Bà chủ cửa hàng tạp hóa nói với Hân, người ngủ nhờ nhà bà hồi hôm:
– Từ nhà ở rẫy vào trại cải tạo cũng cả cây số, nhưng ông xã tôi sẽ đem bao đồ thăm nuôi tới trại giúp cô.
Hân nói:
– Cảm ơn bác. Lần đầu tiên đi thăm nuôi ở đây, nên không biết đường đi ra sao. Thư của nhà tôi cũng bảo chỉ đem những thứ thật cần, vì đường từ Trảng Bom vào trại tới chục cây số. Nhưng cả năm mới đi một lần, nên cố đem mấy thứ đồ khô. Không gặp được bác thì tôi không biết xoay sở ra sao với cái bao đồ này.
– Hai cô cháu khiêng thì cũng dễ – bà quay sang nói với người con gái chừng 14, 15 tuổi: Con nhớ bảo ba đem cho cô bao đồ ăn vào trại cải tạo.
– Dạ, con nhớ rồi.
Hân lấy ra một số tiền, nói với bà chủ quán:
– Xin lỗi bác, phải nói điều này là xin bác cho tôi gửi lại ít tiền ăn từ chiều hôm qua tới sáng nay.
Bà chủ lắc đầu:
– Cô đừng làm thế. Ăn uống không đáng là bao. Cô đi thăm nuôi thế này vất vả quá. Trước cô đã có nhiều chị, nhiều bà đi thăm nuôi đã ở đây qua đêm như cô. Tôi hiểu hoàn cảnh của những người đi thăm nuôi. Nhà ở bên đường vào trại nên giúp được cô cái chi thì giúp. Cùng hoàn cảnh cả cô ạ.
Hân nhìn bà chủ tần ngần một lúc, rồi nói:
– Cảm ơn bác đã cho ở, cho ăn, rồi lại cho cháu và cả bác trai giúp tôi.
Bà quán nói:
– Cô đừng bận tâm về mấy việc đó. Khi nào đi thăm nuôi cứ ghé tôi – bà nhìn ra ngoài trời: Mây đen thế kia sợ còn mưa nữa. Hai cô cháu đi cho sớm để kịp thăm nuôi.
Hân chào bà quán, rồi cùng Mẫn khiêng bao đồn ăn. Mẫn đi trước dẫn đường. Từ đường cái Trảng Bom, Mẫn rẽ vào con đường đất pha cát khá rộng, hai bên là ruộng rẫy với những căn nhà gỗ mái tôn. Đi được khoảng cây số, Mẫn nói:
– Cô đi một mình nên phải đi bộ xa, còn thường thì vào những ngày thăm nuôi định kỳ, người ta đi đông, nên có xe lam chở vào tới suối Bằng Lăng, được hơn nửa đường.
Hân hỏi:
– Trước 75 nhà cháu ở đâu?
Mẫn đáp:
– Vẫn ở chỗ bây giờ. Nhưng lúc đó má con bán hàng lớn hơn. Trước 75, cái sân trước nhà là cửa hàng. Sau 75, người ta không cho bán hàng, nên ba con đã dỡ cái nhà làm cửa hàng đem vào rẫy làm nhà.
– Trước 75 ba con làm gì?
– Dạ, ba con làm trung sĩ ở Biên Hòa.
– Họ đã cấm bán hàng, sao má con vẫn còn bán được?
– Má con chỉ ngừng bán được chừng nửa năm, rồi lại mua hàng ở Biên Hòa về buôn bán lại với cửa hàng nhỏ, chỉ bán mắm, muối, dầu ăn, kẹo bánh, hột gà, hột vịt và rau trái ba con trồng ở rẫy như bầu, bí, mướp, cà chua, rau đay, mồng tơi. Rồi dần dần mới thêm nhiều thứ hàng như bây giờ.
Hân hỏi:
– Rồi mấy ông nhà nước có đến nói gì không?
– Dạ, họ có đến nhiều lần, nhưng má bảo ba đã làm rẫy, nên nhà phải buôn bán chút ít mới sống được. Khi nào làm rẫy đủ sống thì má thôi bán và má xin họ giúp cho hai mẹ ở lại Trảng Bom để con được tiếp tục đi học, còn vào rẫy thì con thất học, vì từ rẫy ra Trảng Bom xa quá.
– Rẫy nhà được mấy mẫu?
– Không biết mấy mẫu. Con thường vô đem đồ ăn cho ba, rồi đem rau và hột gà, hột vịt về, nhưng chỉ đi loanh quanh trong vườn rau, nên không biết ranh giới tới đâu.
Hân nhìn theo toán mấy cô gái mặc áo lính rộng thùng thình, vai vác cuốc đi vượt lên trước, rồi hỏi:
– Rẫy nhà trồng những thứ gì, con?
