Tối về nhà, em ríu rít kể tao nghe việc đưa tiền cho B, em còn nói nhìn chị ta hơi tội nghiệp, rồi chị ta nói con Cún lười ăn lắm, muốn mua thêm thuốc bổ cho nó uống, nên vợ tao đưa cho cả 3 triệu, trong khi cả nhà cả cửa còn 4 triệu, tao trợn mắt, tỏ thái độ giận dữ, bảo em lần sau đừng làm trái những lời tao nói, nhất là việc tiền nong với mẹ con Cún. Em hơi rưng rưng, tao nói đưa nhiều chưa chắc con Cún đã nhận được. Vì mẹ nó đánh đề thành thần rồi. Em gật đầu. Tao cũng điện lại nói rõ cho B, đừng lợi dụng vợ tao, rồi có ngày gặp họa đấy. Cũng từ đó chưa bao giờ nó gặp vợ tao xin tiền thêm một lần nào nữa cả.
Khi con cún học lớp 11, kỳ nghỉ hè nó muốn ra Hà Nội, tao hơi khó xử, mẹ nó cũng đã lấy chồng và có con riêng, chồng nó lại không thích con cún. Nên dĩ nhiên ra thì phải ở nhà tao thôi.
– Chào con gái…
– Con chào… Dì…
– Ôi, chào cô thôi con, gọi dì như dì ghẻ ấy.
– Vâng, mẹ con kêu phải gọi vậy ạ.
– Con đi mệt không, cô chuẩn bị phòng cho con rồi đó. Lên nghỉ đi, cô phải đi làm bây giờ. Tối về cô đưa đi chơi nhé!
Con Cún có vẻ vẫn sợ lắm, tao ít nói chuyện với con, nên bố con có ngồi với nhau cũng chẳng có gì để nói. Việc tao lại tối ngày nên về muộn. Bây giờ thời đại điện thoại ảnh ọt gửi thoải mái, lúc thì tao thấy đi Bờ Hồ, lúc lại thấy vi vu ăn kem Thủy Tạ, 11 h đêm còn đi xem phim ở Vincom Bà Triệu.
Một tuần sau con về Hà Tĩnh, trước khi ra bến xe bố con tao ngồi nói chuyện:
– Gia đình bố hạnh phúc nhỉ?
– Sao con nói thế!
– Con thấy vậy!
Rồi nó cúi mặt, vẻ mặt buồn thảm thương, tao hiểu nó đang rất tủi thân.
– Cô bảo con có gì cứ nói với cô, cô còn làm tài khoản cho con, và cô sẽ gửi tiền trực tiếp cho con, không nhận qua mẹ nữa.
– Cô cũng nói với bố rồi, con thấy không thoải mái à?
– Không phải, cô còn cho con xem thư cô viết cho con từ hồi cô mới biết con, bố có xem không?
Tao đỡ lấy lá thư, giấy đã ngả màu, chữ viết nắn nót, ngay ngắn và nghiêm túc. Mới vài dòng, mắt tao nhòe đi, mũi tao thấy cay cay, thật không nghĩ, vợ lại nhân văn đến vậy…
HP ngày… Tháng… Năm…
Gửi con gái bé bỏng của cô!
Cô chưa được gặp con, nhưng chỉ tưởng tượng ra bàn tay nhỏ xíu của con nắm lấy tay cô, hay giọng ngọng líu lo bi bô chẳng rõ tiếng của con khi nói chuyện, cô đã thấy rất hạnh phúc rồi…
…
Bức thư khá dài, đại loại nàng nói nàng không cướp bố của con gái tao, nàng chỉ giữ hộ, và nếu con muốn ở với bố lúc nào cũng được. Người lớn có nhiều lý do để bao biện, nhưng chắc chắn chẳng có gì có thể bao biện cho tình yêu thương con vô bờ bến của cha mẹ cả. Sau này con lớn lên con chắc chắn sẽ hiểu được mà thôi.
