Kỳ thi đại học có thể nói là kỳ thi quan trọng nhất đời người. Báo đài ra rả, phụ huynh bàn tán còn học sinh thì lo sốt vó về nó. Bởi thế nên vào ngày thi đại học, tôi có cảm tưởng như cả nước đang mở hội, cùng hướng ánh mắt về những mầm non của đất nước.
Tôi không ngoại lệ, bị ảnh hưởng mạnh mẽ như bao người có con đi thi đại học khác, tới mức mà đêm trước đó tôi không tài nào chợp mắt nổi, chỉ đi đi lại lại dưới bếp với ly cà phê, canh tới giờ gọi Minh dậy.
Đến giờ G, tôi lật đật chạy lên phòng mặc vội vào cái áo sơ mi trắng kèm cái quần jean, trước khi đánh thức đứa con còn đang ngái ngủ của mình. Không như lần trước, Minh không còn giữ được dáng vẻ ung dung tự tại, chính nó cũng bồn chồn không kém chi tôi, bật dậy đánh răng rửa mặt.
Không mất bao lâu để mẹ con tôi hoàn thành bữa ăn sáng. Sau đó, tôi dùng xe máy chở nó tới địa điểm thi. Trời hẳn còn sớm, nhưng đường thì đông nghịt người, chen chúc nhau như bầy kiến bò đi kiếm ăn. Tôi đoán rằng chắc những người kia có cùng một nhiệm vụ giống mình – chở con đi thi.
Đường tuy kẹt song tôi vẫn tới nơi kịp giờ, vội vã đậu xe rồi đốc thúc thằng Minh:
– Cố làm bài cho tốt nghe chưa! Ba mẹ hy vọng vào con lắm đó!
– Con biết rồi! Mà mẹ nhớ là nếu con mà đậu điểm cao nhất lớp thì mẹ phải cho con đ…
Không để nó nói trọn câu, tôi bịt miệng nó ngay tức khắc, bởi sợ rằng những người xung quanh sẽ nghe thấy.
– Biết rồi! – Tôi thì thầm.
– Mà con còn câu này muốn hỏi mẹ trước khi vào thi? – Minh cũng nhỏ nhẹ nói lại.
– Hỏi gì?
– Hôm nay… mẹ mặc xì líp màu gì?
– Thi cử không lo lo chuyện tào lao.
– Mẹ trả lời đi.
– Màu trắng. Được chưa. Vào trong đi kẻo trễ. – Tôi hối.
Tôi nhìn theo lưng áo Minh mãi đến khi nó khuất vào đám đông. Tương tự lần trước, tôi quyết định tìm một quán cà phê gần đó ngồi đợi thay vì trở về. Tại đây, tôi đã có một cuộc trò chuyện thú vị với một người phụ nữ khác mà tôi nhớ mãi về sau.
Lúc đó tôi đang nhâm nhi tách cà phê sữa của mình thì người phụ nữ đó tới bắt chuyện.
– Chào cô. Cô cũng có con thi trường này à? – Cô ta bước tôi.
Tôi ngước mắt lên nhìn người phụ nữ lạ mặt này một hồi lâu, trước khi lịch sự mời cô ta ngồi chung bàn.
– Phải. Con tôi thi ngành Y. – Tôi đáp.
– Con tôi cũng thế. – Người phụ nữ đó ngồi xuống, cũng gọi một tách cà phê sữa.
Tôi có cơ hội để nhìn rõ người đối diện hơn sau khi chị ta cởi bỏ cặp kính mát. Nước da trắng ngần, gương mặt đầy đặn còn ngũ quan thì thanh tú, ăn mặc thì thời thượng, không khó để nhận thấy đây là một người phụ nữ sang trọng và giàu có. Song vật chất chẳng thể níu kéo nổi thanh xuân khi trên gương mặt tưởng chừng là hoàn hảo kia đã xuất hiện đầy những vết nhăn trên trán hay chân chim trên khóe mắt. Rõ ràng, nhan sắc của chị ta đã bị thời gian nuốt chửng.
– Chị có tự tin vào việc con mình đậu không? – Chị ta cất tiếng hỏi.
