ quần áo, một ít tiền lộ phí, phụ cấp “lương tù” được nhận kèm với quyết định tha trước thời hạn.
… Dáng chiều tà trải đều trên cánh đồng làng Đót. Cảnh quê thật yên bình với nhịp sống chậm rãi. Không mấy ai để ý có một bóng người đang thắp hương trong nghĩa trang giữa đồng.
Lão Tứa quỳ lạy trước hai nấm mộ xây sơ sài nằm cạnh nhau. Mộ phần của cha mẹ lão. Bên khói hương nghi ngút, mắt lão ngấn lệ. Miệng lẩm nhẩm những gì không ai hay.
Ngước nhìn về ngôi làng phía sau, nơi có ngôi nhà của gia đình lão, nghe thằng Bình kể thì ngôi nhà đó hiện người em họ của lão đang ở. Làng lão giờ khác nhiều quá. Những ngôi cao tầng đủ mọi hình thù mái Thái, mái Nhật đã thay thế cho những căn nhà lụp xụp trước kia. Rặng tre thuở nào giờ cũng không còn nữa. Đường làng giờ cũng thay toàn bằng bê tông. Gần như không còn hình ảnh nào thân thuộc với lão.
Gạt dòng lệ chưa kịp rơi, lão bước nhanh ra phía đường cái quan, vẫy vội một chiếc xe khách đang di chuyển theo hướng về thành phố.
… Thành phố về đêm rợp đèn hoa đủ màu sắc, người xe đi lại tấp nập. Trước đây nơi này chỉ là một thị trấn nhỏ, sau hơn 30 năm đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Rộng lớn, sầm uất, phồn hoa, náo nhiệt.
Lão lang thang hết con phố này đến phố khác, lão đi một cách vô định, nhìn ngắm mọi thứ với ánh mắt lạ lẫm, ngô nghê đến tội.
Vừa đói vừa mệt, lão lê bước vào một quán phở ven đường. Chưa đầy 20 phút, hai bát phở đã hết veo. Đời lão chưa từng có bữa ăn nào ngon đến vậy. Bữa ăn tự do đầu tiên sau hơn 30 năm cơm ngục.
Đêm dần về khuya, người và xe cũng thưa dần. Lão tạt vào một nhà nghỉ gần đó kiếm chỗ nghỉ chân.
… Đêm tự do đầu tiên thực sự nhiều cảm xúc, một cảm giác nâng nâng khó tả. Thêm vào đó, tiếng động “lạ” từ hai phòng bên cạnh khiến lão không tài nào chợp mắt.
“Bố khỉ, một lão già gần 60 tuổi chưa sờ vào đàn bà bao giờ như mình lại phải nằm ngủ ở đây thì khác gì tra tấn không chứ?” – Lão vừa cười vừa lẩm nhẩm một mình.
“Nhưng mà còn sướng bằng vạn lần ở trong tù”
Lão tự an ủi rồi bật tivi cho át đi những tiếng động lạ kia…
… Mấy ngày tiếp đó lão cứ lang thang ngắm phố phường, người và xe như để cho thỏa sau những ngày bị giam cầm. Đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì lại về nhà nghỉ nằm.
Thế nhưng những ngày tháng thảnh thơi ngắn chẳng tày gang. Những đồng phụ cấp ra tù nhanh chóng cạn kiệt. Giờ đây lão phải đối mặt với mối lo cơm áo gạo tiền, nơi ăn chốn ở.
Nhìn những đồng tiền cuối cùng còn lại trong túi. Lão không biết phải sống như thế nào trong những ngày tiếp theo.
Chợt nhớ tới những lời dặn dò của thằng Bình trước khi ra tù, lão lục túi lấy ra cái thư tay gấp vội của nó nhờ lão gửi cho vợ.
Lão thu dọn hành lý, trả phòng rồi bước ra phố.
Nằm trên mặt tiền một con phố sầm uất của thành phố, shop thời trang Ngọc anh nổi bật bởi sự hoành tráng từ biển hiệu cho đến decor trang trí. Lão Tứa bần thần đứng ngoài một lúc lâu, nửa muốn vào, nửa muốn đi.
– “Dạ, bác cần tìm ai ạ?”
Lời chào của bé nhân viên khiến lão Tứa giật mình.
– “À, bác cần tìm Ngọc anh”
– “Dạ, mời bác vào trong này ạ. Để cháu gọi chị Ngọc anh xuống”
Lão Tứa đi vào bên trong cửa hàng. Nó thật rộng lớn. Một nửa được dùng để trưng bày sản phẩm, một nửa làm chỗ chất hàng. Các bì tải lớn nhỏ xếp chồng lên nhau ngay ngắn.
– “Dạ, bác cần gặp cháu ạ?”
Một lời nói nhẹ nhàng sau lưng lão Tứa.
Ngoảnh lại, lão Tứa hơi khựng lại một chút. Chao ôi, sao lại có người đẹp đến vậy. Mặt xinh, da trắng, dáng cao, váy hiệu điệu đà cổ khoét sâu nổi bật hai gò bồng đảo trắng ngần cao vút.
Bao nhiêu năm trong tù chỉ toàn nhìn thấy đực rựa, giờ mới ra tù đã gặp ngay “nàng tiên” thế này. Nội tiết tố nam của lão được khơi gợi, trào ra tấn công thần kinh trung ương khiến lão đứng như trời trồng.
– “Dạ, bác cần gặp cháu ạ”
Thấy lão vẫn đứng yên nên Ngọc anh phải lên tiếng một lần nữa.
– “À ừ, chú muốn gặp cháu có chút chuyện”
Lão Tứa lúc này mới sực tỉnh. Tay chân luýnh quýnh thò vào trong túi móc ra tờ giấy nhàu nhĩ…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12