Từ ngày con biết nàng, lúc nào cũng ríu rít như chim câu, nấu ăn cũng hỏi, chơi bời gì cũng khoe, cùng học, nàng cũng không lấy làm phiền lắm.
Tao nhớ lúc ở nhà tao, con bé thi thoảng lại mất tích nửa tiếng, khi về nhà là thở hổn hển như vừa đi ăn trộm. Tao hỏi nó đi đâu, nó bảo nó xuống siêu thị. Vợ tao chỉ cười, ăn cơm xong, vợ bắt bọn trẻ con dọn dẹp, bảo con bé ngồi lại rồi nói:
– Từ lần sau mẹ con lên thăm con, con bảo mẹ lên nhà nhé. Đây cũng là nhà con, không có cớ gì phải thì thụt gặp nhau vội vàng vậy. Cô thấy kỳ kỳ sao á?
Con bé mắt long lanh, vừa ngạc nhiên vừa sợ, giống kiểu, con có gặp ở gần nhà đâu mà sao cô biết, cô nhìn thấy à? Thực ra con bé không biết, vợ tao khá nhạy cảm, nó chỉ cần nhác thái độ của người khác, là đã có thể luận ra đó là việc gì.
Xong nó quay sang tao rồi bảo:
– Anh cứ bảo chị ấy lên đây, sau này còn nhiều việc của con nữa, vẫn phải gặp nhau để bàn mà.
Tao chỉ ừ! Trong lòng cũng khá run rẩy. Thật ra, tao chỉ ngại vợ tao nghĩ ngợi, nhưng cách nói của nó, việc như chẳng có gì, chẳng hiểu sao vẫn làm tao phải lo lắng.
Mấy hôm sau, con cún hỏi vợ tao về việc có nên đi học đại học hay không? Vợ tao hỏi nó:
– Con muốn làm gì?
– Con muốn đi học đại học, nhưng sợ sức con không đủ, nên con muốn đi học nghề.
– Con nói với bố mẹ chưa?
– Con chưa nói với ai cả, con sợ bố mẹ không đồng ý!
– Ô kìa, đó là tương lai của con, cuộc đời con, con phải tự quyết định chứ. Cô hay bố mẹ chỉ định hướng cho con thôi. Chỉ có con mới biết thế nào là phù hợp nhất với mình. Để cô bảo bố gọi cho mẹ con, tối nay lên nhà mình nói chuyện này nhé!
– Thôi cô, con sợ bị mắng lắm.
– Ai mắng con?
– Mẹ ạ!
– Xời, không sợ đâu, mẹ con nghe bố, bố con nghe cô. Cứ để đấy, cô cân tất.
Con bé phì cười, vâng ạ rồi ù té đi gọi cho mẹ.
Dkm, trên đời phiền nhất là người nói xong là làm, mà làm là làm quyết liệt. Hôm đó lần đầu tiên nhà tao họp gia đình, mà người cầm trịch éo phải là tao. Sau khi nàng nhốt hết 2 đứa con tao và 2 con của B lên phòng, dưới chỉ còn tao, B, nàng và con Cún, thủ tục chào hỏi xã giao xong xuôi, nàng cất lời:
– Hôm nay có cả bố cả mẹ ở đây, con có nguyện vọng gì cứ nói. Đáng ra em không trong buổi họp này, nhưng con muốn em có ý kiến nên em đề nghị gặp mặt. Anh chị thấy bất tiện thì em để cho ba người nói chuyện với nhau.
– Không em, con nó cũng nói là muốn em tham gia, chị cũng thấy hợp lý vì con ở với em mà.
– Vậy con muốn thế nào, con nói cho cả nhà nghe xem…
Con bé hơi sợ, cúi mặt xuống vân vê gấu áo, có lẽ chưa bao giờ nó được tự chủ đưa ra ý kiến của mình. Chứ như hai đứa bé nhà tao, rất hùng hổ, vì mẹ nó luôn cho chúng nó đề đạt tâm tư. Nếu nói được lại mẹ nó, hay nói có lý, mẹ nó đồng ý luôn. Còn thái độ và cãi cùn, ăn đòn toét đít. Vợ tao lại động viên tiếp, con bé lấy hơi rồi nói:
– Con chưa biết thi trường gì, và nếu thi không đỗ. Năm sau con thi được không?