– Làm mẹ ai chẳng muốn còn mình đỗ đạt. Nhưng thú thật tôi thấy lo lắm. Thi đại học vốn đã rất khó rồi, lại còn là ngành này… – Tôi thở dài.
– Đành chịu thôi, biết sao hơn. Đôi lúc tôi lại muốn con mình rớt hơn.
– Sao chị lại nói thế? – Tôi thắc mắc.
– Tôi có bà chị chơi chung, cũng có nhỏ con gái thi ngành này, đậu hẳn hoi, nhưng rồi sau đó áp lực học hành quá nó chịu không nổi, giờ bị trầm cảm phải nghỉ học ở nhà trị bệnh luôn. Coi như công cốc cả.
– Khổ vậy à. Tội con bé. – Tôi đáp.
Nghe kể vậy tôi bất chợt thấy lo cho thằng Minh. Nếu nó đậu được thì tốt, nhưng thế thì đã sao, còn hẳn nhiều năm học hành căng thẳng trước mắt chờ đợi nó phía trước? Chẳng may nó lại giống con bé kia thì khổ. Còn nếu nó rớt… chẳng sao cả. Trong lòng một người mẹ như tôi, việc đỗ đạt của con cái tuy quan trọng, nhưng quan trọng hơn đó là nó được khỏe mạnh, hạnh phúc là được. Định kiến xã hội cứ bảo rằng phải có tấm bằng đại học, nhưng kể cả không có thì đã sao? Ta vẫn còn nhiều con đường khác để đi cơ mà? Vậy mà ba thằng Minh cứ ép nó… kỳ thi này, không được thì thôi, tôi sẽ không trách nó gì cả.
– Phận đàn bà mình coi vậy mà khổ. Sinh con đẻ cái xong, lại phải chăm lo cho nó lớn, rồi khi nó lớn rồi việc học hành của nó cũng phần mình. Chẳng mấy chốc thì thanh xuân hết cả, không được ngày nào vui. Gặp thằng chồng nó biết thương mình thì đỡ, nó mà không thương mình thương con khác mình cũng đành chịu.
– Nghe chạnh lòng chị nhỉ. – Tôi đồng cảm.
– Như tôi đây. Hy sinh cả đời cho gia đình xong nó lại bỏ mình theo con trẻ hơn, coi có khốn nạn không cơ chứ. Giờ một thân một mình lo cho đứa con thi cử suôn sẻ.
Tôi tự thấy mình may mắn vì không rơi vào hoàn cảnh bi đát như người đàn bà kia. Tôi an ủi:
– Chị đừng buồn nữa. Thoát được gã đó là hên đó, rồi chị sẽ gặp người khác tốt hơn.
Chị ta cười xòa:
– Có đã tốt. Giờ chỉ biết sống cho con cái thôi, hạnh phúc cá nhân đời mình coi như bỏ. Tôi khuyên chị dù mình là đàn bà chỉ biết sống cho gia đình, nhưng chí ít phải biết yêu thương bản thân mình một chút.
Tôi và chị ta ngồi trò chuyện tới tận chiều, thời điểm mà kỳ thi kết thúc. Chúng tôi trao đổi số điện thoại, tạm biệt rồi quay trở lại địa điểm thi đón con về nhà.
– Sao, làm bài được không mà im re vậy? – Tôi hỏi trên đường về nhà.
– Chẳng biết nữa. Một tháng sau có kết quả.
– Nè thí dụ không làm được thì thôi cũng đừng có buồn, mẹ không trách đâu. Mẹ sẽ lựa lời nói với ba cho, không sao đâu. Đợi có kết quả rồi mẹ sẽ cho đi du lịch một chuyến cho khuây khỏa nha.
Minh không đáp, như đang chìm sâu vào suy tư nào đó. Tôi thấy vậy nên không phiền nữa, chở nó về nhà nghỉ ngơi sau nhiều tháng học hành với áp lực khủng khiếp.
Dù tôi có bảo rằng mình không đặt nặng việc học đại học nữa, song trong một tháng sau đó, tôi vẫn hồi hộp chờ đợi kết quả.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21