– Dạ, trồng bắp, đậu đen, đậu xanh, đậu phộng. Quanh vườn ba làm giàn trồng mướp, bầu bí và nuôi gà, vịt.
– Con với má có vào làm giúp ba không?
– Dạ không. Má phải coi cửa hàng, còn con thì đi học, thỉnh thoảng ngày nghỉ mới vào làm cỏ. Vào mùa, ba phải thuê vài người để tỉa bắp, đậu, tới mùa làm cỏ cũng phải thuê người.
Hai cô cháu đi sát vào một bên đường, nhường chỗ cho mấy tốp phụ nữ đang ồn ào đi tới. Họ nói cười vui vẻ với con dao hay cái cuốc trên vai.
Khi tới con suối, hai cô cháu dừng lại, Hân nói:
– Đây là con suối con nói lúc nãy.
– Dạ, người ta gọi là suối Bằng Lăng, vì có 3 cây bằng lăng kia – Mẫn chỉ tay về phía 3 cây bằng lăng cao vút, cành lá vươn tỏa ra suối – Tới đây là được hơn nửa đường. Bây giờ còn dễ qua, chớ những ngày mưa lớn thì rất khó qua, vì lụt, nước chảy xiết.
Suối rộng khoảng chục mét, nước đục ngầu chảy xiết. Những toán đi vào rẫy đều dừng lại, rồi xắn quần quá đùi, tay xách túi đồ ăn, tay vác cuốc, xuống suối.
Mấy toán đàn ông, có người để quần dài lội, còn hầu hết đều cởi quần dài vắt lên cổ. Họ lội chậm, mắt nhìn chăm chăm vào những cái đùi trắng của những cô gái đi trước. Nhìn xuống chân mình, Hân biết mấy người đàn ông lội sau cũng đang nhìn vào đùi mình. Qua đến bờ bên kia, toán đàn ông trước khi bước đi, còn quay lại nhìn nàng. Trong bọn họ có tiếng: Đùi trắng ngồn ngộn với ngực và mông mẩy như thế thì được đéo một đêm có chết cũng đáng.
Sau những tiếng cười, có tiếng ồm ồm: Dáng đi trườn như rắn với mắt lẳng như thế thì đa dâm, chỉ đụng đến là đầy nước, rồi chỉ vài cái dập là đã nghe tiếng tiếng rên với sàng với sẩy, với hai chân tung lên cao, hai chân trỗi đạp… Đéo đàn bà dâm mới sướng – chớ mấy bà dạng ra rồi nằm yên như cái gối thì dù đẹp, dù mẩy từ trên xuống dưới cũng không mấy sướng… Ông ta im một lúc rồi tiếp: Đẹp mà mà dâm như thế chắc là việc thăm nuôi sẽ vắn số. Vú và lồn đó lại để cho thằng công an khu vực, thằng bí thư xã hưởng thôi…
Có nhiều tiếng nói trong tiếng cười, nhưng họ đã đi xa, nên Hân không nghe được gì nữa. Nàng không biết dáng với mắt mình ra sao mà họ gán cho tiếng dâm với những lời thô lỗ dâm dật như thế. Hân không bất bình về sự bình phẩm của họ, mà còn thấy vui, vì biết mình vẫn còn sức cuốn những cái nhìn của đám đàn ông. Lại một toán đàn ông khác đi vượt lên, có mấy người quay lại nhìn. Hân chỉ nghe thấy những tiếng cười, và đoán là đó là tiếng cười phụ họa với người nói về mình.
Bỗng Mẫn lên tiếng:
– Mấy người đi trước nói cái chi kỳ quá, con chưa nghe bao giờ.
– Họ chê cô đấy, nhưng con còn nhỏ chưa hiểu được mấy lời đó đâu.
Nhìn Mẫn im lặng bước, Hân thầm nghĩ ba năm nay nàng đã nghe quen những tiếng khen chê.
Có những lời tục tĩu, sỗ sàng, nhưng nàng cảm thấy càng tục càng có âm hưởng đi vào lòng mình.
Lấy chồng năm 20 tuổi, chồng Hân thuộc binh chủng công binh, nên nàng được sống với chồng trong cư xá sĩ quan ở Buôn Mê Thuột, chớ không phải xa chồng như mấy người bạn lấy chồng thuộc binh chủng tác chiến, nên nàng hiểu sự nhớ chồng của những người bạn ấy.
Sau 75, Hân bị đuổi ra khỏi cư xá sĩ quan công binh, nên nàng đã đem đứa con trai 3 tuổi về sống với cha mẹ cũng ở Buôn Mê Thuột.
Sẵn có năng khiếu về cắt may, nàng đã mở tiệm may, nhận may và sửa quần áo để kiếm sống.
Gọi là tiệm may, nhưng thật ra đó là cái cửa sổ quay ra đường, với chiếc máy may và cái bàn.
Được cái may là nhà gần chợ, nên nàng đã sống được, không phải mưa nắng ở chợ trời hay nương rẫy.