– Chả sao, không đỗ thì về trăm mâm là xong, tao đầy đất, học nhiều làm gì cho mệt.
Mẹ nó lên tiếng…
– Thế con muốn thi trường gì?
Tao hỏi:
– Con chưa biết!
– Vậy con học khối gì…
– Khối C ạ…
Vợ tao ngồi nghe, tay vẫn bấm điện thoại, tao hơi khó chịu, hóa ra nó tra gg, vợ ngẩng lên rồi nói:
– Con muốn làm nghề gì? Giáo viên hay báo chí hay luật?
– Con thích làm về luật!
– Cô tra trên GG, luật thì có mấy khoa, trong đó có luật sư, luật kinh tế, luật sư thì học sẽ vất vả và còn thêm phần thi chứng chỉ. Còn luật kinh tế, sau này con ra làm cho tư nhân cũng dễ, nhiều công ty cũng cần…
– Nhưng con sợ luật điểm cao, con thi không nổi…
– Cô cũng xem qua mức điểm sàn, chỉ có luật của ĐH Luật HN là lấy điểm cao, còn các trường khác, có khoa luật KT lấy không phải cao lắm đâu. Cô nghĩ sức con thi được.
– Nếu con không thi được, năm sau con thi lại hoặc đi học nghề được không?
Tao trả lời…
– Con muốn làm gì cũng được, kể cả đi Du học, nhưng đi Du học, con cần học tiếng Anh nữa.
Vợ tao quay ra nhìn mẹ nó:
– Chị thấy con thi luật được không?
– Ôi dào! Nhà chị chả ai học hết lớp 9. Nó học tốt gì là gien của bố nó thôi. Thi trường nào cũng được, thi được thì được, không được chị cho về lấy chồng là xong.
– Con không lấy chồng đâu.
Vợ tao quay ra nhìn tao, tao bảo:
– Thì con cứ thi đi đã, chưa làm thì sao đã sợ.
Vợ tao nói tiếp:
– Học xong, không phải chỉ có mỗi con đường là vào đại học, có rất nhiều cách khác để làm việc kiếm tiền, đại học chỉ là bàn đạp thôi con. Nên con không cần quá quan trọng việc đỗ hay trượt. Cứ thi đi rồi tính sau nhé.
Nói chuyện một thôi một hồi xong, vợ rủ cả nhà đi ăn sữa chua ở phố cạnh đó. Tao chạ đi, kệ bọn họ. Thế là chúng nó mấy mạng người kéo nhau đi hết. Tao ngồi ở nhà, chơ vơ với điếu thuốc đỏ tay ở ban công. Lại nghĩ mình đang mơ, tao cứ như Vi Tiểu Bảo ở Lộc Đỉnh ký, chẳng lẽ lại có sự hòa thuận đến không ngờ như vậy. Đã có lúc tao mơ hồ là vì sao, trên đời lại có người như vợ tao! Thực sự trong lòng nó đang nghĩ gì, tao cũng không hề nắm được.
Việc không dừng ở đó, vợ chồng thằng em vợ lên chơi, đúng hôm vợ nhà tao cho cả nhà đi ăn buffer mừng sinh nhật gộp cả con lớn lẫn con nhỏ. Hôm sau vợ nó nhắn hỏi vợ tao:
– Con nhà ai thế chị?
– Con chị!
– Chị dạo này vui tính nhỉ!
– Con anh Linh thì cũng là con chị thôi…
– Chị cứ đùa, em hỏi nghiêm túc đấy…
– Chị nói thật!
Thật á, chị, em đang khó thở quá, để em bình tĩnh rồi em nói chuyện với chị sau nhé. Em chưa hiểu chuyện gì cả.
Vợ tao cũng chỉ thả mặt cười. Mấy hôm sau, dưới nhà vợ, mẹ vợ gọi lên:
– Con, nhà thêm người à…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24