Những ngày đầu, nàng đã bị phường và công an khu vực tới làm khó dễ, bắt phải dẹp tiệm đi kinh tế mới.
Nhưng nàng đã nói: Anh em và bố đã đi làm rẫy, còn nàng có con nhỏ xin được ở lại thành phố làm may chút đỉnh để nuôi con.
Trong thời gian ấy, Hân cảm thấy rằng đứa con nhỏ cùng nụ cười với sự quyến rũ của thân thể đã giúp nàng thoát nạn.
Và tiệm may của nàng đã trở thành nơi tiêu thụ một số hàng của họ như vải, dây cước đan lưới và đường sữa… Nhờ đó, Hân được sống với nghề may và có thể đi thăm nuôi chồng.
Hân đã xa chồng năm 24 tuổi và bây giờ nàng 27. Ba năm qua nàng sợ hãi thời gian, vì lầm lũi với cái máy may và đống quần áo, chẳng mấy chốc nàng sẽ già, đời sẽ hết.
Và bây giờ, những lúc tắm, nhìn thân thể căng đầy của mình với mông, đùi, vú, nàng nhớ lại ngày trước Long, chồng nàng, thường úp mặt vào chỗ lông rậm, và thương Long và tiếc là Long cũng chưa được hưởng cái thân thể no tròn này bao nhiêu.
Nàng nhớ Long và nhiều đêm đã nằm mơ thấy mình ăn nằm với chồng.
Nhưng sau những giấc mơ ấy, Hân đã sợ khi nghĩ đến mấy người đang theo đuổi nàng.
Họ là những người có chức có quyền trong chế độ mới và đã giúp nàng trong việc làm ăn.
Nàng biết họ đi tìm sự trao đổi, lợi với tình.
Nhưng nàng đã cố cưỡng lại cái lợi để tránh sa vào vòng tay của họ.
Vì thế nàng sợ là không biết mình sẽ cưỡng lại được bao lâu nữa khi nàng cần cả lợi lẫn sự giải toả những khao khát của thân thể.
Bỗng Mẫn trượt chân, nhưng chiếc đòn gánh đã giúp Mẫn gượng lại được:
– Đêm mưa nên đoạn này đất trơn quá.
– Mình đi vào bên đường có cỏ, con ạ.
Trên đường vẫn còn những toán đi vào rẫy. Khi đi qua cô cháu Hân, đám đàn ông nào cũng quay lại nhìn, nhưng hình như họ không nói gì, nên Hân không nghe thấy những tiếng cười.
Qua con suối nhỏ và nông hơn suối Bằng Lăng, thấy bên đường có mấy tảng đá lớn, Hân vừa buông ống quần xuống vừa nói:
– Cô mỏi chân quá, ngồi đây nghỉ một lúc con ạ.
– Dạ, con cũng mỏi chân.
Nhìn con suối nước đục chảy xiết với những đàn bướm trắng, vàng, đen bay lượn hai bên bờ suối, Hân nói:
– Con suối ngoài kia không thấy một con bướm mà ở đây thì đầy bướm.
Mẫn nói:
– Vì thế người ta gọi là suối bươm bướm.
– Ngày nào bướm cũng bay đầy như vậy ư?
– Con không rõ, nhưng ngày nào con vào đây cũng thấy bướm bay như thế.
– Vậy thì lạ quá.
Nghỉ được chừng nửa tiếng, Hân đứng dậy nói:
– Nghỉ chừng đó được chưa con, đi được chưa?
– Dạ, con cũng hết mỏi rồi.
Đi thêm được chừng cây số, Mẫn rẽ vào con đường nhỏ bên trái, dẫn vào một căn nhà lợp tôn và nói:
– Tới nhà rồi cô.
Hai cô cháu để bao đồ ăn xuống thềm nhà, vừa lúc một người đàn ông cao lớn quắc thước chừng trên 40 tuổi từ trong nhà bước ra, Hân lên tiếng:
– Chào bác Bảy, tôi đi thăm nuôi, được bác gái và cháu Mẫn giúp nên mới đem được chiếc bao này tới đây.
– Chào cô, việc đi thăm nuôi vất vả. Tiện nhà ở bên đường vào trại, nên giúp được cô chút ít thì đó là cái vui của chúng tôi.
Mẫn nói:
– Má bảo ba giúp cô đem bao đồ ăn tới trại cải tạo.
Ông Bảy bước đến túm đầu bao nhấc lên, cười nói:
– Không nặng bao nhiêu. Tôi sẽ vác nó tới trại cho cô.
– Cô vào nhà nghỉ đi – Quay lại Mẫn, ông nói: Nhà có cá kho. Con nấu canh cải và tráng mấy cái trứng, mời cô ăn cơm, rồi con đem trứng và rau về. Về cho sớm không sẽ mắc mưa.